Khi phụ huynh tiếp tay cho sự vô cảm của trẻ
Không chơi, không trò chuyện với bất cứ ai, chỉ ngồi một góc trong lớp học và học, từ chối mọi hoạt động tập thể… Khi giáo viên hỏi thăm, cô học trò đáp do… bố mẹ dặn, đến lớp đừng để ai làm ảnh hưởng đến mình.
Dạy con chỉ biết mình
Học thêm tại Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng,TPHCM, Nguyệt (tên nhân vật đã được thay đổi), cô học trò lớp 9 hoàn toàn tách biệt với bạn bè. Cô giáo để ý đến cô học trò sống khép mình đó và khi tìm hiểu thì được biết ở trường học chính, em cũng tự tách biệt như vậy. Nhiều lần cô nói Nguyệt lên bàn trên ngồi cùng bạn bè để dễ trao đổi khi làm bài tập nhóm nhưng em chối phăng nhất quyết không chịu. Nguyệt nói: “Bố mẹ dặn đến lớp không chơi với ai, tốt nhất ngồi riêng một chỗ để không ai làm ảnh hưởng đến mình”.
Có những học trò không tham gia các hoạt động tập thể do bố mẹ cấm cản.
Cũng chính vì cách giáo dục “chỉ biết mình” từ bố mẹ, khi lớp tổ chức các hoạt động từ thiện, gây quỹ, bán hàng quyên góp, thăm bạn ốm đau, lao động vệ sinh… không bao giờ Nguyệt góp mặt hoặc cùng lắm chỉ đóng tiền cho xong việc.
Giáo viên dạy Văn một trường cấp hai kể, cô từng để ý một HS nam, ngày trực nhật nhưng thấy em tham gia dọn vệ sinh lớp học. Trong khi đó, bạn khác trong tổ lại “kham” hết mọi việc. Cô hỏi ra mới hay, học trò này thuê bạn làm trực nhật mỗi lần 25.000 đồng. Đây là ý tưởng của bố mẹ cậu học trò, còn trước đó họ từng dặn con khi tham gia việc gì đến công việc tập thể tốt nhất cứ… làm lơ để cho bạn bè làm.
Tại chương trình tư vấn tại trường học ở Q.5, TPHCM, một HS giỏi làm người nghe bàng hoàng khi em bộc bạch khó xử của mình khi nghe bố mẹ dạy sống phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người nhưng nếu em thực hiện thì bị chính bố mẹ ngăn cản.
Em kể, vì em học khá, bố mẹ không cho em học nhóm vì sợ bạn vượt hoặc chỉ cho chơi với những với bạn học giỏi, con nhà giàu. “Có lần, bạn trong lớp gọi điện đến hỏi bài, mẹ em không cho gặp và quay sang nói với em “Ngu mới bày vẽ hết cho người khác”, thậm chí em còn được mẹ chỉ cách… đối phó khi có bạn nhờ giảng bài.
“Rất nhiều điều khác, bố mẹ nói về điều tốt nhưng khi thực hiện thì không phải vậy. Bố mẹ bảo phải biết chia sẻ với người khó khăn nhưng lại khó chịu khi em chơi với bạn nhà nghèo. Em không biết phải làm thế nào cho đúng?”, cậu học trò băn khoăn.
Video đang HOT
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể vô tình, có một số phụ huynh đã “tiếp tay” cho sự vô cảm của con. Không chỉ trong lời nói mà quan trọng nhất là cách hành vi, ứng xử, có những ông bố bà mẹ dạy con… chỉ cần biết mình. Nhiều người nghĩ đến “cái được” trước mắt mà không biết mình đang truyền cho con cách sống ích kỷ, vô cảm…
Vô cảm của trẻ: Lỗi từ người lớn?
Không ít hiệu trưởng bày tỏ, việc giáo dục kỹ năng sống cho HS ở trường học hiện gặp nhiều khó khăn, trong đó nguyên nhân đáng kể xuất phát từ chính phụ huynh. Ở bậc mầm non, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được đẩy mạnh nhưng nhiều giáo viên than không mấy kết quả vì về nhà… các em không có cơ hội rèn luyện khi gia đình o bế, ôm ấp không muốn con phải động tay động chân đến việc gì.
TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh cho hay, chúng ta đang than phiền con trẻ sống vô cảm thế nhưng chính người lớn đang “tiếp tay” cho sự vô cảm đó. Nhiều người quan niệm rằng, con cái chỉ cần học nên họ không để con làm bất cứ việc gì. Họ đã tước đi của con cơ hội khám phá bản thân, cơ hội hiểu mình và hiểu người khác.
Để trẻ được tự phục vụ, được trải nghiệm là cách để giáo dục lòng yêu thương.
