Khi sao Trung Quốc than khổ
Gần đây, nghệ sĩ Trung Quốc liên tục lên tiếng về áp lực, mệt mỏi trong công việc, cuộc sống. Động thái này vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích của khán giả.
Ngày 31/5, QQ đăng tải video Mạnh Mỹ Kỳ chia sẻ về những áp lực trong làng giải trí. “Rào cản lớn nhất hiện nay đối với tôi chính là công chúng. Bởi ở thời đại này, mọi tiêu chuẩn phán xét đúng sai, tốt xấu đều do cư dân mạng đặt ra, nghệ sĩ không thể thay đổi.
Tôi không muốn trở thành con rối bị bất cứ ai chi phối, điều khiển. Tôi rất đau khổ, mệt mỏi”, nữ thần tượng sinh năm 1998 cho hay.
Mạnh Mỹ Kỳ là nữ thần tượng sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo tại Trung Quốc. Cô nổi tiếng sau khi gia nhập Hỏa tiễn Thiếu nữ 101 ở vị trí center.
Chia sẻ từ Mạnh Mỹ Kỳ dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Weibo, với nhiều ý kiến chỉ trích hướng về câu chuyện “than nghèo kể khổ” của giới nghệ sĩ.
“Nghệ sĩ thật sự chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần đã âm thầm rời showbiz lâu rồi. Chỉ có những ai đang muốn tạo chiêu trò đánh bóng tên tuổi mới ở đây lấy tiền, lấy bản thân ra kể lể”, “Nếu đau khổ, mệt mỏi, vậy thì dừng lại đi. Cuộc sống này hàng trăm, hàng nghìn nghề, chỉ có làm người nổi tiếng dễ kiếm tiền”, “Con đường mình chọn, tiền bạc mình hưởng, có gì đáng than thở?”, cư dân mạng bình luận.
Cảnh kể khổ, than vãn
“Mọi người có biết tôi đã phải nỗ lực thế nào không? Một năm 365 ngày, tôi làm việc hết 356 ngày. Tôi phải đọc kịch bản, mỗi ngày dậy từ 6 giờ sáng. Tôi phải đi khám bệnh, phải ăn uống hồi sức, không có một ngày nghỉ ngơi. Ngày nào cũng cố ép mình đến 11-12 giờ đêm mới thôi “, nữ diễn viên Trương Đình bật khóc trên livestream ngày 22/5.
Thế nhưng chia sẻ của Trương Đình không nhận được sự đồng cảm của cư dân mạng Trung Quốc. Bởi bên cạnh diễn xuất, ngôi sao họ Trương còn được biết đến với vai trò nữ doanh nhân sở hữu gia sản kếch xù. Trước đó không lâu, cô mạnh tay “rút túi” 276 triệu USD thu mua một tòa văn phòng ở Thượng Hải.
Trước Trương Đình, Cát Khắc Tuyển Dật – giọng ca xuất sắc nổi lên từ The Voice China 2012 từng bị cư dân mạng Trung Quốc phản ứng vì những phát ngôn “than nghèo kể khổ”.
Trong một buổi phát sóng trực tiếp đầu tháng 5, Cát Khắc Tuyển Dật cảm thán làm người nổi tiếng quá vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, cuộc sống của nữ ca sĩ tương đối suôn sẻ với hậu thuẫn tốt.
Dữ liệu do Forbes công bố năm 2014 cho thấy thu nhập một năm của Cát Khắc Tuyển Dật là 22,2 triệu USD. Trên trang cá nhân, cô thường xuyên chia sẻ hình ảnh biệt thự sang trọng và những món hàng hiệu đắt tiền.
Trương Đình (phải), Cát Khắc Tuyển Dật bị khán giả phản ứng vì những phát ngôn kể khổ.
