Khi phim ảnh trở thành NFT: NFTs là gì trong ngành công nghiệp điện ảnh đương đại?
Ngành công nghiệp điện ảnh thế giới hậu đại dịch không phải chỉ đang tập trung sản xuất các bộ phim “bom tấn”, về mức đầu tư. Những nhà đầu tư và người làm nghề đã và đang tạo ra những bộ phim đổi mới, về công nghệ: phim NFT.
‘Em và Trịnh’ tiên phong xu hướng Metaverse và NFT trong điện ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cộng tác cùng NFT5 – ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực nghệ thuật
Phim NFT – Bộ sưu tập NFT ấn tượng cho các tín đồ điện ảnh
NFT là viết tắt của cụm từ “ Non Fungible Token” (tạm dịch: Mã thông báo không thể thay thế), là một đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng công nghệ Blockchain (Sổ cái kỹ thuật số). Khác với những loại tiền mã hóa như Bitcoin, mỗi NFT sẽ không thể hoán đổi cho nhau, mỗi NFT cũng sẽ đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị. Hoặc, đại diện cho một mặt hàng kỹ thuật số độc nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật của nhiều loại hình nghệ thuật mang tính phổ cập đại chúng.
Hiện nay, sau khi thâm nhập nghệ thuật kỹ thuật số, game và ngành công nghiệp âm nhạc, NFTs đã chính thức tìm đường đến với điện ảnh và truyền hình. Ngoài việc ngăn vi phạm bản quyền và những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, NFTs định dạng lại và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí.
Công nghệ đương đại này đã đưa ra cho các nhà sản xuất một nguồn doanh thu cộng thêm, đồng thời cho các nhà làm phim một cách tiếp cận mới để chia sẻ sản phẩm của mình với khán giả – bằng cách trao cho họ những phân mảnh của một bộ phim bất kỳ, thậm chí còn vô giá hơn một chiếc vé vào rạp.
Những bộ phim có NFTs của riêng mình trên thế giới trực tuyến
Phát hành tháng 9/2021, Zero contact trở thành phim điện ảnh Hollywood đầu tiên được sản xuất và phát hành trực tiếp đến khán giả, với đầy đủ chiều dài của phim – như một NFT trên nền tảng Vuele. Vuele cung cấp cho khách hàng hai lựa chọn khác nhau của gói NFT để sưu tập. Gói thứ nhất được đặt tên là Exclusive Edition (bao gồm phim điện ảnh bản full, các cảnh behind the scenes, poster kỹ thuật số có chữ ký và 3 tiểu sử nhân vật với mức giá 59 đô-la Mỹ). Bộ sưu tập thứ hai là Collector’s Edition (chỉ bao gồm bộ phim đầy đủ và poster không có chữ ký với mức giá 25 đô-la Mỹ). Công ty đã thu về gần 100.000 đô-la Mỹ bằng cách phát hành và bán phim như một NFT.
Zero contact năm 2021 – phim NFT đầu tiên trên thế giới
Nếu nhà sản xuất của Zero contact mới thử thị trường thì NFTs đã không làm họ thất vọng. Thành công của phim chỉ ra rằng việc phát hành phim như một NFTs có thể là tương lai của ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu, và Zero contact sẽ là “bản đồ” mà các hãng phim khắp thế giới sẽ đi theo.
Video đang HOT
Tương tự Zero Contact, bộ phim In the mood for love cũng chỉ ra việc sáp nhập thành công của NFTs đối với thị trường điện ảnh. Phim này đã đạt được thành công lớn, khi lần đầu được phát hành trở lại kể từ khi ra mắt vào năm 2000. Đạo diễn bộ phim, Vương Gia Vệ đã quyết định chuyển một phần bộ phim được đón nhận của mình thành NFT. Anh bán đấu giá một phút rưỡi chiều dài footage vốn dĩ chưa từng giới thiệu trước công chúng (đặt tên là In the mood for love – Day one), được trích xuất từ ngày quay đầu tiên của phim này hồi năm 1999.
