Khi phụ nữ lui về làm ‘lợi ích chìm’ của chồng
Chấp nhận tự “tụt hạng”, vui vẻ nhận phần vai “lợi ích chìm” của chồng không phải là một quyết định dễ dàng đối với người phụ nữ có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp ổn định.
Trong bữa tối quây quần bên nhau như mọi hôm, Bu – con trai thứ của tôi hỏi:
- Bố ơi, niềm đam mê của bố là gì?
- Là con, chị ba, em Bi và mẹ – chồng tôi trả lời.
Ồ, hồi đang yêu nhau, tôi lúc nào cũng được là nữ hoàng, là công chúa biển Đông, là ánh sáng của đời anh, là số một. Vậy mà giờ có con vào tự dưng bị tụt hẳn ba hạng liền cơ đấy!
- Thế ngoài gia đình mình ra thì bố thích cái gì? – con trai vẫn chưa thoả mãn với câu trả lời của bố nên căn vặn tiếp.
- Thú thực với con là bố rất, rất thích công việc của mình.
- Vì sao vậy?
Video đang HOT
- Vì không những bố được làm điều mình thích mà còn thấy kết quả của nó, đó là giúp được nhiều người trên khắp thế giới. Nhất là ở những nơi khó khăn.
Chấp nhận tự “tụt hạng”, vui vẻ nhận phần vai “lợi ích chìm” của chồng không phải là một quyết định dễ dàng đối với người phụ nữ có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp ổn định
Cách đây vài năm, khi chồng tôi đang giữ vai trò quản lý văn phòng hậu cần và kho trung chuyển trong khu vực Đông Phi, đồng thời kiêm thêm vai trò phụ trách an toàn cho hơn 150 nhân viên nước ngoài đang hoạt động trong khu vực, công việc có nhiều áp lực khiến anh mất ngủ thường xuyên và có nguy cơ mắc hội chứng “cháy sạch” (burnout – do quá tải vì kiệt sức). Anh từng bàn với tôi tìm cách chuyển sang công việc khác.
Gia đình tôi xin nghỉ phép hẳn ba tháng để dành thời gian suy nghĩ. Cả nhà kéo nhau sang Guadaloupe, một hòn đảo thuộc vùng biển Caribean để anh được tĩnh dưỡng. Hai tháng được hoàn toàn nghỉ ngơi đó thực sự có ý nghĩa với gia đình tôi và giúp chúng tôi sáng tỏ được nhiều điều.
Đầu óc được hồi sinh là khi các nơ-ron thần kinh “có ích” tái tạo và hoạt động có hiệu quả trở lại. Cùng với tôi, anh đã cân nhắc rất nhiều giữa lựa chọn có nên đổi sang tổ chức khác hay quay trở lại Ý – quê hương anh – để làm lại cuộc đời, bắt đầu cuộc sống “bình thường” như hàng vạn người khác. Đó là yên phận ở một cái ghế trong một văn phòng nào đó, hằng ngày cắp cặp đến công sở, tối về đi chợ, nấu ăn, cho con học rồi đi ngủ. Hôm sau lại thế, mỗi ngày… Tiền thuế cơ quan chịu trách nhiệm đóng đều, con cái được đi học miễn phí, đường sá an toàn chất lượng cao, an sinh xã hội đã có chính phủ lo, sau này lương hưu cứ thế tự động được chuyển vào tài khoản mỗi tháng.
Việc của chồng tôi có thể lương không cao như các tổ chức khác nhưng đãi ngộ tốt và hơn hết là anh thực sự mê nó.
Tôi nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng khi đánh giá một công việc thì cần nhìn vào hai loại “benefit” (lợi ích): một là phần nổi mà ai cũng có thể nhìn thấy như lương, bổng và phần chìm mà không phải ai cũng để ý đến như chế độ đãi ngộ gồm hạn mức bảo hiểm, hạn mức học phí cho trường quốc tế, nhà cửa, xe cộ… đặc biệt là sự hài lòng trong công việc mà mình đang làm. Việc của chồng tôi có thể lương không cao như các tổ chức khác nhưng đãi ngộ tốt và hơn hết là anh thực sự mê nó.
Ở bất cứ dự án mới nào, anh cũng là người say sưa “dọn dẹp” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, anh sắp xếp lại văn phòng cho vừa ý, cải tổ lại nhóm, tổ cho hiệu quả rồi bắt đầu lên kế hoạch mở rộng quy mô dự án. Mỗi công việc mới là một thách thức mới. Anh mải mê chinh phục nó, để rồi khi đạt được kết quả tốt thì anh hạnh phúc như thể một vận động viên điền kinh chiến thắng trong cuộc đua vậy. Tôi nhận ra rằng sự đam mê là điều kiện hết sức quan trọng cho mọi thành công trong công việc.
Sau khi đã nghĩ đi nghĩ lại, sau khi “cơn sốc” đã lắng xuống, tôi chấp nhận tự tụt hạng để xếp hàng sau đống lương hậu hĩnh là ba nhóc tì, vui vẻ nhận phần vai “lợi ích chìm” của anh.
