Khi PLVN được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tín nhiệm
Nghe qua cứ tưởng ‘tréo ngoe’, khi tờ báo chuyên ngành pháp luật lại được Tổng cục Du lịch nước bạn tín nhiệm. Nhưng sự thật là như vậy, khi đại diện Báo PLVN nhiều lần được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam mời sang thăm xứ sở Kim Chi.
Nhà báo Thùy Dương (thứ 2 từ trái sang) cùng đoàn nhà báo châu Á tại Gangwon-do, Hàn Quốc năm 2013
Theo ông Kang Sungghil, Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, ông rất đánh giá cao tờ báo PLVN, khi có nhiều bài viết về du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị có chiều sâu qua lăng kính pháp luật.
Báo pháp luật không chỉ có câu chuyện pháp luật
Trong chuyến đầu tiên sang thăm xứ sở Kim Chi vào tháng 5/2013, có 7 nhà báo đến từ các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia. Đoàn Việt Nam có hai nhà báo đến từ Báo PLVN và Báo Du lịch Việt Nam. Tôi vinh dự là đại diện Báo PLVN được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc mời tham dự chuyến đi.
Không chỉ là chương trình du lịch đơn thuần, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã đưa các nhà báo đến với Hàn Quốc để trải nghiệm những gì tốt đẹp nhất, hiện đại và thoải mái nhất mà đất nước này mang lại. Các sản phẩm du lịch Hàn Quốc đa dạng và phong phú. Trong số đó có thể kể đến Du lịch hội thảo, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch khen thưởng, Du lịch y tế, Du lịch mua sắm…
Những gói du lịch hấp dẫn này đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút, nâng cao lượng khách du lịch Việt Nam đến với Hàn Quốc mỗi năm, khiến Việt Nam xếp hạng thứ 13-14 trong số những quốc gia có lượng du khách đến Hàn Quốc nhiều nhất trong những năm gần đây.
Bảy nhà báo ở 6 quốc gia khác nhau được trải nghiệm những điều thú vị, cảnh sắc tuyệt đẹp, những ẩm thực đặc sắc ở đảo Nami, thủ phủ Gangwon, các cung điện, bảo tàng Hàn Quốc, bảo tàng hoạt hình, các chương trình nghệ thuật dân tộc, làng cổ Hahoe, lễ hội té nước, tháp Seoul nằm trên núi Namsan, du thuyền sông Hàn… Những vẻ đẹp thiên nhiên, con người của Hàn Quốc làm xao xuyến, nhớ nhung cho bất cứ ai đã từng đặt chân tới đây.
Sau chuyến đi ấy, tôi đã viết nhiều bài báo đăng tải trên các ấn phẩm của Báo PLVN về cảm xúc, về cảnh đẹp, văn hóa, ẩm thực, đời sống người dân xứ Hàn, về cách làm du lịch chuyên nghiệp của xứ sở Kim Chi.
Và đặc biệt, bài “Hàn Quốc – Thiên đàng có thật” của tôi được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc chọn để in vào cuốn sách “Tôi cảm Hàn Quốc” với số lượng lớn dành cho các du khách. “Tôi cảm Hàn Quốc” tập hợp các bài viết hay, đặc sắc, ấn tượng của 14 nhà báo và du khách đã từng tới thăm đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Những nhà báo, du khách tự cảm nhận về một Hàn Quốc của riêng mình và bị say mê, “cảm nắng” trước một Hàn Quốc tươi tắn, năng động nhưng cũng không kém phần tinh hoa, cổ điển, vẻ đẹp từ thiên nhiên đến con người, từ phong tục tập quán đến văn hóa nghệ thuật…
Nhà báo Thùy Dương nhận giải Khuyến khích Cuộc thi Giải Báo chí viết về Bảo hiểm năm 2020
“Đi một ngày đàng…”
Sáu năm sau, tháng 11/2019, đại diện Báo PLVN lại vinh dự được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc mời sang xứ sở Kim Chi lần thứ hai. Như các cụ đã nói “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, mỗi chuyến đi đều để lại cho tôi những góc nhìn mới về Hàn Quốc với sự khám phá, trải nghiệm phong phú.
Khi đi tác nghiệp và trải nghiệm tại Công viên – Trung tâm Phức hợp “Kỹ năng an toàn” của TP Daegu (Hàn Quốc), tôi cảm thấy thú vị vì đã ghi nhận được những kiến thức có thể truyền tải đến bạn đọc để nâng cao ý thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của mình và những người thân nếu không may tai nạn xảy đến.
