Khi sinh viên ‘cháy’ hết mình với đỏ đen
Theo Nam, bạn cùng phòng với Thanh, thì đánh bài là một món ăn trong thực đơn hàng ngày của bạn. Bữa ít thì cũng làm vài hiệp. Bữa nhiều có khi chạy đến 4-5 “sô”.
Đánh đều như cơm bữa
Thanh, sinh viên năm 3, Đại học GTVT TPHCM là một tay đánh bài có tiếng trong dãy trọ. Suốt ngày, người ta chỉ thấy cậu đánh bài. Khi thì là ở trong phòng cùng đám bạn. Khi thì ở quán nước gần đó để “giao lưu” với mấy phòng kế bên. Hầu như ít thấy Thanh đi học. Nếu có đi thì cũng là vào những buổi có giáo viên điểm danh hoặc là thi cử.
Trò chuyện cùng mấy bạn cùng phòng Thanh, chúng tôi càng ngạc nhiên hơn về mức độ “mê mẩn” đánh bài của bạn. Theo Nam, bạn cùng phòng với Thanh thì đánh bài là một món ăn trong thực đơn hàng ngày của bạn. Bữa ít thì cũng làm vài hiệp. Bữa nhiều có khi chạy đến 4-5 “sô”.
Trong phòng, ngoài quán, vỉa hè, người ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh này. Ảnh minh họa
Như một thói quen, cứ tối tối, nếu không đánh bài thì cậu cứ bứt rứt không yên, hết đi ra lại đi vào. Đến khi tìm được một hội nào đó thì cậu mừng ra mặt, tâm tư phấn chấn hẳn lên. Tình trạng này đã diến ra từ khá lâu, từ khi cậu chuyển đến dãy trọ mới. Lúc đầu chỉ là đánh bài uống nước những lúc rãnh rỗi, lâu dần thấy quen, không đánh thì thấy giống như thiếu thiếu cái gì đó. Thế nên, trong dãy trọ ai cũng biết tiếng công nhận Thanh là một tay đánh “nhiệt tình”.
Cùng chung niềm “đam mê” như Thanh, Chí, sinh viên Đại học KHXH & NV TPHCM cũng là một tay có “số má” trong “làng bài KTX”. Những hoạt động giao lưu kết bạn thông qua việc đánh bài diến ra phổ biến.
Bỏ qua việc học, vùi mình vào những trò đỏ đen
Chuyện học hành không được suôn sẻ cộng với những trục trặc trong chuyện tình cảm, khiến cậu chỉ biết tìm vui qua việc đánh bài. Cậu đánh hàng ngày, tàn cuộc này lại đến cuộc khác. Buồn cũng đánh, vui cúng đánh.
Video đang HOT
Ở KTX, đánh bài là một hoạt động cấm, do đó cậu ít khi đánh trong phòng mà chủ yếu đánh ở các quán nước bên ngoài. Thế nên, những hôm về trễ bị bị bảo vệ bắt làm bản tường trình là chuyện phổ biến.
Hỏi mấy bạn cùng phòng với Chí thì chỉ nhận được những cái lắc đầu ngán ngẩm. Là sinh viên năm 3 ở bậc Đại học, có quá nhiều bài vở để lo, thế nhưng cậu lại dửng dưng đến lạ lùng, không đi học, cũng không học bài. Cuộc sống chỉ có đánh bài, hết ăn rồi lại ngủ. Cũng vì mê đánh bài mà cậu đã có luôn một hội ruột chuyên đánh bài với nhau.
Chưa tìm ra lối thoát
Trường hợp như Thanh và Chí là những trường hợp điển hình cho một bộ phận các bạn sinh viên nam mê bài hơn mê học. Đây đều là những phần tử lười học, rảnh rỗi quá mà sinh ra những tật xấu. Qua đó để lại những hệ lụy lớn lao.
Hệ lụy đầu tiên và quan trọng nhất đó là ảnh hưởng đến việc học. Hầu như những đối tượng sinh viên này đều không quan tâm đến việc học. Họ không nắm được thời khóa biểu, càng không quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa. Những tiết học bạn bè trông thấy họ trên giảng đường thật hiếm hoi. Môi trường học đường, bạn bè, thầy cô dần dần trở nên lạ lẫm với họ.
Tình trạng không hoàn thành được số học phần đã đăng kí, rớt hơn phân nửa số môn, bị cảnh cáo học phần, học vụ…đến với họ như một điều tất yếu. Bản thân Chí là một sinh viên chăm chỉ, có ý thức học hành. Thế nhưng, từ khi dính vào đánh bài rồi “nghiện” lúc nào không biết, cậu đánh mất chính mình, chán nản, bế tắc trong cuộc sống, bị phòng đào tạo cấm không được tiếp tục đăng kí học phần cho những kì học sau.