Tiểu Tống Giai, Trương Vũ Kỳ, Lâm Duẫn hay Âu Dương Na Na, Địch Lệ Nhiệt Ba cũng không ngoại lệ. Trên trang cá nhân, Lâm Duẫn khiến cư dân mạng khó hiểu với phát ngôn “bận rộn đến mức chỉ được ngủ 7-8 tiếng một ngày”. Tiểu Tống Giai, Trương Vũ Kỳ và Âu Dương Na Na cho rằng diễn viên, ca sĩ là nghề không “dễ sống”.
Thực tế cho thấy thu nhập trung bình của một người nổi tiếng cao hơn nhiều so với mức lương cơ bản của lao động Trung Quốc. Nhân dân Nhật báo chỉ ra trước khi chính sách “bình ổn thù lao” được Cục Điện ảnh ban hành, diễn viên truyền hình có tên tuổi trung bình nhận mức cát-xê khoảng từ hơn 500.000 đến 750.000 NDT qua mỗi tập phim.
“Chẳng phải năng lực chuyên môn và khả năng chịu áp lực là phẩm chất cơ bản của con người sao? Nếu thực sự mệt mỏi, giải nghệ và lựa chọn một hướng đi khác là liều thuốc tốt nhất giúp họ nạp lại năng lượng, chứ không phải than vãn với những khán giả được đặc quyền khắt khe”, cư dân mạng trên Toutiao gay gắt.
“Đừng bắt người khác hiểu cho sự vất vả của bạn”
Video đang HOT
“Ai cũng từng trải qua chuyện áp lực trong cuộc sống và công việc. Nói riêng về người làm nghệ thuật, áp lực ấy đến từ sự kỳ vọng của công chúng, từ những scandal có thể chủ đích hoặc vô ý, thậm chí từ cái giá quá lớn của hào quang”, nhà tâm lý học Trương Tịnh Duy cho hay.
Sau ánh hào quang, người nghệ sĩ phải đối mặt với những khó khăn, mệt mỏi riêng.
Đồng ý với chia sẻ của nhà tâm lý họ Trương, Phó Thủ Nhĩ – cây bút nổi tiếng xứ tỷ dân thừa nhận sau ánh hào quang, người nghệ sĩ phải đối mặt với những khó khăn, mệt mỏi riêng.
Trước khi chính thức ra mắt công chúng, mỗi nghệ sĩ trung bình cần trải qua 3-5 năm chuẩn bị. Sau đó, họ phải đáp ứng lịch làm việc dày đặc và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu từ phía công ty quản lý. Nhất cử nhất động của người nổi tiếng cũng luôn trong “tầm ngắm” của cánh săn ảnh.
Theo bà, diễn viên, ca sĩ cũng là “nghề có độ rủi ro cao”. Sự ra đi đột ngột của Cao Dĩ Tường trong lúc ghi hình chương trình thực tế năm 2019 chứng minh phần nào sự khắc nghiệt người trong giới phải chịu đựng.
Dương Mịch: “Dựa vào đâu mà muốn muốn người khác hiểu cho sự vất vả, mệt mỏi của bạn”.
“Thực tế là nghề nào cũng mệt, nhưng những công việc khác còn mệt gấp bội. Nhiều nghệ sĩ hay than phiền, đó là do họ chưa thử sức với những công việc khác”, tác giả Thanh xuân tươi đẹp nhận định.
Bà nói thêm: “Hãy thử thay đổi môi trường làm việc nếu lăn lộn trong showbiz khiến bạn mệt mỏi, đau đớn. Đừng than ngắn thở dài nếu vẫn muốn có danh lợi của người nổi tiếng. Hình tượng như vậy không giúp người nghệ sĩ nhận được sự đồng cảm của công chúng”.
Nhà sản xuất Lý Đản cho hay việc khán giả thường phản ứng khi người nổi tiếng “trải lòng” là điều dễ hiểu. Theo China Daily , mức lương cơ bản của lao động Trung Quốc là 1.500 USD/tháng. Với con số này, họ phải làm việc cả trăm, nghìn năm để kiếm được số tiền chục triệu USD mà nghệ sĩ có thể “bỏ túi”.