Video đang HOT
Hàng chục năm qua, Chính phủ Hàn Quốc xây dựng nhiều trung tâm, công viên “Kỹ năng an toàn” để hướng dẫn người lớn và trẻ nhỏ. Tất cả những người dân Hàn Quốc có thể đăng ký học miễn phí bất cứ lúc nào. Như Công viên – Trung tâm Phức hợp về an toàn Daegu thu hút hàng triệu người tới học kỹ năng và trải nghiệm mỗi năm. Trung tâm – Công viên “Kỹ năng an toàn” có nhiều phòng tập huấn kỹ năng riêng biệt. Phòng tập huấn về hô hấp nhân tạo, phòng tập huấn kỹ năng thoát hiểm tòa nhà cao tầng, phòng tập huấn kỹ năng tránh động đất hay hỏa hoạn, sóng thần, bão lũ…
Ông Jo Seong Hwan, cảnh sát cứu hỏa kiêm chuyên viên hướng dẫn an toàn tại Trung tâm Phức hợp về an toàn cho cư dân TP Daegu cho hay: “Sau một số vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây, người dân Hàn Quốc đã có ý thức trang bị cho mình kiến thức phòng, tránh tai nạn thương tích, tai nạn từ thiên nhiên và con người gây nên”.
Ở Trung tâm luôn học lý thuyết kèm thực hành và tổ chức học ngoại khóa. Chơi mà học, học mà chơi. Người Hàn Quốc thường lồng ghép vào các bài học sinh tồn các cuộc thảm họa hay sự cố cụ thể để người học hiểu và nhớ lâu. Các chuyên viên ở đây còn tổ chức các tình huống giả định về động đất, bão, lũ, hỏa hoạn, đuối nước, tai nạn giao thông… từ đó hướng dẫn người dân, nhất là trẻ em phương pháp ứng phó kịp thời với các tình huống nguy hiểm.
Tác nghiệp và trải nghiệm kỹ năng hô hấp nhân tạo tại Trung tâm – Công viên “Kỹ năng an toàn”, Daegu, Hàn Quốc năm 2019
Trải nghiệm tại Công viên “Kỹ năng an toàn” của Hàn Quốc, tôi chợt liên tưởng tới Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ 8 tháng năm 2019, mưa bão, lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tính chung 8 tháng, thiên tai làm 75 người chết và mất tích, 77 người bị thương; 685 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi. Ngoài ra, tính chung 8 tháng, cả nước xảy ra 2.720 vụ cháy, nổ, làm 71 người chết và 119 người bị thương. Đó còn chưa kể, mỗi năm, hàng chục nghìn người lớn và trẻ em bị tai nạn thương tích, tử vong vì gặp nạn. Chỉ riêng trẻ em, có hơn 7.000 trẻ em bị chết vì tai nạn thương tích, trong đó có hơn 3.500 trẻ em chết vì đuối nước, gần 2.000 em chết do tai nạn giao thông mỗi năm. Còn lại là do các tai nạn khác như bom mìn, điện giật, ngã, cháy, bỏng, ngộ độc, rắn cắn, vật sắc nhọn đâm…
Sau khi trải nghiệm nước bạn, về Việt Nam, tôi đã viết nhiều bài viết, trong đó có những bài báo như “Du lịch và trải nghiệm học cách bảo vệ tính mạng mình tại Hàn Quốc” được Tổng cục Du lịch Hàn Quốc và các bộ, ban, ngành liên quan tại Việt Nam đánh giá cao. Tôi kỳ vọng những trải nghiệm của mình phản ánh qua những bài viết sẽ góp phần thúc đẩy giúp Việt Nam có nhiều Trung tâm – Công viên “Kỹ năng an toàn” dành cho những người dân, đặc biệt là trẻ em…
Kỳ thú những cung đường bộ xuyên biển
Nhiều người Việt tới nay vẫn chưa biết đến những cung đường bộ lộng gió xuyên biển bên bờ Thái Bình Dương, nối đất liền với những hòn đảo xanh tươi, khi ẩn khi hiện theo đà lên xuống của thủy triều.
Kiến trúc tinh tế, cảnh quan nên thơ của Hải đăng Kê Gà
Mới đây, đoàn hơn 20 phóng viên thuộc nhiều cơ quan đài báo đã có chuyến dã ngoại tại đảo Kê Gà, vùng biển có cảnh quan tuyệt đẹp mà vẫn chưa hết hoang sơ ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Những bãi đá ngoạn mục hiển hiện ngay từ Bến cá, nơi du khách dừng chân để lên thuyền.
Đỉnh Hải đăng Kê Gà cao 66 mét tính từ chân tháp, do người Pháp khởi công xây năm 1897, hoạt động từ năm 1900. Hải đăng Kê Gà được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất, trong 92 ngọn hải đăng dọc bờ biển từ Móng Cái tới Hà Tiên và các đảo thuộc lãnh hải nước ta.
Thư pháp trên đá hoa cương dọc lối xuống bến Kê Gà
Đảo cách bờ chưa tới 1km. Du khách ra đảo bằng cano hoặc thuyền thúng do ngư dân chèo. Chủ 2 chiếc cano đưa đoàn ra đảo là ông Lâm Hoàng Bảy, tên thường gọi Bảy Tèo. Ông Bảy cho biết ngư dân vùng này bắt đầu biết làm du lịch từ năm 1997.