Con đường phía trước thật lắm chông gai. Ảnh Minh họa
Trong số 6 môn đang học thì cậu đã bị đánh rớt 3 môn do không đi học và thi không đạt. Việc hoàn thành học phần chưa xong, nói gì đến tấm bằng Đại học. So với bạn bè bây giờ, cả Thanh và Chí đều đã chậm một kì học, trong khi kì thực tập lại đang đến gần. Ước mơ được sớm tốt nghiệp, đi làm giúp đỡ cha mẹ trở nên xa vời.
Tiếp theo đó là lối sống, nhân cách con người. Thói quen chỉ biết chơi đã góp phần hình thành nên lối sống buông thả, dễ dãi, vô trách nhiệm với bản thân và gia đình. Ngày trôi qua chỉ biết đánh bài, xem phim, tận hưởng những thú vui cho bản thân.
Đánh bài hết tiền rồi thì phải đi vay, hết người này đến người khác, khiến hình ảnh các bạn trong mắt bạn bè sụt giảm ghê gớm. Sống hôm nay mà không biết ngày mai. Không học hành, không rèn luyện, không giao lưu bạn bè…đã làm các bạn tự hủy hoại tương lai của chính mình. Thói quen chỉ biết hưởng thụ mà không chịu lao động.
Đến giờ, cả Chí và Thanh vẫn đang loay hoay tìm cho mình một lối thoát. Sau thời gian rời xa giảng đường, việc học bị đình trệ rất nhiều. Con đường trở lại thật chông gai.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khi teen sa đà vào thú vui ngày Tết
Tết đến, đa số teen thường tận dụng những ngày này để chơi thả ga vì đây là thời gian để các teen được nghỉ học. Thế nhưng không ít teen đã sa đà vào những thú vui rất có hại vào ngày Tết.
Bia rượu à? Chuyện nhỏ!
Nhân dịp Tết đến, hầu hết các teen đều rất thả ga trong việc sử dụng rượu, bia. Vì đa số đều nói rằng, nhậu cho vui, cho thỏa cái thú tết. Nhiều teen còn được gia đình khá dễ dãi trong việc sử dụng thức uống có cồn nguy hại này. Tuy nhiên, cũng không ít teen lén uống rượu và nhậu nhẹt với bạn bè đến mức phải về nhà trong trạng thái "quắc cần câu". Bởi vì một suy nghĩ rất đơn giản: Tết mà, rượu bia là chuyện nhỏ !!!
Uống bia còn đỡ, teen còn uống luôn cả rượu. Vì nghĩ rằng, bạn bè trong bàn nhậu ai cũng uống rượu, mình mà uống bia thì xấu hổ chết. Điển hình như anh bạn T - một mem vốn trước giờ khá hiền trong lớp 9 của trường THCS X. Chỉ vì lời nói khích của bạn bè mà đã nốc rượu như phim trong dịp "họp mặt" do bạn bè trong lớp tổ chức trước Tết.
Với bản chất không quen với đồ uống có cồn, T sau khi uống 3 ly đã say khước và sau đó thì nói với gia đình là mình qua nhà bạn ngủ. Tuy nhiên, đến đêm hôm ấy, T đã làm cho gia đình bạn bè cậu khá hoảng vì cậu có dấu hiệu co giật cũng như sốt cao. Sau đó được chuyển vào bệnh viện thì người ta mới biết là do cậu uống lần đầu tiên mà uống khá nhiều, cũng như thời tiết khá se lạnh của mùa Tết dễ làm người ta bị bệnh đã dẫn đến việc câu bị sốt cũng như cảm lạnh. Kể từ sau đợt đó, thì T coi như tởn rượu đến già cũng như bị gia đình trách mắng rất nhiều vì tội uống rượu của mình.
Đó là chưa kể với bản tính nóng nảy của teen, khi rượu bia vào càng làm cho teen không thể kiểm soát được hành vi của mình. Như trường hợp của bạn D - một trường hợp khá đáng tiếc chỉ vì bia, rượu mà đã đâm chết bạn của mình. Khi D cùng bạn bè của mình đang trên bàn nhậu thì bỗng dưng gặp N - một người bạn cùng trường THPT mà D rất ghét, đang nhậu cùng đám bạn khác.
Rượu sẵn có trong người cộng thêm hai bên lời qua tiếng lại, cả hai đã đánh nhau. Và trong lúc đánh nhau thì D đã chạy vào bếp, rút dao của chủ quán để cắt thịt trên bàn và đâm chết N. Chính điều này đã gây nên một mùa Tết rất bi thảm của cả hai gia đình D và N. Riêng D sau một mùa Tết thì đã bị tòa án xét xử với mức án 15 năm tù giam vì hành vi của mình. Chính thức khép lại cánh cổng tương lai chỉ vì bia rượu.
