Khi ‘rau sạch’ của các tay chơi là các nàng bán hàng đa cấp
Ngồi mãi với một cô gái xưng là sinh viên mới ra trường, làm cho Cty Thiên Ngọc Minh Uy, T Tuấn (phố Tam Trinh, Hà Nội) sướng rơn người khi một buổi tối quá muộn không thể về và kéo được cô gái vào nhà nghỉ.
Đến lúc đó sinh viên e thẹn mới hiện nguyên hình là dân lừa đảo chính hiệu. Hiếu tắm xong cũng là lúc bàng hoàng thấy trong phòng nghỉ trống trơn, em cuỗm hết giấy tờ, tiền bạc. Số điện thoại của em cũng tắt ngúm từ lúc ấy. Há miệng mắc quai, không thể đi trình báo CA về tình huống oái ăm của mình, Hiếu đành ngậm ngùi coi như gặp hạn.
“Rau sạch” bán hàng đa cấp
Mấy chiêu trò “săn hàng” hay làm “anh hùng cứu nét” trên mạng giờ đã xưa như trái đất. “Chăn rau” cũng là chuyện thường rồi, muốn “săn và chăn rau” phải chịu khó, rủng rỉnh ít tiền và nhất là phải luyện khâu “dẻo mồm, dẻo miệng” thì mới có hiệu quả, Tùng kể.
Nếu như đối với các “nông dân” thông thường, để trồng 1 “luống rau” và chờ đến ngày thu hoạch, phải trải qua đủ các công đoạn như làm quen, tặng quà đi chơi, ăn uống… đến “chốt hạ”. Tùy thuộc vào độ khó của “rau” (thường được gọi là nốt), sẽ phải mất rất nhiều công sức mới có thể đạt được “mục đích”.
Thậm chí đôi lúc thất bại thảm hại, tốn tiền, tốn công sức không được việc gì. Thời gian gần đây, một trào lưu xuất hiện được đánh giá là nhanh, gọn, dễ ăn đang nở rộ trong một bộ phận dân chơi: Đối tượng đi săn của các “cao thủ” là những cô gái đang theo đuổi con đường kinh doanh cho các Cty đa cấp.
“Gái công sở thì nhiều cô chảnh, đôi lúc ức chế lắm, những đối tượng khác thì có khi nhầm phải “rau thuốc sâu” là chuyện bình thường. Hơn nữa, nếu mà không khéo, để “rau” bám riết, tìm được danh tính thì lãnh hậu quả, tan nát gia đình như chơi ấy chứ…”. Theo “nông dân” này, kinh doanh đa cấp nở rộ, kéo theo rất nhiều cô gái nhẹ dạ ôm giấc mộng đổi đời, thì cùng lúc đó là hàng loạt “nông dân” cũng lăm le gieo trồng mùa vụ mới.
Đặc điểm của “rau” loại này là họ luôn tìm cách bám sát đối tượng, tiếp cận để trò chuyện, giới thiệu sản phẩm, cốt yếu bán được hàng và tạo lập một mạng lưới kinh doanh mới của mình. Cho nên công việc của các tay chơi đơn giản hơn rất nhiều: Nàng chủ động tiếp cận, chỉ cần ngô nghê, nửa vời 1 tý, khéo léo 1 tý là có thể dẫn dụ con mồi. Có nhiều trường hợp, “rau” sẵn sàng đánh đổi với hi vọng đạt được mục đích bán hàng.
Video đang HOT
Thường thì các tay chơi nhắm đến các em trẻ tuổi, nhất là sinh viên, mới ra trường, chưa có việc ổn định và tham gia vào đa cấp. Các em này chưa có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn hạn chế, rất dễ đưa vào “bẫy”.
V.Hùng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), một cao thủ với những chiến tích lẫy lừng, cười ha hả khi nhắc đến vấn đề này: “Điểm khác biệt chính là việc “rau” tự chăn mình, không mất công sức mà vẫn được “đánh chén”. Để tiếp cận với những loại “rau” kiểu này, các “cao thủ” thường tìm kiếm, mò mẫm trên mạng. Họ lên các diễn đàn, các mạng xã hội facebook hoặc twitter “do thám” thông tin, nhất là những trang rao vặt.
