“Khi ôm lựu đạn xung phong, tôi chắc mình sẽ chết”
“Khi xung phong tiến lên, tôi chắc mình sẽ chết nhưng không cho phép mình lùi. Tôi đã bình tĩnh mang theo 4 quả lựu đạn, 5 quả pháo B40 tiến lên cảm tử. Địch xả súng bắn đinh tai nhức óc nhưng tôi vẫn cố gắng phóng 3 quả B40 vào chính công sự và 2 bên khiến 15 tên giặc Mỹ bỏ mạng”.
Tháng 5 năm 1972, chàng trai trẻ Đinh Hữu Ánh, quê ở thôn Ông Chinh, xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ. Ông được bổ nhiệm vào đơn vị D46C thuộc Tỉnh đội Quảng Bình. Sau một tháng huấn luyện, ông được tăng cường cho Trung đoàn 48 mang tên Thạch Hãn với 2.000 lính đặc công làm nhiệm vụ bảo vệ và đánh địch tái chiếm thành cổ Quảng Trị.
Tại đây, ông đã trực tiếp tham gia vào chiến dịch 81 ngày đêm máu lửa. Tính từ tháng 7 đến cuối tháng 8/1972, ông đã trực tiếp tham gia 48 trận đánh. Lúc đó, địch được yểm trợ bởi pháo binh, hải quân và hàng chục máy bay huy động từ Đà Nẵng vào hủy diệt thành cổ. Trung bình 1 phút chúng bắn 47 quả pháo, hàng trăm tốp máy bay, tàu biển, xe tăng dội bom đạn bắn phá.
Người cựu binh Đinh Hữu Ánh kể lại những ngày tháng chiến đấu ác liệt ở thành cổ Quảng Trị
Để đối phó với địch, trong quá trình chiến đấu, ta đã 17 lần tăng cường quân, mỗi lần tăng 1 tiểu đoàn khoảng 500 người. Trong cuộc chiến đấu oanh liệt, cả ta và dịch đều thiệt hại nặng nề, nhiều máy bay, xe tăng, tàu thủy của chúng bị bắn cháy, hàng chục ngàn lính Mỹ, ngụy phải đền tội. Còn phía ta có 83.000 chiến sỹ hy sinh.
Và trong một trận đánh ác liệt, đơn vị của ông Ánh chỉ còn lại 6 người nhưng vẫn dũng cảm xông lên đánh địch. Lúc đó, ông được giao nhiệm vụ tiến lên diệt mục tiêu, 5 đồng đội khác phía sau yểm trợ. “Khi xung phong tiến lên, tôi biết chắc mình sẽ chết nhưng không cho phép mình lùi. Tôi đã bình tĩnh mang theo 4 quả lựu đạn, 5 quả pháo B40 tiến lên cảm tử. Địch xả súng bắn đinh tai nhức óc nhưng tôi vẫn cố gắng phóng 3 quả B40 vào chính công sự và 2 bên khiến 15 tên giặc Mỹ bỏ mạng. Tuy nhiên, lúc này địch vẫn còn nhiều nên chúng tôi phải rút lui để bảo toàn lực lượng”, ông Ánh nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Sau trận đánh này, ông được Trung đoàn phong tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” cấp 1. Đánh xong trận thứ 48 thì ông bị thương phải ra Quảng Bình điều trị, còn cả đơn vị gần như đã hy sinh.
Dù sau một thời gian chữa trị, vết thương chưa lành hẳn, nhưng người lính trẻ lại xung phong trở lại Quảng Trị chiến đấu tiếp. Tháng 10/1972, đơn vị ông được phân công đánh địch ở cánh đông thuộc hướng chi viện cho thành cổ, chốt tại xã Long Quang, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Trong đó có trận đánh tại đồi C5 ở nhà thờ Linh An. Trong trận này, được sự yểm trợ của đồng đội, ông đã dùng lưu đạn và B40 tiêu diệt gọn cả trung đội của địch với 18 tên. Với chiến công này, ông tiếp tục được đơn vị phong tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” cấp 2.
Những hình ảnh đau thương trong trận đánh 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị (Ảnh tư liệu)
Tham gia hàng chục trận chiến sinh tử, nhưng trận đánh để lại cho ông Ánh kỷ niệm sâu sắc nhất là trận ngày 17/1/1973. Khoảng 6 giờ sáng, trên một bãi cát ở huyện Triệu Phong, địch huy động 7 xe tăng, 32 máy bay yểm trợ cùng một viên tướng kéo theo lực lượng hùng hậu đến tấn công. Chúng thả bom, bắn đạn khiến đơn vị ông hy sinh phần lớn. Lúc đó, ông cùng những người còn lại vẫn kiên cường chiến đấu, bảo vệ mục tiêu.
Với tư cách là người chỉ huy trận đánh, ông đã chỉ đạo anh em phía sau dùng pháo B40, B41 để chờ lệnh khi xe tăng chúng tấn công. Tuy nhiên, xe tăng địch không tấn công mà chúng đánh bộ binh. Hàng trăm tên lính Mỹ, ngụy hung hăng xông lên, ông đã ném một loạt lựu đạn và bắn B40 chống trả quyết liệt và tiêu diệt được 40 tên. Lúc này, lực lượng quá chênh lệch nên ông đã quyết định mở “đường máu” để rút lui, nhưng trên đường rút thì bị chúng truy kích bằng những cơn “mưa bom bão đạn”. Toàn bộ anh em hy sinh, ông bị thương nặng nên chúng tưởng chết rồi rút quân. Với chiến thành tích trên, ông tiếp tục được đơn vị phong tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” cấp 3.