“Khi đứng trên đỉnh kim tự tháp, bạn vốn không thể thấm thía cuộc sống của những người lao động bình thường. Thế nên đừng đòi hỏi sự đồng cảm”, đạo diễn họ Lý nói.
“Không có ai không vất vả, mệt mỏi. Dựa vào đâu mà muốn muốn người khác hiểu cho sự vất vả, mệt mỏi của bạn”, Dương Mịch thẳng thắn trên chương trình Hi! Relax.
Vì sao khán giả ở Hàn Quốc có thể làm khuynh đảo giới giải trí?
Nghệ sĩ Hàn, Trung được đào tạo trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, thành - bại của họ không được quyết định bởi công sức bản thân, mà phải trông chờ vào khán giả.
Henry Ford từng dặn dò nhân viên: "Ông chủ không phải là người trả lương, ông chủ chỉ là người phát lương, khách hàng mới là người trả lương và nuôi sống bạn". Lời nói của người sáng lập hãng ôtô hàng đầu nước Mỹ hoàn toàn không có ý hạ thấp hay nâng cơ bất kỳ ai, thay vào đó chỉ đánh giá đúng vai trò của người tiêu dùng đối với đơn vị sản xuất.
Tất nhiên, so sánh sản xuất kinh tế với nghệ thuật là khập khiễng. Nhưng ở thời điểm nghệ thuật cũng đã trở thành một nền công nghiệp không khói với lợi nhuận hàng chục tỷ USD như hiện nay, quy luật cung - cầu và phương châm "khách hàng là thượng đế" cũng có thể phần nào áp dụng cho những người sáng tạo nghệ thuật.
Và hiển nhiên hơn nữa, để có sản phẩm cung cấp cho đầu ra, người sản xuất - ở đây chính là nghệ sĩ - cũng phải lao động, rèn luyện cật lực để có sản phẩm. Công sức của họ là không thể chối bỏ.
Super Junior trong sự kiện âm nhạc ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành.
Nghệ sĩ Hàn và những năm tháng ròng rã luyện tập, trau dồi
Năm 2021, khi BTS trở thành ban nhạc nổi tiếng nhất toàn cầu hay BlackPink là nhóm nữ "phủ sóng" thị trường quảng cáo với những campaign toàn cầu, khó có ai có thể nói rằng họ chưa từng nghe qua khái niệm Kpop.
Dù chỉ nghe qua, xem qua hay cẩn thận tìm hiểu, khán giả đều dễ dàng nhận thấy những nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc (hay điển hình là hai cái tên nổi bật BTS, BlackPink) đều có điểm chung là được đào tạo nhiều năm dưới trướng các công ty quản lý.
Đa phần thần tượng Hàn được đào tạo từ 3-5 năm trước khi chính thức ra mắt công chúng. Nhưng không hiếm người đã trải qua cả thập kỷ rèn giũa kỹ năng trong phòng tập của công ty quản lý.
Chẳng hạn, trưởng nhóm Ji Hyo của TWICE đã làm thực tập sinh ròng rã 10 năm. Cô gia nhập JYP vào năm 2005, là "bạn học" cùng trang lứa với các thành viên Wonder Girls, 2PM, nhưng phải tới 2015 nữ ca sĩ sinh năm 1997 mới được chọn vào nhóm nhạc chính thức.
G-Dragon cũng gia nhập SM Entertainment từ khi là học sinh tiểu học. Sau vài năm thử sức, anh chuyển sang YG Entertainment để theo đuổi dòng nhạc và hình ảnh phù hợp với cá tính bản thân hơn. Tính tổng thời gian thực tập, trưởng nhóm Big Bang cũng mất hơn một thập kỷ để được "chào sân" Kpop.
Trong những năm tháng làm thực tập sinh, các thần tượng Kpop học hát, học nhảy, học diễn xuất trước ống kính, học ngoại ngữ và học kỹ năng làm đẹp... Tất cả những gì có thể khiến khán giả thưởng thức và hài lòng, họ đều phải học. Họ cũng phải ăn kiêng khắc nghiệt để giữ dáng từ khi ký hợp đồng làm thực tập sinh.