Trích đoạn hình ảnh phim In the mood for love – Day one, từ đạo diễn Vương Gia Vệ, định dạng NFT
Footage video này, bên cạnh 2 trang chữ chứa đựng điều khoản bản quyền và phụ đề, được bán ra với mức giá 4,284 triệu đô-la Hongkong (tương đương 545.756,75 đô-la Mỹ) tại Sotheby’s. “Hôm nay, chúng ta có thể bất tử hóa ngày quay đầu tiên này như một định dạng mới. Trong thế giới của blockchain, mũi tên này có thể vạch ra một hướng đi mới. Nó có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với chúng tôi, những người sẽ sống và theo đuổi ánh lửa đầu tiên này trong mọi khoảnh khắc buông tên rời dây cung”, Vương Gia Vệ cho biết.
Gia tài mà một đoạn video ngắn (dưới định dạng NFTs) sau hai thập kỷ thực hiện đã đưa đến giá trị quan trọng hơn nữa cho bộ phim, trong thời đại mới.
Barrack O’Karma 1968
NFTs cũng đã trở nên phổ biến với lĩnh vực truyền hình. Sau thành công của series tâm lý tình cảm siêu nhiên Barrack O’Karma ( Twilight Mansion – Tòa nhà Kim Tiêu) vào năm 2019, nhà sáng lập của nó là công ty có trụ sở tại Hong Kong Television Broadcasts Limited (TVB) đã phát hành mùa thứ hai, Barrack O’Karma 1968 vào tháng 4/2022.
Banner giới thiệu phim Barrack O’Karma 1968 ( Tòa nhà Kim Tiêu 2) với hình ảnh nhân vật hoạt hình LanBo NFT
Banner giới thiệu phim Barrack O’Karma 1968 ( Tòa nhà Kim Tiêu 2)
Dựa vào độ nổi tiếng của nhân vật hoạt hình, Lanbo, TVB đã tạo ra 1.000 LanBo NFTs cho các fan sưu tập trên nền tảng Blockchain Ethereum ngay sau khi loạt phim kết thúc trong cùng tháng. Sản phẩm LanBo NFT có phong cách và ngoại hình đa dạng, phù hợp với tạo hình nhân vật và sự xuất hiện trong loạt phim. Ví dụ, LanBo có thể cầm camera của Maurice (nhân vật do Joel Chan đóng) đằng trước tòa nhà Kim Tiêu.
Vào năm 2021, đạo diễn Việt kiều Charlie Nguyễn – từng thành danh với bộ phim võ thuật Việt Dòng máu anh hùng (ra mắt hồi năm 2007), đồng thời tạo tiếng vang lớn ở thị trường phim chiếu rạp tại xứ về doanh thu phòng vé với phim Em chưa 18 (năm 2017) đã “mở màn” cho thị trường đầu tư và sản xuất phim chiếu rạp ở tại xứ thông qua một dự án ứng dụng công nghệ NFT và DeFi (viết tắt của từ Decentralised Finance, tạm dịch là Tài chính phi tập trung). Dự án có tên gọi chung là FAM Central, tận dụng công nghệ Blockchain, dựa trên nền tảng KardiaChain – một startup công nghệ Blockchain ở Việt Nam. Dự án đầu tiên này của Charlie Nguyễn liên quan mô hình phim NFTs trên nền tảng Blockchain, vốn dĩ đã được khởi động từ giữa năm 2021, tuy nhiên đã ít nhiều bị gián đoạn do đợt bùng phát dịch Covid tại Việt Nam trong giai đoạn ấy, hiện tại dự án vẫn đang tiếp diễn.
Hình ảnh giới thiệu dự án Chó săn trên trang Remitano – NFT5, với sự xuất hiện của diễn viên hành động Ron Smoorenburg
Tiếp nối mô hình mang tính tiên phong của người đàn anh trong giới làm nghề làm phim tại Việt Nam, đạo diễn trẻ Phạm Thanh Hải – nguyên là giám đốc điều hành sản xuất tại Studio 68, hãng phim của nữ diễn viên Ngô Thanh Vân sáng lập – hiện trong vai trò chủ đạo về quản lý danh mục đầu tư ở hãng phim mới của mình, gần đây cũng đã chính thức phát động dự án Chó săn (thể loại hành động võ thuật đấu võ đài MMA) bằng hình thức kêu gọi vốn cộng đồng trên platform (nền tảng) NFT5 của Remitano (đơn vị hậu thuẫn của NFT5), ứng dụng tiềm năng công nghệ Blockchain. Và hiện tại dự án thuộc dòng phim độc lập giải trí này đang được cộng đồng người chơi NFT ở Việt Nam hưởng ứng khá nồng nhiệt.
Vì sao cộng đồng người chơi NFTs tại Việt Nam hào hứng tham gia góp vốn, đầu tư phim Chó săn?