“Nhiều gia đình bây giờ ngại cho con làm việc nhà như nhặt rau, rửa bát… vì coi việc học là trên hết. Họ không hiểu rằng ngay cả một đứa trẻ cũng phải có trách nhiệm với gia đình, với mối quan hệ xung quanh mình. Và đó cũng là cách để đứa trẻ khẳng định giá trị bản thân”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.
Bà Bùi Thị Minh Tú – Giám đốc Cty CP Đồ chơi và Giáo dục sáng tạo Măng chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp rất nhiều tình huống người lớn dạy con… vô cảm. Bố mẹ dạy rất lời tốt đẹp nhưng trong hành vi họ có thể ném bịch rác sang nhà người khác, chỉ biết sạch nhà mình; vượt đèn đỏ; ngăn cảm việc chia sẻ của trẻ… dẫn đến lòng yêu thương của trẻ bị “bào mòn”.
“Đứa trẻ có thể tự xúc ăn, có thể tự chăm sóc bản thân nhưng bố mẹ lại đút thức ăn vào miệng, làm hết mọi việc cho chúng thì khác nào đang biến con thành tật nguyền? Mà khi tật nguyền phục vụ bản thân thì làm sao có thể phục vụ, hợp tác với người khác. Sự phục vụ chính là cội nguồn để xây dựng lòng yêu thương, các em không có điều đó nên các em trở nên vô cảm là điều dễ hiểu”, bà Tú cho hay.
Về việc phụ huynh dạy con “chỉ biết mình”, theo bà Tú, nguyên nhân là do họ thiếu hiểu biết, họ can thiệp thô bạo vào sự phát triển tự nhiên của đứa trẻ trong mối tương quan với đời sống xã hội. “Nhiều người quá bao bọc con mà không biết môi trường sống chính là liều vắcxin để con tăng sức đề kháng”, diễn giả này cho hay.
Cũng phải kể đến, cuộc sống bên ngoài hiện nay nhiều phức tạp, cạm bẫy, phụ huynh muốn con được “an toàn” nên họ hướng con đến lối sống chỉ biết mình. Tuy nhiên, điều này chỉ làm đứa trẻ trở nên ích kỷ, yếu ớt và càng khó thích nghi, hào nhập với cuộc sống. Các chuyên gia nhấn mạnh, thay vì quá o bế con thì khi cuộc sống càng phức tạp càng phải trang bị cho con kỹ năng yêu thương, chia sẻ. Và cách hành xử của bố mẹ, thầy cô chính là tấm gương dạy lòng yêu thương cho con trẻ hiệu quả nhất.
Hoài Nam
Theo dân trí
Rập khuôn là... giỏi! - Kỳ 3: Thụ động trước cuộc sống
Thói quen làm theo mẫu từ những bậc học đầu tiên trong đời sẽ khiến học sinh thui chột khả năng sáng tạo, lúng túng trước những tình huống ngoài khuôn mẫu.
Chưa kịp yêu đã chán
Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng: "Ở bậc tiểu học, trẻ có những suy nghĩ rất trong sáng, mỗi bài văn là một cơ hội để trẻ bày tỏ tình cảm, nhận thức, lòng yêu thương. Vậy thì thay vì áp đặt bằng cảm quan và văn phong của người lớn, hãy tôn trọng và hòa mình vào thế giới của các em".
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) trong một tiết học môn văn theo hướng không đọc chép, HS tự tổ chức và làm chủ giờ học - Ảnh: Minh Luân
Ông Tiến cho biết, có lần ông dự chuyên đề về tập làm văn ở một trường tiểu học, bài văn tả con đường đến trường. Có học sinh (HS) tả: "Nhà em ở ngay sau trường nên ngày nào em cũng trèo tường đến trường cho nhanh". Cô giáo cho rằng tả như thế là không được. Thế nhưng theo ông Tiến, trước hết phải tôn trọng sự thật và tôn trọng sự trong sáng của học trò. Nhiệm vụ của giáo viên là làm thế nào để HS biết đưa nhiều chi tiết để bài làm chân thực, sinh động hơn. Còn việc có nên trèo tường để vào trường hay không thì giáo viên sẽ nói chuyện với HS đó ở một khía cạnh khác.
PGS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho rằng, văn học trong nhà trường là một bộ môn khoa học về văn chương. Vì thế nó cần được xem xét và đối xử như các bộ môn khoa học khác. Nghĩa là cũng có đúng/sai, có những tiêu chí khoa học. Tuy nhiên, theo ông Thống, do dạy văn là dạy và học về cách cảm thụ nghệ thuật, không thể dùng văn mẫu để yêu cầu HS cảm thụ đúng hướng... Với những tác phẩm đa nghĩa, cần khuyến khích HS đưa ra nhiều cách hiểu, cách cảm nhận độc đáo, sáng tạo, nhưng phải có lý, có căn cứ... chứ không phải muốn hiểu thế nào cũng được.