EXID từng chia sẻ về quãng thời gian thực tập khắc nghiệt khi còn là thực tập sinh trong chuyến thăm Việt Nam năm 2018. Ảnh: Bá Ngọc.
Chia sẻ trong phim tài liệu Light Up The Sky, BlackPink từng tiết lộ quá trình đào thải khắc nghiệt khi còn làm thực tập sinh ở YG. Mỗi tuần, các cô gái sẽ có bài kiểm tra nhỏ về vũ đạo, giọng hát, kỹ năng rap. Cuối mỗi tháng, toàn bộ thực tập sinh phải chia nhóm, dàn dựng tiết mục chuyên nghiệp như thần tượng thực thụ để thi đấu. Tất cả chi tiết liên quan tiết mục bao gồm cả trang phục và trang điểm, thực tập sinh đều phải tự giải quyết. Và những đội thua cuộc, thí sinh điểm kém sẽ bị loại khỏi công ty.
Số lượng ca sĩ thần tượng chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số thực tập sinh xuất hiện tại Hàn Quốc. Ví dụ trực quan nhất có thể nhìn vào series tuyển chọn nổi tiếng Produce 101, có tới 101 thí sinh nhưng mỗi mùa chỉ có thể chọn 11 người chiến thắng. Và thực tế, 11 người cũng đã là con số nhiều cho một nhóm nhạc, phần lớn các nhóm đều chỉ dao động từ 5-9 thành viên.
Showbiz Hoa ngữ yêu cầu cao, đào thải khắc nghiệt
Showbiz Hoa ngữ không có nhiều hệ thống đào tạo nghệ sĩ chuyên nghiệp như Hàn Quốc. Đa số nghệ sĩ trẻ nổi tiếng của Trung Quốc hiện nay như Vương Nhất Bác, Mạnh Mỹ Kỳ, Ngô Tuyên Nghi, Trình Tiêu, Trương Nghệ Hưng, Ngô Diệc Phàm, Lộc Hàm, Hoàng Tử Thao, Hoàng Minh Hạo, Vương Gia Nhĩ... đều được đưa tới Hàn Quốc để đào tạo kỹ năng trong nhiều năm. Họ đã ra mắt với vai trò thần tượng Kpop trước khi trở về phát triển tại quê nhà.
Ngày nay, các công ty giải trí Trung Quốc cũng bắt đầu tự đào tạo thực tập sinh trong nước thay vì gửi đi nước ngoài như giai đoạn trước. Các cuộc thi như Thanh xuân có bạn, Sáng tạo doanh hay Minh nhật chi tử cũng cho thấy lực lượng thực tập sinh giải trí ở showbiz Hoa ngữ đã đông đảo, hoàn thiện kỹ năng.
Song song với các ca sĩ thần tượng, Trung Quốc tồn tại hệ thống trường đào tạo diễn xuất nổi tiếng, như Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Học viện Hý kịch Trung ương, Học viện Hý kịch Thượng Hải... Điều đáng nói là các trường trên đào tạo diễn viên, nhưng trong phần thi tuyển sinh luôn yêu cầu thí sinh thi múa. Điểm thi múa chiếm gần như 1/3 tỷ trọng điểm của mỗi người, quyết định khả năng đỗ - trượt rất cao.
Vương Gia Nhĩ (Jackson) - thành viên GOT7 - đã trở về Trung Quốc phát triển sự nghiệp sau nhiều năm hoạt động ở Hàn Quốc. Ảnh: Nguyễn Thành.
Do đó, khi tìm hiểu hồ sơ của các diễn viên Trung Quốc, không khó để nhận ra nhiều người đã theo học trường múa chuyên nghiệp từ khi chưa đầy 10 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trường múa mới gửi hồ sơ thi vào trường dạy diễn xuất. Số lượng này có thể kể tới Chương Tử Di, Đồng Lệ Á...