Phóng viên trong đoàn ngã đổ máu vì trượt chân trên nền rêu có nhiều hàu sắc cạnh
Tại đây, hằng năm thủy triều có các đợt rút nước ra xa nhất vào 3 tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 6. Theo âm lịch, mỗi tháng 2 đợt vào giữa và cuối tháng, mỗi đợt 3-4 ngày, hễ hoàng hôn xuống là nước rút ra xa tới cả cây số, đúng 1 tiếng sau nước lại dâng lên. Cứ mỗi ngày sau giờ thủy triều lại rút chậm hơn 1 tiếng.
5 giờ chiều, du khách xách dép, chân không lội thẳng từ đảo về bờ.
Nhờ cung đường thủy triều xuyên biển này, mà thu nhập của gia đình ông Bảy tăng dần. Ông xây được nhà lớn có cả vườn thanh long rộng lớn ngay ngã ba đối diện con đường dẫn xuống bến, sắm được 2 ca nô thay thuyền thúng. Dân quanh vùng nhiều nhà làm dịch vụ, xóm làng khang trang.
Ông Bảy và ông Mỹ, đôi bạn có công giới thiệu tuyến đi bộ xuyên biển ở đảo Kê Gà
5 giờ chiều, chúng tôi chứng kiến mực nước biển rút dần. Cả đoàn bước lên doi cát trắng mịn lấp ló dưới làn nước mỏng, nối vào bờ theo đường cong bán nguyệt.
Gió biển lồng lộng, nước mát ràn rạt dưới chân. Hoàng hôn phủ xuống, thủy triều vẫn tiếp tục rút, phơi ra cả thềm cát trắng mênh mông. Ngọn hải đăng Kê Gà in bóng trên nền trời sẫm...
Ra đảo bằng cano
Đi bộ về bờ khi thủy triều bắt đầu rút
Chỉ mươi phút sau, nước đã lùi xa, phơi cả nền cát mênh mông từ đất liền sang đảo
Biển nước ta có những "hòn thủy triều" diện tích trung bình 5-6 hecta mỗi đảo, với các cung đường bộ rẽ biển theo thời điểm thủy triều lên xuống lệch nhau, là lợi thế quý giá cho ngành du lịch. Ví dụ cung đường cát trắng nối 2 đảo, trong chùm 3 đảo Điệp Sơn giữa Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà.
Đường bộ xuyên biển nối liền 2 đảo Điệp Sơn lộ ra khi thủy triều rút
Đảo Nhất Tự Sơn trong vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng có cung đường ẩn hiện theo con nước dài khoảng 300m. Tại đây, từ đầu tháng đến ngày rằm (âm lịch) thủy triều xuống từ khoảng 13h đến 16h. Nửa tháng còn lại thủy triều rút từ khoảng 5h đến 9h sáng.
Hòn Bà nằm trong vùng biển Bãi Sau, có ngôi miếu cùng tên, cách mũi Nghinh Phong của TP Vũng Tàu chỉ khoảng 200m. Lối ra Hòn Bà khi thủy triều rút lộ nền đá xám bám đầy rêu trơn và hàu sắc cạnh, nên khó đi, dễ ngã. Tuy nhiên ở đây nhiều điểm chek-in ấn tượng, với những bãi đá bị phong hóa muôn hình vạn trạng, có các hang động luồn sâu vào tim đảo như Hang Dơi, Hang Phật, Hang Âm Phủ...
Du khách đi bộ trên nền đá ra Hòn Bà
Nhiều người Việt vẫn bỏ ra những số tiền lớn để du lịch đến những đảo thủy triều nổi tiếng trên thế giới, như đảo Eilean Tioram hùng vĩ ở cửa biển Loch Moidart, Scotland; Đảo Mont Saint-Michel ở Normandy với Tu viện Saint-Michel Abbey do nước biển dâng mà ngày càng cách ly xa bờ; Cù lao ngoài khơi thành phố Mumbai (Ấn Độ) có nhà thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah cổ xưa lộng lẫy ...
Đặc biệt, Lễ Hội Biển Tách Đôi Jindo ở Hàn Quốc được tổ chức trên con đường tự nhiên nối hai hòn đảo hai hòn đảo Jindo và Modo, lộ diện chỉ một lần mỗi năm trong 1 tiếng đồng hồ. Khi thủy triều rút xuống thấp nhất, người dân và du khách từ hai hòn đảo đi bộ qua "con đường Moses" nối biển và gặp nhau ở giữa con đường.
Lễ Hội Biển Tách Đôi Jindo ở Hàn Quốc
Các hòn đảo thủy triều nổi tiếng kể trên hầu hết đã được đầu tư xây dựng công trình ngắm cảnh tuyệt đẹp trên biển. Còn các đảo thủy triều nước mình hầu hết hoang sơ, ít tour du lịch giới thiệu, vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư, vừa là điểm hẹn quyến rũ cho những nhóm bạn yêu thích treking, khám phá thắng cảnh của đất nước, quê hương.
Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được trang Reader's Digest đánh giá là những điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á. Tokyo, Nhật Bản Thành phố Tokyo là một thiên đường đô thị, với sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại bao gồm các nhà tòa nhà chọc trời, cung điện hoàng gia và các ngôi đền cổ...