Đó chỉ là một trong số nhiều bằng chứng cho thấy tác hại của bia rượu khi teen cứ nghĩ rằng: Tết có nghĩa là uống bia rượu, là một chuyện nhỏ thôi mà. Không ít teen còn mua rượu giả với giá chỉ 20-40k, để rồi phải lãnh hậu quả là một mùa Tết ở bệnh viện, hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Đua xe "chào đón năm mới"
Bên cạnh uống rượu, bia quá nhiều vào năm mới. Không ít teen còn có một thú vui "tao nhã" khác, đó chính là đua xe, lạng lách. Khác với những năm trước, teen bây giờ đã rất ít đua xe ở các tuyến đường của thành phố, thay vào đó, teen lại kéo nhau vào các xa lộ của thành phố hoặc các con đường ngoại ô để thỏa sức "phóng ga".
Không chỉ đua xe, các teen còn đánh võng, lạng lách với những trò cực kì khoe mẽ, ra vẻ ta đây. Nhưng chính teen không biết rằng chính chúng sẽ gây hại rất nhiều cho teen. Như H, cựu học sinh lớp 12 trường N, đã có một năm cực kì hối tiếc. Vào dịp tết năm ngoái, được bạn bè rủ rê tham gia đua xe để "có chút gió" cho năm mới, H đã tham gia đua xe trên tuyến đường xa lộ Hà Nội đến các quận như Thủ Đức, quận 9. Để rồi trong số đoàn đua xe ấy, một số teen đã bị bắt và một số ít, trong đó có H đã bị thương, té xe dẫn đến chuyện anh chàng phải bó bột tay chân suốt 3 tháng trời. Rồi chưa kể, hạnh kiểm của H cũng bị xếp hạnh kiểm Yếu, H đã không thể tham gia kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm đó.
Chính hành vi đua xe, đánh võng của teen trong những dịp đầu năm mới như thế đã gây ra khá nhiều tai nạn trong mùa Tết. Nhất là ở các đường xa lộ càng nguy hiểm, vì đây là đường vào khu thành phố nên tập trung xe tải rất đông, dễ gây tai nạn chết người nhiều hơn.
Thú vui "đỏ đen"
Cứ đến những ngày cận kề năm mới hoặc dịp năm mới, một số teen nhà ta muốn "lấy may mắn" bằng cách đánh bài, đánh đề. Nhưng không ít trong số đó đã dẫn đến hậu quả cạn kiệt tiền hoặc phải vay mượn "xã hội đen" để trả nợ. Như P - học sinh trường dân lập M đã một phen hoảng sợ khi các anh chị đầu gấu đứng trước cổng trường anh chàng để đòi nợ và đã bị đánh.
Số là vốn muốn có nhiều tiền để sắm đồ Tết, P đã trút gần hết tiền tiết kiệm là 2 triệu đồng để đánh bài và đánh số đề. Thế nhưng, chẳng may thua sạch, cho nên anh chàng đã nghe theo một số lời của bạn bè xấu để mượn nợ các anh "đầu gấu" chơi tiếp với niềm tin có thể gỡ gạc mọi thứ. Từ ban đầu mượn với con số 500k dần dần số tiền này được mượn lên tới 2 triệu, rồi từ lãi mẹ sinh lãi con đến mức anh chàng này nợ tới 5 triệu đồng. Để rồi khi không có tiền trả đã bị các anh chị "đầu gấu" đánh tới mức nhập viện.
Chính vì thói quen thả ga trong việc chơi bài, chơi đề để kiếm tiền Tết đã làm không ít teen vướng phải cảnh oái oăm. Và vừa qua, các teen cũng cần lưu ý nhé, Bộ GD&ĐT đã ban hành lệnh cấm học sinh, sinh viên đánh bạc trong mùa Tết năm nay. Nếu như teen nào vi phạm chắc chắn sẽ bị kiểm soát và phạt rất nặng.
Thay cho lời kết
Mỗi khi tết đến là dịp chúng ta vui vẻ và quây quần cùng nhau. Cho nên, chúng ta hãy cùng nhau trân trọng giây phút đó, cũng như hãy biết kiềm chế bản thân, đừng sa vào các thú vui xấu nha các bạn. Hãy đón một mùa Tết 2011 thật mạnh khỏe và lành mạnh nha.
Theo PLXH
Mất Tết vì bạc và gà Trong những ngày cận tết, hiện tượng cờ bạc diễn ra khá mạnh tại một số huyện thuộc ngoại thành Hà Nội. Do nhiều người nghỉ tết sớm, sẵn tiền và thời gian rảnh nên đã tìm đến những chiếu bài đỏ đen. Tuy không quá lớn nhưng cũng đủ để nhiều người mất cái tết no đủ. Thừa thời gian, sẵn tiền...