Như vậy, nhiều học viên trường điện ảnh đã lên kế hoạch cho bản thân từ rất sớm. Họ học diễn xuất, học múa để đảm bảo "chắc suất" trong cuộc thi tuyển chọn có tỷ lệ chọi rất cao của các trường điện ảnh hàng đầu Trung Quốc. Đặt chân vào một trong ba ngôi trường trên giúp họ nâng cao thêm một phần cơ hội để gia nhập showbiz.
Ngay cả khi đã thi đỗ và theo học, quá trình làm nghề của nghệ sĩ Trung Quốc cũng nhiều khó khăn, thử thách. Thị trường giải trí đất nước tỷ dân lớn, nhưng có nhiều phim rác, phim kinh phí thấp, số lượng diễn viên được đóng các phim có chất lượng không nhiều. Chưa kể, diễn viên đào tạo chính quy còn phải cạnh tranh với các ca sĩ thần tượng, bởi đa phần ca sĩ Hoa ngữ đều phải đóng phim mới có hy vọng nâng cao danh tiếng.
"Đất chật người đông" là câu mô tả rõ nét về thị trường giải trí Hoa ngữ nói chung và ngành giải trí thế giới nói riêng. Vì quá đông người nhưng không có nhiều cá nhân vươn lên hàng ngũ ngôi sao và kiếm được tiền, nên tỷ lệ cạnh tranh và đào thải ngày càng cao.
Quyền quyết định vẫn nằm trong tay khán giả
Công sức rèn luyện, nỗ lực làm nghề của nghệ sĩ là không thể chối bỏ. Hàng trăm video hậu trường của showbiz Hàn và Trung có thể cho thấy cảnh ca sĩ bị chấn thương hay kiệt quệ sức khỏe khi chạy show biểu diễn, hoặc diễn viên quay phim giữa điều kiện khắc nghiệt đến mức ngất xỉu, hay gặp di chứng suốt đời sau tai nạn trên phim trường.
Tất cả nỗ lực của họ đổi lại những bộ phim, MV ca nhạc, album hay tour diễn có chất lượng để đưa ra thị trường. Nhưng không phải sản phẩm nào của ca sĩ, diễn viên cũng được đón nhận nhiệt tình. Phim hay vẫn có thể có rating thấp, ca khúc chất lượng chưa chắc đã trở thành hit trên bảng xếp hạng.
Khi ấy, công sức nghệ sĩ chưa chắc quyết định được thành công của sản phẩm nghệ thuật. Vậy ai là người quyết định, tạo nên thành công của một sản phẩm nghệ thuật? Chính là khán giả.
Nancy và Momoland có thời gian khó khăn trước khi bản hit Bboom Bboom thu hút được sự chú ý của khán giả. Ảnh: Nguyễn Thành.
Trang Think China từng gọi sức mạnh giúp tiêu thị sản phẩm nghệ thuật và tạo ra lợi nhuận quảng cáo liên quan là "kinh tế hâm mộ". Nghệ sĩ nào có lượng người hâm mộ càng lớn, độ phủ sóng khán giả đại chúng càng cao, thì nguồn thu nhập càng "khủng" và tác phẩm càng được đón nhận.
Nghệ sĩ Hàn Quốc cũng hiểu rõ giá trị và sức mạnh của khán giả, nên thường xuyên gửi lời cảm ơn, nếu sai phải xin lỗi và luôn lắng nghe ý kiến người hâm mộ để cải thiện sản phẩm cũng như kỹ năng.
Và điểm chung của hai nền showbiz lớn Hoa - Hàn là nghệ sĩ không thể, cũng không dám phủi bỏ công sức của khán giả.