Các “nàng” bán hàng đa cấp cẩn thận trước những gã tay chơi cao thủ. Ảnh: Lê Hoàng
Không khó để nhận ra những mẩu tin cá nhân kiểu như “tìm đối tác kinh doanh”, hay “cần tuyển 1 công việc hấp dẫn”… nội dung không rõ ràng, và những người đăng mẩu tin ấy là nữ. Lần theo số điện thoại, email, hay facebook trên những mẩu tin đó, qua vài câu thăm hỏi đã đủ cho các “nông dân” đánh hơi thấy có phải đối tượng của mình cần tìm hay không. Và một khi đã xác định, “cao thủ” chỉ việc hẹn và ngồi nghe “rau” rót mật vào tai về các sản phẩm của Cty đa cấp nào đó.
Lấp lửng kiểu rất tò mò quan tâm tới những phương pháp kinh doanh mới được thuyết trình, điều đó sẽ tạo hứng thú cho “rau” tiếp tục gia tăng tần suất tiếp cận ở những lần gặp sau. Tiếp đó, chỉ việc khéo léo đưa ra những cái hẹn trời ơi đất hỡi, thường là vào buổi tối, hẹn nhau đi chơi, nghe nhạc, rồi đến lúc quá muộn không thể về được nữa, thì điểm đến tiếp theo sẽ là nhà nghỉ, “nông dân” chỉ việc “thu hoạch”".
Những “vụ mùa thất bát”
Nguồn “rau đa cấp” ở khắp mọi nơi. Chỉ cần đầu tư, năng đi tìm hiểu và chai mặt. Sau khi no xôi chán chè cũng cần phải học được kĩ thuật phụ để dứt ra khỏi “rau”. Vì suy cho cùng “rau” cũng chỉ là món ăn thêm, không thể ăn mãi một loại, và cũng để đề phòng “gấu” (vợ) ở nhà phát hiện ra, một “tay sành sỏi” cho biết.
Nam Anh, chàng trai lão luyện trong chuyện “chăn rau đa cấp” tự hào với kết quả hơn 10 người đẹp đã “qua tay” mình: “Có em dễ tính, nhưng cũng có em khá “khoai”, khi ngồi nói mãi, muộn quá, mình rủ rê thì lại nhất quyết đòi về. Gặp những em khó thì phải đầu tư nhiều thời gian ngồi “nghe thuyết trình” hơn”.
Điều khẳng định chắc chắn là rau kiểu này không bao giờ là “hàng”, thế nhưng cũng không thiếu những cao thủ ngã ngựa. “Chăn” được một em bán sản phẩm Amway, nghĩ mình đang “ăn rau sạch”, H.Thiên (nhân viên một sàn bất động sản ở Hà Nội) không hề đề phòng và sử dụng biện pháp an toàn nào.
Thế rồi chỉ nửa tháng sau, anh này đã lên diễn đàn mếu máo kể khổ vì “ăn” xong mấy ngày sau đã thấy vùng kín nổi đầy mụn đỏ. Anh này mới vội vàng đi khám sức khỏe và cạch luôn trò “chăn rau đa cấp”. Nhắc lại câu chuyện, Thiên ngán ngẩm: “Em ấy là rau sạch thật, tớ đủ kinh nghiệm để nhận biết, nhưng vấn đề là thằng “ăn” trước mình cũng nghĩ và làm như mình, tức là không sử dụng biện pháp an toàn, mà chắc là thằng ấy mắc bệnh, thì đến lượt mình lãnh đủ”.
Theo PL & XH
Vòng xoáy bán hàng đa cấp: Lừa người đến sau để thu hồi vốn
Thời gian qua, hàng loạt các dấu hiệu lừa đảo, sai phạm của các công ty bán hàng đa cấp bị báo chí phanh phui. Những chiêu trò lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn có đến hàng nghìn người bị cuốn vào vòng xoáy bị lừa - đi lừa. Điều đáng nói, những công ty bán hàng đa cấp như vậy bằng cách nào có thể tồn tại trong một thời gian dài với số lượng thành viên khổng gây ra những hệ lụy khủng khiếp.