Bởi thế cho nên sau khi đã nghĩ đi nghĩ lại, sau khi “cơn sốc” đã lắng xuống, tôi chấp nhận tự tụt hạng để xếp hàng sau đống lương hậu hĩnh là ba nhóc tì, vui vẻ nhận phần vai “lợi ích chìm” của anh. “Lợi ích” này có thể ngày một già đi, có thể sẽ mập ra, héo và xấu đi theo thời gian, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ về hưu và lúc nào cũng sung sức phục vụ gia đình.
Theo thegioitiepthi.vn
Con ở rể, mẹ ngậm ngùi
Vợ chồng tôi vò võ trong căn nhà vườn rộng thênh thang, cứ tưởng tuổi già có con cháu làm điểm tựa, mà sao thấy xa xôi quá.
Tôi không biết mình nên vui hay buồn, bởi các con tôi, trai gái gì cũng chẳng đứa nào lập gia đình mà được ra riêng cho thoải mái. Con trai thì ở rể, con gái phải làm dâu.
Con gái ở chung với cha mẹ chồng còn có thể chấp nhận được. Nhưng chuyện ông bà sui kêu con trai tôi ở rể, tôi thật sự thấy khó chịu. Vợ chồng con trai không phải không đủ sức mua nhà riêng, mà vì nhà người ta neo người. Họ bảo coi con trai tôi như con ruột, còn bảo hợp tuổi với con trai tôi, rất thích tính tình của nó... Ban đầu, tôi không chịu, nhưng vì chồng động viên: "Mình còn khỏe, còn hai con gái chạy tới chạy lui. Ông bà bên ấy chỉ có một đứa con gái, mà họ đau ốm triền miên, nên cứ để người ta bắt rể nghen bà". Tôi cắn răng nghe theo.
Cho dù ông bà ấy tâm lý với con trai đến mức nào, tôi vẫn cứ ấm ức. (Ảnh minh hoạ)
Con trai kể "ở bển, con luôn được chiều chuộng. Cha mẹ vợ chưa làm bất cứ chuyện gì khiến con thấy tự ti bởi thân phận ở rể". Cho dù ông bà ấy tâm lý với con trai đến mức nào, tôi vẫn cứ ấm ức. Lòng tôi ngổn ngang, thậm chí có khi cho mình bất hạnh. Những ngày lạnh lẽo thế này, phải chi có con dâu quạt than mà hơ tay chân cho ấm, có con trai cho an tâm những ngày mưa bão, có đứa cháu nội mà hủ hỉ cho vui. Ai bảo tôi cổ hủ mặc kệ, tôi không chịu nổi hai từ "ở rể" vịn ngay vào con mình. Một thời gian dài, tôi không nhìn mặt con trai cũng vì con chấp nhận "ở rể".
Còn nhớ mỗi khi gia đình con trai về nhà tôi chơi vài hôm, là ông bà bên ấy cứ nhảy nhổm, "ông bà ngoại nhớ cháu quá, mau về chứ nhà cửa vắng vẻ". Tôi giận lắm, cảm giác như bị mất đứa con trai, mất cả dâu và cháu nội. Lẽ ra, chúng ở đằng nhà tôi mới phải, chứ sao lại... tréo ngoe vậy. Tôi càng giận khi nghe con dâu khoe: "Cha mẹ con khoái ảnh lắm. Trái gió trở trời, cha đau lưng, là ảnh giành phần xoa bóp. Nửa đêm nửa hôm, mẹ nhờ chuyện gì, ảnh cũng sẵn sàng xách xe chạy. Mỗi khi cha mẹ đi bệnh viện, ảnh xin nghỉ làm để đưa đi". Con dâu thật lòng đến độ vô tâm khi chạm vào nỗi đau của mẹ chồng. Thử hỏi bà mẹ nào có đứa con trai duy nhất đi ở rể mà không ganh tỵ với những gì con dâu kể lại.
Đôi khi tôi nghĩ mình bất hạnh. Con trai ở rể, con gái làm dâu nhà người ta, đứa nào cũng hăng say phục vụ gia đình nhà bên đó, làm tôi nghĩ con cái quên trách nhiệm với cha mẹ ruột. Vợ chồng tôi vò võ trong căn nhà vườn rộng thênh thang, cứ tưởng tuổi già có con cháu làm điểm tựa, mà sao thấy xa xôi quá. Chồng tôi an ủi: "Bà dù sao cũng còn có tui". Ổng vừa nói vừa đưa tay gồng để cố nổi lên con chuột già, thấy muốn xỉu. Kể ra, con cái mang lại hạnh phúc cho người khác, thì cũng tự hào lắm, nhưng trong trường hợp của tôi, sao cứ ngậm ngùi.
Bình Minh
Theo phunuonline.com.vn
Sau 14 năm chung sống, không biết vợ có yêu tôi không Vợ bảo đã biết chuyện tôi quan hệ cô kia từ lâu, điều tôi khó hiểu là sao vợ không làm gì để lôi tôi về với gia đình? Hình ảnh minh họa Tôi là tác giả bài viết: "Hậu ngoại tình, gia đình bồ hàn gắn, vợ hết tình cảm với tôi". Tôi không hề có ý thanh minh hay biện bạch...