Khi ruột thừa… dở chứng
Đau ruột thừa là bệnh thường gặp. Đây thường là một dấu hiệu gợi ý một bệnh cảnh cấp tính tại ruột thừa. Bệnh thường có diễn tiến rất trầm trọng, nếu không nhận biết sớm thì sẽ gây hậu quả khó lường.
Ảnh minh họa
Ruột thừa thường nằm ở vùng bụng dưới bên phải, nhiều trường hợp nằm ở các vị trí khác lân cận, thậm chí ở giữa và bên trái bụng. Chức năng thật sự của ruột thừa đến nay vẫn còn bàn cãi.
Có giả thiết cho rằng, ruột thừa đóng vai trò như một kho chứa các lợi khuẩn có ích, nhằm giúp khôi phục lại hệ tiêu hóa sau các đợt tiêu chảy do nhiễm trùng tiêu hóa. Cũng có giả thiết khác, ruột thừa chỉ là một tàn tích của ống tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của con người.
Nhận biết sớm các dấu hiệu ruột thừa dở chứng
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau ruột thừa:
Video đang HOT
Viêm ruột thừa: Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau ruột thừa.
Khối u ruột thừa: Hiếm gặp hơn.
Đau bụng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và luôn có. Cơn đau khởi đầu ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Sau khoảng 2-12 giờ, đau tăng dần và di chuyển xuống vùng hố chậu phải, đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi ho hoặc khi thay đổi tư thế,…
Người bệnh thường sốt nhẹ ~38 độ C do tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa. Nếu có biến chứng viêm phúc mạc thì tình trạng nhiễm trùng nặng, gây triệu chứng sốt cao. Người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: chán ăn/ăn không ngon, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, hiếm khi có táo bón.
Những biến chứng nguy hiểm
Thường hay gặp nhất là viêm phúc mạc toàn bộ do ruột thừa viêm và bị vỡ (thủng), người bệnh sẽ có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc (sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp tụt, bí trung đại tiện, trướng bụng do liệt ruột, phản ứng thành bụng rất điển hình (sờ vào vị trí nào của bụng cũng đau).
Đây là biến chứng nặng nhất nếu không phát hiện sớm và không cấp cứu kịp thời tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa do nhiễm trùng nhiễm độc. Tại thời điểm trước 36 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên (đau bụng hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn…) xuất hiện thì nguy cơ thủng ruột thừa thấp nhất là 15%. Do đó, một khi co chẩn đoán là viêm ruột thừa thi nên phẫu thuật, không đươc trì hoãn.
Trong tinh huông nay, nếu sức đề kháng tốt và sự kết dính của quai ruột và mạc treo tốt có thể trở thành đám quánh ruột thừa. Khi đo, sốt và đau có thể giảm và hố chậu phải sẽ xuất hiện một khối chắc, không di động, ấn đau ít. Nếu xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu không tăng cao như lúc ban đầu, thậm chí bình thường. Đám quánh cũng có thể tiến triển theo 2 hướng hoặc tan dần hoặc tạo thành áp- xe ruột thừa.
Trường hợp ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng chưa tràn vào ổ bụng, nhờ mạc nối và các quai ruột bao bọc xung quanh làm thành hàng rào khu trú vùng viêm, không lan ra ổ bụng tạo thành khối áp-xe ruột thừa. Lúc này người bệnh vẫn đau hố chậu phải và sốt cao hoặc rất cao, nếu xét nghiệm bạch cầu sẽ tăng cao. Trường hợp này không được xử trí đúng, áp-xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, giống như trường hợp vừa trình bày ở trên, sẽ đỡ nguy hiểm hơn nếu áp-xe vỡ ra ngoài.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh đau ruột thừa, mọi người cần cẩn trọng trong việc ăn uống hàng ngày là đã loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh viêm ruột thừa: Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt và hoạt động tốt. Ăn nhiều củ cải, dưa chuột và nước ép trái cây. Ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già. Ăn tỏi nhiều để kháng viêm. Đậu xanh là một thực phẩm nên sử dụng giúp làm sạch đường ruột.
Viêm ruột thừa có cần mổ?
Viêm ruột thừa phát hiện sớm, chưa biến chứng, chỉ mới sưng đỏ, chớm mủ... có thể điều trị kháng sinh, không cần mổ.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Hải, Trưởng Bộ môn Ngoại tổng quát Đại học Y Dược TP HCM, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết khoảng 90% viêm ruột thừa khởi phát từ vết loét ở niêm mạc, từ đó kích ứng phản ứng viêm xung quanh, gây sưng, phù nề. Các nghiên cứu chứng minh điều trị viêm ruột thừa cấp bằng kháng sinh nếu đúng chỉ định sẽ khả thi, an toàn, hiệu quả về kinh tế, tránh biến chứng của cuộc mổ.
"Điều trị kháng sinh khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần kháng sinh đường tĩnh mạch 2-3 ngày sau đó chuyển sang thuốc uống khoảng một tuần, dưới sự theo dõi của bác sĩ", phó giáo sư Hải chia sẻ. Nếu tái phát bệnh có thể dùng kháng sinh lần hai. Những bệnh nhân viêm ruột thừa không chịu được cuộc mổ như người suy tim nặng, trường hợp từ chối mổ... có thể cân nhắc điều trị nội khoa.
Theo bác sĩ Hải, nếu bệnh nhân viêm ruột thừa cấp đến trễ, giai đoạn có biến chứng, hoại tử, áp xe, hoặc ruột thừa bể vào bụng gây viêm phúc mạc, hình thành ổ mủ trong bụng... thì không thể dùng kháng sinh mà phải mổ. Ngay cả điều trị kháng sinh vẫn có tỷ lệ thất bại, đau vẫn tiếp tục tiếp tục tiến triển, phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Hiện nay cắt ruột thừa được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, không có đường mổ dài nên tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ rất ít.
Ruột thừa bình thường và ruột thừa bị viêm. Ảnh: drajaysharma
Trong ổ bụng, vị trí của viêm ruột thừa thay đổi rất nhiều theo chiều kim đồng hồ, bệnh cảnh của viêm ruột thừa rất đa dạng nên có thể gây khó khăn cho chẩn đoán. Người lớn, trẻ em, người có cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, người nghiện ma tuý... thường có biểu hiện bệnh khác nhau. Hiện nay các bước tiến về chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, MRI... hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ trong chẩn đoán bệnh nhưng vẫn không thể chính xác hoàn toàn. Có trường hợp cơ sở y tế bỏ sót viêm ruột thừa do nhầm lẫn các bệnh đường tiêu hóa.
Phó giáo sư Hải phân tích, triệu chứng gợi ý của viêm ruột thừa là đau bụng quanh rốn hay trên rốn khoảng vài giờ rồi dồn xuống đau vùng bụng dưới bên phải, có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sốt... Nhiều người không đau quanh rốn, trên rốn mà ngay từ đầu chỉ đau hố chậu phải, kéo dài nhiều giờ không bớt.
Đau ở hố chậu bên phải là triệu chứng điển hình, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm ruột thừa. "Khi có những triệu chứng này, cần đến bệnh viện sớm, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm", phó giáo sư Hải khuyến cáo.
Người đàn ông nguy kịch do thói quen uống 500ml rượu/ngày Ông C. có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay. Thời gian gần đây, ông đột ngột xuất hiện đau quặn bụng, sau đó diễn tiến rất nhanh tới viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm khuẩn nguy kịch. Bệnh nhân tên P. M. C., sinh năm 1964, trú tại Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 2 ngày gần đây, ông C. xuất...