"Thần tượng Hàn dành quãng thời gian tuổi thơ, tuổi trẻ ra tập luyện để ra mắt, nhưng họ có thể tiếp tục làm ca sĩ không còn phụ thuộc vào sức ủng hộ của khán giả. Một nhóm nhạc chỉ bản được vài nghìn đĩa mỗi lần ra mắt album thì khó có thể tồn tại quá 2 năm. Trái lại, một nhóm nhạc bán tới trăm nghìn bản đĩa vật lý, thậm chí triệu bản, thì có thể hoạt động lâu dài đến chục năm", Hải Tú - một khán giả đã có 15 năm theo dõi và yêu thích Kpop chia sẻ với Zing .
Hải Tú nói tiếp: "Nghệ sĩ Hàn tuyệt đối không dám làm phật lòng công chúng. Bởi sự nghiệp, kinh tế của nghệ sĩ đều phụ thuộc vào sự ủng hộ của khán giả. Dù bạn có tài năng thực sự, nhưng nếu bạn đã bị công chúng tẩy chay, không đạo diễn nào dám mời bạn đi diễn, không nhãn hàng nào dám để bạn quảng cáo sản phẩm, cũng không show âm nhạc nào cho bạn lên diễn. Ví dụ gần nhất có thể nhìn thấy Seo Ye Ji. Khán giả Hàn và Trung, hay cả khán giả ở Nhật Bản, có quyền lực khuynh đảo sự nghiệp của bất kỳ nghệ sĩ nào".
Theo quan điểm của Hải Tú, đúng là nghệ sĩ lao động vất vả để tạo ra tác phẩm nghệ thuật và khán giả cần các sản phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ để giải trí. Nhưng khán giả chỉ là cần, không nhất định phải có. Ngoài ra, khán giả có thể lựa chọn xem người này và không xem người kia, họ cũng có quyền quyết định bỏ tiền ra ủng hộ sản phẩm của ai, không tiêu tiền cho nghệ sĩ nào.
Từ đó có thể thấy, khán giả với sản phẩm nghệ thuật (hay nghệ sĩ) không hẳn là quan hệ "win - win" - tức là quan hệ đôi bên có vị trí tương đồng và cùng có lợi, nhưng cũng không phải quan hệ cộng sinh tương hỗ - tức là quan hệ có một bên dựa dẫm, không thể tách rời và hưởng lợi vô điều kiện từ bên còn lại.
Khán giả đóng vai trò lớn trong việc nâng đỡ sự nghiệp, tạo ra danh tiếng và tiền tài cho nghệ sĩ. Ảnh: Nguyễn Thành.
Với khán giả Minh Huyền - người thân của một rapper có tiếng trong showbiz Việt, quan hệ trên có phần giống với quan hệ cung - cầu trong kinh tế nhưng có phần phức tạp hơn, vì tính chất và giá trị đặc thù của nghệ thuật. Nhưng về cơ bản, so phân lượng giữa đôi bên, khán giả vẫn là bên "nặng ký" hơn, bởi khán giả đang ở cán cân "cầu".
Nguyên nhân của sự "lệch vế" trên xuất phát từ việc khán giả ngày nay không chỉ trả tiền để nhận lại sản phẩm nghệ thuật để giải trí như hành động mua bán thông thường. Khán giả đã trở thành quyền lực mới nắm thế chủ động, giúp quảng bá và bày tỏ quan điểm về nghệ thuật, theo Press Think .
Cựu chủ tịch The New York Times Mark Thompson từng đưa ra khái niệm "khán giả năng động". Theo ông, khán giả chính là người tạo ra độ thảo luận, giúp sản phẩm có thêm lượt xem, viral trên các phương tiện mạng, giúp sản phẩm thành công.
'Bộ sưu tập' bạn gái tin đồn toàn mỹ nhân của Vương Nhất Bác Kể từ khi ra mắt đến nay, Vương Nhất Bác vướng nhiều tin đồn tình ái, song đa số lên tiếng phủ nhận. Mạnh Mỹ Kỳ Ngay khi nổi tiếng, Vương Nhất Bác đã bị khui lại loạt ảnh quá khứ với Mạnh Mỹ Kỳ. Được biết, Mạnh Mỹ Kỳ và Vương Nhất Bác là đồng hương, cùng theo học tại một trường...