Cận cảnh nơi ăn ở nhồi nhét, xập xệ của những nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái BÌnh
Quay ra lừa bạn bè, người thân
Nhiều người giật mình khi chứng kiến cuộc sống của hàng nghìn nhân viên Công ty TNHH TM Lô Hội, chi nhánh Thái Bình (Lô Hội). Trong vòng vài năm, nhân dân nhiều xã thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm giàu nhanh chóng nhờ vào việc... cho thuê phòng trọ. Có điều, Vũ Thư không có khu công nghiệp, hầu hết những người thuê trọ trên địa bàn đều là nhân viên của công ty Lô Hội. Phần lớn họ đều còn rất trẻ chỉ từ 18 - 24 tuổi, đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Có thời điểm, số người đến Vũ Thư thuê trọ lên đến hàng nghìn người. Được biết, để vào làm việc tại Lô Hội, mỗi nhân viên phải đóng 7 triệu đồng, giao giấy tờ tùy thân cho công ty quản lý, ăn ở tự túc. Chính vì vậy, họ thường gộp thành một nhóm từ 30 - 40 người thuê chung một phòng trọ, cùng ăn uống, sinh hoạt để tiết kiệm chi phí. Theo những người dân ở Vũ Thư, Thái Bình, họ hầu như không biết những nhân viên của Lô Hội kinh doanh mặt hàng gì, chỉ biết khi ra đường luôn ăn mặc chải chuốt, sạch sẽ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngăn nắp, sạch sẽ, chỉn chu là cuộc sống bầy đàn, chen chúc. Mỗi phòng trọ chỉ 25 - 30m2 nhưng có đến 40 con người, cả nam và nữ cùng sinh hoạt, ăn uống. Mỗi ngày có người đi chợ cho đủ 40 người với khẩu phần ăn 1 ngày 2 bữa là 7.000 đồng. Số tiền sinh hoạt hàng tháng cho mỗi nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái Bình chỉ 500.000 đồng.
Nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra chính từ thói quen sống "tập thể", "bầy đàn" của những nhân viên này. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư ghi nhận nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị trong tình trạng gào thét, kêu khóc do mắc phải căn bệnh hysteria - hay còn gọi nôm na là "bệnh... thèm trai" (do thường xuyên phải chứng kiến cảnh yêu nhau mà không được giải quyết nhu cầu sinh lý). Có rất nhiều trường hợp phải đi phá thai do không biết cách phòng tránh cho bản thân. Ông Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết: "Từ ngày có người của Lô Hội về, nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi. Những phòng khám tư ở đây đều từng nhiều lần thực hiện việc nạo phá thai cho các nữ nhân viên Lô Hội. Họ ăn ngủ tập thể với nhau suốt ngày suốt đêm như thế, không có những chuyện như vậy xảy ra mới là lạ". Thế nhưng, ở quê nhà, phụ huynh của họ vẫn đinh ninh con cái mình đang được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp với mức lương hứa hẹn lên tới vài chục triệu đồng một tháng. Khoản thu nhập khổng lồ được vẽ ra chưa thấy đâu, nhiều người đã bị cuốn vào vòng xoáy lừa đảo đa cấp. Phần vì xấu hổ với họ hàng làng xóm, phần vì bị kiềm tỏa trong vòng vây quy định của công ty cũng như của chính những "đồng nghiệp" đang cùng sinh sống. Không dũng cảm thoát ra được vòng xoáy này, chính những người bị lừa vào đường dây lại quay ra lừa lại bạn bè, người thân với những mánh khóe ngày càng tinh vi hơn.
