Khi qua đời, cơ thể con người biến đổi như thế nào?
Dù tò mò nhưng không phải ai cũng biết điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi một người qua đời, trái tim ngừng đập cũng là lúc linh hồn rời khỏi xác. Thế nhưng theo thời gian, quá trình biến đổi trên cơ thể người đã tử vong diễn ra như thế nào?
Cùng điểm qua 11 hiện tượng trên cơ thể người sau khi chết qua góc nhìn khoa học:
1. Hai màu rõ rệt xuất hiện trên cơ thể
Khi một người chết đi, tim ngừng đập và máu trong cơ thể sẽ không còn lưu thông nữa. Thay vào đó, chúng lắng xuống phần thấp nhất trong cơ thể do tác động của trọng lực. Giống như hiện tượng tụ máu, phần thân tiếp xúc bên dưới sẽ nhanh chóng chuyển sang màu tím tái. Ngược lại, các bộ phận thuộc phần cơ thể bên trên có màu trắng bệnh, nhợt nhạt do lượng máu phân bổ không đồng đều.
2. Cơ mặt giãn ra
Khi tim ngừng đập, các cơ trên mặt sẽ là nơi chịu hiện tượng giãn cơ đầu tiên nên sẽ xảy ra hiện tượng biến mất của những nếp nhăn ở trán, hốc mắt hay ở hai má. Điều này làm da mặt người đã chết căng và bóng hơn.
3. Cơ thể bắt đầu cứng lại
Sau một vài giờ đồng hồ, cơ thể liên tục giảm nhiệt độ cho tới khi cứng đơ ở mức ATP (các phân tử vận chuyển năng lượng đến các tế bào). Sự suy giảm ATP sẽ khiến cho các bó cơ bắt đầu cứng lại, bắt đầu từ vùng mí mắt và cơ cổ cho tới toàn bộ cơ thể.
4. Xác chết “động đậy”
Hiện tượng đáng sợ tưởng chừng như chỉ có trong phim kinh dị này xảy ra khi các bó cơ đang mất dần ATP và bắt đầu cứng lại. Chúng sẽ sẽ có xu hướng giãn ra hoặc co lại tùy theo hướng vận động của cơ thể người. Điều này có thể xảy ra sau khi tử vong nhiều giờ, cộng với việc máu ở bên trong cơ thể bị dồn xuống và đẩy hơi lên phía trên sẽ làm cho tử thi có vẻ như đang “động đậy”, gây ra sự ám ảnh cho nhiều người.
Video đang HOT
5. Xác chết phát ra tiếng động
Mặc dù đã quen với nghề nghiệp của mình, nhiều bác sĩ pháp y vẫn chia sẻ rằng họ bị ám ảnh với hiện tượng này trong suốt thời gian dài. Vì không chỉ co lại, cơ thể của chúng ta sau khi chết một thời gian sẽ bắt đầu trương phình lên, giống như một quả bong bóng khí. Lúc đó miệng, hậu môn sẽ là những điểm thoát khí ở bên trong cơ thể ra ngoài, tạo ra những âm thanh và mùi hết sức đáng sợ.
6. Ruột đẩy chất thải và trở nên trống rỗng
Các cơ vòng ở trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể sẽ vẫn tiếp tục hoạt động sau khi cơ thể mới chuyển sang trạng thái tử vong và không chịu tác động của quá trình co cơ. Điều này do cơ vòng được não bộ điều khiển, nếu não đã chết, hệ thống cơ vòng này sẽ trở nên lỏng lẻo và đẩy hết các chất thải ra ngoài cơ thể, ruột sẽ trở nên trống trơn.
7. Mùi phân hủy
Những thước phim kinh dị với hình ảnh xác chết phân hủy sẽ không bao giờ khủng khiếp bằng hiện thực bởi chúng ta sẽ không trực tiếp cảm nhận mùi hôi thối khi xác thịt phân hủy. Mùi hôi tử thi bốc lên khi các tế bào của người chết giải phóng những loại enzim cho phép các tế bào và nấm mốc xuất hiện và bắt đầu phân hủy các tế bào trên cơ thể. Hiện tượng này tỏa ra các loại khí độc hại và từ đó xuất hiện mùi hôi thối.
8. Các loài côn trùng và động vật bắt đầu “làm việc”
Sau khi hiện tượng nấm mốc xuất hiện trên cơ thể người chết và bắt đầu quá trình phân hủy, các loài côn trùng nhỏ như ruồi, đom đóm sẽ xuất hiện, đẻ trứng ngay trên chính tử thi đó. Lúc này, giòi sẽ xử lý những gì sót lại trong vài tuần.
Không dừng lại ở đó, nếu điều này diễn ra ngoài tự nhiên, các loài kiến, nhện và những loài ăn xác thối cũng sẽ tham gia vào quá trình đáng sợ này.
9. Da tróc khỏi cơ thể
Lớp da chính là phần biểu bì bao bọc quanh phần cơ và mỡ ở bên dưới, chúng mỏng và dễ phân hủy. Khi phần cơ và mỡ đã bắt đầu trạng thái “tan ra”, da của tử thi cũng sẽ bị rách từng chút và dần bong tách khỏi cơ thể.
10. Con ngươi lồi lên khỏi hốc mắt và phần lưỡi sưng to
Do sự phân hủy của tế bào người chết, các bộ phận trên người sẽ tạo ra khí, các loại khí này sẽ khiến hai mắt bị trương to, con người lồi ra khỏi hộc sọ. Không những vậy, lưỡi cũng sẽ sưng to, đẩy mở khoang miệng và lộ ra ngoài.