Không khó để nhận ra, ngay trên trang chủ NFT5 của dự án này là bởi thông tin mang tính bảo chứng, khi cộng đồng tham gia góp vốn đầu tư. Đó là chiến lược “Ưu tiên hoàn vốn” cho cộng đồng, từ đạo diễn Phạm Thanh Hải và ekip làm phim, cùng đội ngũ NFT5 của Remitano xây dựng dự án.
Về cơ bản, chỉ cần phim Chó săn đạt được 10 – 15 tỷ doanh thu (một con số đặt ra có phần khiêm tốn, so với mặt bằng chung hiện có với phim điện ảnh Việt ở thị trường nội địa, bởi mấy năm gần đây cũng đã có nhiều phim Việt chiếu rạp dễ dàng vượt qua doanh thu hàng trăm tỷ) từ việc phát hành tại các rạp nội địa, quốc tế và trên các nền tảng OTT là nhà đầu tư NFT đã hòa vốn, bởi toàn bộ doanh thu ban đầu từ phát hành phim đều được chi trả cho các nhà đầu tư NFT5, êkíp làm phim sẽ không nhận một đồng nào trong hạn mức này.
Sau giai đoạn hoàn vốn, doanh thu phát hành phim Chó săn sẽ bắt đầu được chia ở mức 50% cho nhà đầu tư, vì vậy, với mốc 15-20 tỷ doanh thu, các 5vestors (người đầu tư trên nền tảng NFT5) đã đảm bảo được 20% lợi nhuận cho mình.
Vượt qua cột mốc 20-25 tỷ, những nhà đầu tư NFT sẽ có khoản lời 50% phần tiền gốc bỏ ra và trên 30 tỷ, họ sẽ được gấp đôi số vốn đã mua NFT dự án Chó săn từ những ngày đầu. Để có được những cột mốc hỗ trợ này cho các 5vestors là một nỗ lực rất lớn từ êkíp làm phim và đội ngũ NFT5, qua đó tạo niềm tin cho cả cộng đồng nhà đầu tư NFT cùng đi “dài hơi”, với dự án mang tính “mở đường” này của phim NFT tại Việt Nam.
Phê bình điện ảnh đang ngày càng thu hẹp lại!
Đã nhiều năm qua, giới phê bình điện ảnh ngày càng vắng bóng trên các diễn đàn. Trước đây, mỗi khi một bộ phim ra đời, công chúng, trước và sau khi xem phim, đều háo hức đón đọc những bài viết của các nhà phê bình phim. Dù khen hay chê, song những bài viết đó đều có ảnh hưởng nhất định đối với công chúng. Nhưng trong thời gian gần đây, khi điện ảnh nằm trong tay các nhà sản xuất, tiếng nói của giới phê bình dường như bị lãng quên. Hoặc nói một cách thẳng thắn rằng, những bài phê bình phim không còn cần thiết nữa. Thay vào đó, hệ thống quảng cáo, tiếp thị phim hoạt động rầm rộ. Và hệ thống này tạo ra tầm ảnh hưởng lớn gấp nhiều lần các bài phê bình phim. Tại sao có hiện tương này? Nó kéo dài bao lâu? Chúng ta thử lý giải.
Việc các nhà sản xuất phim tạo ra e-kip làm truyền thông cho bộ phim hoàn toàn hợp lý. Họ đã bỏ kinh phí đầu tư làm phim, họ cũng cần phải gây được tiếng vang của bộ phim đối với mọi tầng lớp công chúng. E-kíp làm truyền thông phần lớn là những người trẻ. Họ nắm bắt nhanh nhu cầu khán giả. Họ biết cách viết quảng cáo, làm clip, sử dụng các phương tiện thông tin điện tử trên nền tảng internet để tiếp cận, thu hút người xem. Những công việc này, giới phê bình phim, xin lỗi, bây giờ gồm toàn những người cao tuổi, không thể làm được.
Những bài viết phê bình phim, trước đây, thường có độ dài, khoảng 1500-2000 chữ. Nhưng trong thời đại của Facebook, Youtube, Tiktok... những bài phê bình không nên dài nữa. Tính chất học thuật của lối phê bình xưa không thích hợp. Trên các phương tiện truyền thông, phong cách phê bình cần ngôn ngữ ngắn gọn, sinh động, đánh thẳng vào sự tò mò của khán giả. Họ thường dùng những tít bài gây shok để thu hút sự chú ý của người xem.