Những chiêu trò lừa đảo mới
Nguyễn Thiện Thắng (SN 1990, Nghệ An), một người may mắn từ bỏ được Lô Hội kể lại quá trình thoát ra được cuộc sống bầy đàn đó. Ban đầu chỉ là những lời mời gọi làm nhân viên kiểm hàng của một công ty may ở Thái Bình với mức lương tầm 3 - 4 triệu đồng. Nhưng khi vừa đặt chân đến Thái Bình, Thắng đã được bạn mình đưa thẳng về khu phòng trọ cùng sinh hoạt với 30 người. Liên tục trong mấy ngày đầu, Thắng bị nhồi nhét về cơ hội được sống trong tập thể chuyên nghiệp, tự tin, năng động. Tối đến, Thắng được tham gia các trò chơi tập thể, giao lưu, những màn hò hét cùng sự xuất hiện của những MC cây nhà lá vườn. Cuối buổi luôn là những chia sẻ về thành công trong kinh doanh về thu nhập "khủng" của những người quản lý như họ. "Đến ngày thứ 3, tôi bị bắt dậy từ rất sớm, nhưng điểm đến lại không phải là công ty may như hứa hẹn của người bạn mà là Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Sao Mai (Chi nhánh của Công ty Lô Hội tại Thái Bình). Tôi bị đưa vào một phòng lớn cùng nhiều học viên khác. Trong đó người ta chỉ dạy cách lôi kéo thành viên về những thu nhập sẽ đến trong tương lai. Ngay khi biết tôi có ý định bỏ đi, những đồng nghiệp thân thiện trước đây đã nhốt tôi vào phòng đòi thanh toán những khoản đã "đầu tư" cho tôi (chỉ vài bữa cơm đạm bạc) tới hơn 7 triệu đồng" - Thắng kể lại. Chỉ sau khi dọa báo công an, anh mới được thả ra trong thái độ hằn học của những nhân viên Lô Hội.
Thắng cũng cho biết, ngay khi đăng tải kinh nghiệm của mình lên mạng Internet, anh đã nhận được nhiều chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ. Hầu hết đều cho rằng, Thắng đã may mắn khi chưa gia nhập vào đường dây này. Nhiều người còn bị chính người thân của mình lừa gạt. Không hề có bán hàng đa cấp mà chỉ lừa gạt những người vào sau để thu hồi vốn. Trước đây, những công ty bán hàng đa cấp thường chỉ thu hút người tham gia bằng các chiêu trò quảng cáo, mị dân với những tính năng không có thực. Giờ đây, đánh vào nhu cầu tìm việc đang ngày càng khó khăn, các công ty này lừa lôi kéo người tham gia bằng những công việc ổn định. Chỉ khi bị đưa vào các lớp học, nhiều người mới phát hiện ra thì đã bị giữ giấy tờ tùy thân hoặc bị dọa nạt bắt ép phải tham gia.
Lôi kéo tiếp nạn nhân để gỡ gạc
Dù xuất hiện đã lâu ở Việt Nam, nhưng mới tới năm 2005, bán hàng đa cấp mới được thừa nhận tính hợp pháp bằng Nghị định 110 ngày 24-8-2005. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn chưa đề cập chi tiết đến các chế tài xử lý. Một cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: "Rất khó xử lý những công ty bán hàng đa cấp bất chính, lừa đảo. Bởi, hầu hết người trong công ty đều lừa nhau tham gia, không ai dại gì tự thừa nhận mình lừa đảo nên rất khó để xác minh sự bất chính, lừa đảo của các công ty trên. Hầu hết các đường dây đa cấp lừa đảo khi bị phát hiện đều đã phát triển thành một mạng lưới các chân rết rộng lớn như MB24. Lúc đó, đổ sập theo dây chuyền kéo theo hệ lụy rất lớn". Một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an cho biết: "Trên thực tế, các công ty đa cấp bất chính không hề tạo ra lợi nhuận kinh doanh mà chỉ lấy tiền người sau trả cho người trước, người được lợi cuối cùng vẫn là công ty. Những người tham gia trước có thể biết mình bị lừa nhưng vì lợi nhuận, tiền thưởng trước mắt tiếp tục lôi kéo người khác tham gia để gỡ gạc. Ai cũng nghĩ mình có thể nhanh chân hơn để lấy lại tiền, nhưng phần lớn đều bị cuốn vào vòng xoáy của đa cấp".
Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội bán hàng đa cấp từng phát biểu trên báo giới: "Nếu ai có bất kỳ bức xúc, khiếu nại về các công ty bán hàng đa cấp, hãy gửi đơn đến hiệp hội, chúng tôi sẽ bảo vệ, giúp đỡ cho người đó". Nhưng trớ trêu thay, bà Nhi hiện cũng lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM Lô Hội. Trong trường hợp này, người lao động, người tiêu dùng biết kêu cầu ai bảo vệ quyền lợi cho mình khi có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng về hành vi lừa đảo của chi nhánh Lô Hội tại Thái Bình.
Theo An ninh thủđô
Cấm dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định Quản lý bán hàng đa cấp thay thế Nghị định 110 ngày 24-8-2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, các hành vi bị cấm bán hàng đa cấp gồm: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được...