11. Cuối cùng là xương
Sau nhiều năm, vi khuẩn và các loại nấm sẽ tiêu thụ tất cả protein cuối cùng trên cơ thể người chết, kể cả protein trong xương, để lại hydroxyapatite – một dạng canxi photphat như bột mịn.
Nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới tử nạn do băng tan ở Bắc Cực
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, đã qua đời ở tuổi 68 trong một vụ tai nạn do băng tan ở hòn đảo Greenland, Bắc Cực.
Ông Konrad Steffen là Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ, đã nghiên cứu biến đổi khí hậu trong hơn 40 năm, tập trung vào các tác động của nó đối với Bắc Cực và Nam Cực. Đặc biệt, theo The New York Times, nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ của ông ở Greenland đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đang khiến tảng băng ở Greenland tan chảy với tốc độ ngày càng cao.
Vào ngày 8-8, nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới Steffen qua đời gần một trạm nghiên cứu mang tên "Trại Thụy Sĩ" mà ông đã thành lập ở Greenland 30 năm trước.
Cảnh sát điều tra cho biết, ông đã ngã vào một vết nứt băng và chết đuối ở vùng nước sâu bên dưới.
Tiến sĩ Steffen "chết ở một nơi mà ông ấy yêu thích, làm những gì ông ấy yêu thích. Ông ấy chết ở nhà mình" một đồng nghiệp cho biết. Ảnh: National Geographic Channel.
Một nhà khoa học đồng nghiệp tại trạm nghiên cứu, Jason Box, cho biết vết nứt băng là một mối nguy hiểm từng được biết đến. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, gió lớn và tuyết rơi gần đây đã khiến tầm nhìn kém và khó phát hiện các vết nứt này.
Nhóm nghiên cứu tại Trại Thụy Sĩ do Tiến sĩ Steffen chỉ huy, đang lắp đặt thiết bị mới để bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ khác. Đồng nghiệp không nhìn thấy Tiến sĩ Steffen trong vài giờ và nghĩ rằng ông đã trở về lều để chợp mắt. Nhưng khi mọi người hoàn thành công việc trở về thì đã không thấy ông đâu nữa.
Tiến sĩ Ryan R. Neely III, một nhà khoa học khí hậu của Đại học Leeds, người đã theo học Giáo sư, Tiến sĩ Steffen, nói rằng cách đây không lâu, những vết nứt băng trong khu vực mà ông Steffen đang nghiên cứu "chưa từng được biết đến", nhưng chúng đã bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn trên băng do sự nóng lên toàn cầu.
"Cuối cùng, biến đổi khí hậu đã khiến ông Steffen trở thành nạn nhân", Tiến sĩ Neely nói.
Ảnh: CIRES.
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen vào năm 2010. Trạm nghiên cứu Greenland của ông đã trở thành điểm đến cho các nhà báo, các nhà lãnh đạo chính trị và các chức sắc khác để quan sát biến đổi khí hậu.
Nhà khí quyển học Neely gọi người cố vấn cũ của mình là một "nhà khoa học kiêm nhà thám hiểm sự sống vĩ đại hơn cả những gì mà bạn thường được đọc trong sách vở".
Tiến sĩ Steffen có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học khí hậu, và thường công bố nghiên cứu của mình về biến đổi khí hậu trước các nhà lãnh đạo chính trị và công chúng.
Vào mỗi mùa xuân, ông thường trở lại trại nghiên cứu gồm một túp lều để làm phòng thí nghiệm và một túp lều khác để sinh hoạt ăn uống, trong khi phía dưới băng đang dần tan. Đôi khi trại bị đổ và phải dựng lại. Ông Steffen thường tự tay mình làm việc đó. Khi ở đó, ông chỉ ngủ 3-4 giờ mỗi đêm và thường làm việc bằng tay không trong cái lạnh buốt giá.
Một nhà khoa học đồng nghiệp đã gọi Tiến sĩ Steffen là "nhà khoa học khám phá sự sống vĩ đại hơn cả những gì bạn thường được đọc qua sách vở". Ảnh: CIRES.
Ông Steffen sinh năm 1952 và lấy bằng tiến sĩ tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ vào năm 1984. Năm 1990, ông trở thành Giáo sư khí hậu học tại Đại học Colorado ở Boulder. Từ năm 2005 đến năm 2012, ông là Giám đốc Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường (CIRES) của trường đại học này trước khi rời đi để làm Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ. Vào năm 2012, ông cũng là giáo sư tại ETH Zurich và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne.
Giám đốc CIRES hiện tại, ông Waleed Abdalati, người đã lấy bằng tiến sĩ dưới sự cố vấn của ông Steffen, cho biết trong một tuyên bố từ CIRES: "Tôi cảm thấy có một chút an ủi khi biết ông ấy đang ở nơi ông ấy muốn đến, làm những gì ông ấy muốn làm".
Ông Steffen "luôn nở nụ cười và nói những tử tế". "Và dường như ông ấy có thể làm bất cứ điều gì: chủ trì các hội nghị khoa học, vượt qua những sông băng đang tan, mê hoặc các nhà báo bằng những câu chuyện kỷ niệm của ông ấy khi nghiên cứu trên băng", tuyên bố của CIRES cho biết.
Trên cơ thể người có mấy mắt? Bình thường trên cơ thể mỗi người có mấy mắt, bạn đoán ra không? Đáp án: 8 mắt, gồm: 2 mắt nhìn, 2 mắt cá tay và 4 mắt cá chân.