Trước đây, những bài phê bình, phân tính phim thường được viết dưới dạng nghiên cứu, mang tính kinh viện. Vì người viết phê bình, phân tích phim thường có ý đồ tập hợp những bài viết của mình để sau này, (có thể), in thành sách. Nhưng bây giờ, phong cách phê bình hoàn toàn mang phong cách báo chí. Nghĩa là, những bài viết không đi sâu vào học thuật, mà thường đào sâu những chuyện "scandal", những chuyện giật gân của giới nghệ sỹ hoặc những chuyện hậu trường của đoàn phim.
Khán giả điện ảnh bây giờ thường ở lứa tuổi trẻ và rất trẻ. Họ không thích những bài phê bình sâu sắc gồm nhiều thuật ngữ điện ảnh khiến họ khó "tiêu hoá". Lớp khán giả trẻ thường thích những bài phê bình báo chí mang tính giải trí nhẹ nhàng. Câu chuyện này chỉ có giới trẻ phục vụ giới trẻ là thích hợp nhất. Các nhà phê bình cao tuổi xin đứng dạt ra bên lề là lẽ đương nhiên.
Công nghiệp điện ảnh thay đổi ngày càng mạnh mẽ và trình độ người xem ngày càng được nâng cao
Việc phê bình phim mang phong cách báo chí trên nền tảng internet mang lại cho công chúng những sự tương tác thú vị và trực tiếp. Người đọc có thể bình luận, viết phản hồi ngay tại chỗ. Người viết và người đọc có thể ẩn danh để nêu quan điểm và ý kiến của mình. Điều này cũng có thể gây ra hiểu lầm, tranh cãi, thậm chí những xung đột không đáng có. Nhưng cứ để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên. Bởi chúng ta đã có luật an ninh mạng.
Vấn đề sách phê bình phim. Lâu nay, sách phê bình phim thường ít người viết. Nếu có viết và in, thường không phát hành được. Và số lượng in cũng không nhiều. Chủ yếu dành để tặng bạn bè hoặc lưu trữ trong các thư viện. Câu hỏi đặt ra: Những ai cần đọc những cuốn sách phê bình này? Câu trả lời không khó. Vì người đọc rất ít. Chỉ những sinh viên, học viên có ý đồ làm luận văn tìm kiếm bằng cấp mà thôi.
Em và Trịnh - một phim gây tranh luận trái chiều của điện ảnh Việt thời gian gần đây
Những vấn đề trên cho thấy, công tác phê bình phim ngày càng thu hẹp lại. Và chúng ta nên chấp nhận thực tế này. Vì bây giờ công nghiệp điện ảnh thay đổi ngày càng mạnh mẽ. Trình độ người xem ngày càng được nâng cao. Họ được xem phim của cả thế giới, không như thời Chiến tranh lạnh nữa. Đó là chưa nói đến một lớp công chúng biết ngoại ngữ, hiểu được những kỹ thuật và kỹ xảo của công việc làm phim nên những bài viết ngắn của họ thật sinh động, có tính thuyết phục cao. Nhiều diễn đàn (forum) của các bạn trẻ yêu điện ảnh tự lập ra cũng như những nhóm (group) trên mạng được người xem yêu thích và chia sẻ.
Điện ảnh đang thay đổi mạnh mẽ. Và chính chúng ta, những người viết phê bình điện ảnh, cũng phải thay đổi. Song thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào sự tiếp cận điện ảnh của từng cá nhân, miễn làm sao, chúng ta nói hay viết cái gì, nên có ích và thiết thực. Nhiều người và nhiều bài viết, in ra, không ai đọc. Hoặc người ta chỉ đọc lướt qua cái tên bài là biết tác giả viết cái gì rồi.
Điện ảnh đang thay đổi mạnh mẽ. Và chính chúng ta, những người viết phê bình điện ảnh, cũng phải thay đổi. Song thay đổi như thế nào còn phụ thuộc vào sự tiếp cận điện ảnh của từng cá nhân, miễn làm sao, chúng ta nói hay viết cái gì, nên có ích và thiết thực.
Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có nhiều người sở hữu NFT nhất thế giới Theo báo cáo mới nhất của Statista, NFT nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Theo Forbes, NFT (Non-fungible token) được định nghĩa là một "tài sản số đại diện cho một vật phẩm trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, sản...