Nhà giáo Đặng Đình Đại, người có thâm niên mấy chục năm dạy văn ở bậc THPT cho rằng, hậu quả của việc học thuộc lòng theo văn mẫu rất nặng nề. Chấm thi tốt nghiệp THPT, ĐH sẽ thấy rõ nhất điều này. Nhiều bài văn giống nhau dù không ngồi cùng một phòng thi hay một hội đồng thi. Ấy là do các em được học thuộc văn mẫu để đi thi.
Ông Đại cho biết, kết quả của văn mẫu ở cấp học dưới khiến cho nhiều HS lên lớp 10, khi gặp đề đòi hỏi sáng tạo một chút là kêu khó và lúng túng không làm bài được. Làm văn theo mẫu từ khi bắt đầu học tập làm văn đã khiến HS chưa kịp yêu môn văn đã chán môn học này.
Làm hỏng tư duy diễn đạt, thuyết trình
Thói quen làm theo văn mẫu khiến cho khả năng tư duy, sáng tạo của các em bị mai một dần, thói quen đọc sách cũng không được hình thành vì nó không trở thành nhu cầu tự thân nữa. Ngày nay học văn nhưng HS không cần đọc tác phẩm mà chỉ học theo văn mẫu để làm bài. "Văn hóa đọc của giới trẻ mà chúng ta vẫn lo ngại cũng xuất phát từ điều này" - ông Đại nói.
Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng ở việc học và dạy môn văn, HS có yêu thích môn này hay không... mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng sống của HS khi bước ra ngoài cuộc sống. Ông Đại cho biết, nhiều HS ra trường với kết quả học tập có thể rất cao nhưng lại "lơ ngơ" và thụ động trước mọi thứ. Cứ gặp tình huống không nằm trong khuôn mẫu là lúng túng, không biết phải ứng xử thế nào.
Một cán bộ của một tổ chức nước ngoài tại Việt Nam cho biết, khi tuyển dụng xin việc, nhiều bạn trẻ không đương đầu nổi với các câu hỏi đòi tư duy logic, biết cách trình bày quan điểm của mình. Trong khi đó, để tìm cho mình những ứng viên thông minh, có tố chất và khả năng sáng tạo cao trong công việc, nhà tuyển dụng thường phỏng vấn những câu hỏi "kỳ lạ" để kiểm tra phản ứng, triết lý, tư duy riêng của ứng viên.
Mất dần cảm xúc
Bà Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng điều đáng lo ngại đặc biệt là nhờ một bài mẫu làm sẵn hoặc dàn bài khai thác thật hoàn hảo, HS có thể đạt được điểm văn cao nhưng chất văn vẫn không thấm vào trong tình cảm của các em. Bà Dương Thị Mai Hương, cũng giáo viên trường này so sánh: "Nếu dạy theo kiểu đọc chép thì thầy là "máy dạy" và trò là "máy học". Cái nguy hại của phương pháp dạy học này là làm thui chột tài năng của người dạy. Người dạy cứ theo một bài bản nhất định, lớp nào cũng thế, năm nào cũng thế, không cần phải học hỏi, trau dồi gì thêm, không cần phải giảng giải, tranh luận, xử lý tình huống sư phạm, dần dần trở thành một cái "máy dạy" văn".
Theo nhiều nhà chuyên môn, dạy văn là dạy cho HS biết cách ăn nói, miêu tả, dùng ngôn từ đúng cảnh, đúng người, đúng tình huống diễn ra trong cuộc sống, và hơn nữa dạy cho HS biết cảm nhận và có cảm xúc thật để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. "Nếu với cách dạy văn không để hiểu, để cảm xúc mà chỉ đưa ra những bài văn mẫu hoặc viết đúng theo gợi ý của cô giáo thì liệu thế hệ con em chúng ta có còn những cảm nhận và cảm xúc thật để viết ra bài văn thật sự là của mình hay chỉ biết máy móc viết theo bài văn mẫu đã học thuộc hoặc viết y như lời cô giáo bày sẵn?", một giáo viên suy tư.
Theo thanh niên
[Chế biến] - Bánh pudding vani gạo, kem trái cây cam Nguyên liệu Bánh pudding vani gạo Gạo: 120g Vani nguyên chất: 1 thìa cà phê 3 lòng đỏ trứng, 60g whipping cream, 650ml sữa, 55g đường, ½ thìa súp vỏ chanh, 5g vỏ quế, muối Bánh qui hạnh nhân Hạt hạnh nhân: 100g Bơ: 200g 200g đường, 240g lòn trắng trứng Vani nguyên chất, bột mì, kem tươi cam Cách làm Bánh pudding...