Video đang HOT
Thành cổ Quảng Trị hôm nay
Chiến thắng 81 ngày đêm tại chiến trường thành cổ Quảng Trị khiến đế quốc Mỹ thua trên bàn đàm phán và buộc ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, sau đó rút quân về nước trong sự nhục nhã.
Đến năm 1976, ông Ánh xuất ngũ trở về quê hương, sống một cuộc sống bình dị bên gia đình, nhưng mỗi khi nhắc lại những trận đánh ở Quảng Trị, ký ức căm thù giặc năm xưa lại hiện về trong ông. “Tôi không muốn nói nhiều đến 3 danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” của mình. Điều tôi đau xót nhất là chiến tranh ở Quảng Trị vô cùng tàn khốc, anh em, đồng đội hy sinh nhiều quá”, trái tim người cựu binh Đinh Hữu Ánh như thắt lại.
Quy Đạt – Đặng Tài
Theo Dantri
Xúc động đêm tái hiện lịch sử "Hùng thiêng đất mẹ"
Tối 18/7, tại Quảng trường thị xã Quảng Trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tỉnh Quảng Trị đã trọng thể tổ chức chương trình "Hùng thiêng đất mẹ" nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh, liệt sĩ.
Thực hiện video: Văn Lịnh
Tham dự chương trình có ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ông Lê Hữu Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị cùng đoàn công tác của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Trị, các đơn vị vũ trang, các mẹ VNAH, cựu chiến binh và đông đảo nhân dân địa phương.
Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc chương trình "Hùng thiêng đất mẹ"
Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương (bìa trái) và ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến dự chương trình...
...và trao quà cho các hộ gia đình chính sách, có công với cách mạng
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Trung ương cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị
Mảnh đất thị xã Quảng Trị với nhiều địa danh lịch sử: Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị - nơi đã diễn ra trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt, "mùa Hè rực lửa" 1972. Trong những năm tháng chiến tranh, đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng anh dũng ngã xuống trên mảnh đất này.
Hướng đến kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7, chương trình "Hùng thiêng đất mẹ" được tổ chức nhằm tôn vinh, tri ân công lao to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương, bệnh binh, những người có công với cách mạng.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Quảng Trị được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm chiến tranh, quân và dân Quảng Trị đã chiến đấu kiên cường, góp phần đem lại sự thắng lợi to lớn, thống nhất non sông. Tại mảnh đất này, có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Hàng ngàn người dân Quảng Trị đã đến tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại mảnh đất Quảng Trị trong đêm tái hiện lịch sử "Hùng thiêng đất mẹ"
Nhiều năm qua, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cuộc sống cho các mẹ VNAH, các cựu chiến binh, các gia đình có công với cách mạng, nhằm xoa dịu nỗi đau do chiến tranh để lại, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, có công với cách mạng. Tôi mong rằng, thời gian tới đồng bào và chiến sĩ cả nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác đền ơn đáp nghĩa, tích cực chăm lo đến cuộc sống của các mẹ VNAH, các cựu chiến binh, các gia đình có công với cách mạng để tri ân sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Tái hiện lại một thời lịch sử hào hùng
Chương trình "Hùng thiêng đất mẹ" được mở đầu bằng việc tái hiện lại cảnh bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn để tiến vào chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị giữa làn bom đạn của kẻ thù. Tiếp đó là ba chương với các chủ đề: Đất mẹ anh hùng, sự hy sinh, trọn nghĩa vẹn tình... do các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật trong nước biểu diễn.
Trong chương trình, khán giả được giao lưu và chia sẻ với một số nhân chứng lịch sử về những ngày đêm khói lửa ở thành cổ Quảng Trị.
Bên cạnh ý nghĩa tri ân các vị anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh, chương trình "Hùng thiêng đất mẹ" còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc cho các thế hệ trẻ mai sau.
Vượt hàng trăm ki-lô-mét vào Quảng Trị, cựu chiến binh Đào Văn Phê, thành viên Ban liên lạc Tiểu đoàn K3-Tam Đảo, chia sẻ: "Tôi rất xúc động khi được trở lại mảnh đất trước đây tôi cùng đồng đội đã tham gia chiến đấu. Trên mảnh đất đau thương này, đã có hàng trăm đồng đội của tôi đã anh dũng ngã xuống. Trong số đó, hiện có khoảng gần 200 người chưa tìm thấy hài cốt.
Rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh tái hiện lại lịch sử về một thời chiến tranh ác liệt
Trước đó, đoàn công tác của Trung ương cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị, hiện đang yên nghỉ tại 2 Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và đường 9. Tại những nơi này, đoàn đã kính cẩn dâng hương trước anh linh các liệt sĩ.
Thiếu tướng Phạm Văn Miên, Tổng biên tập Báo Công an nhân dân và Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân cùng đoàn đại biểu Trung ương và lãnh đạo địa phương về dự chương trình truyền hình trực tiếp "Hùng thiêng đất mẹ"
Nhân dịp này, các ngân hàng thương mại hỗ trợ 100 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác an sinh xã hội. Số tiền này dành để xây nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và các hộ nghèo; xây dựng các công trình y tế, giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe các thương bệnh binh và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, sẽ dành một phần kinh phí tiếp tục tôn tạo, nâng cấp Thành cổ Quảng Trị, khu di tích đôi bờ Hiền Lương và xây dựng một nhà tưởng niệm cho những người lính đã hy sinh tại cao điểm 689, Khe Sanh, Quảng Trị.
Đăng Đức - Đặng Tài
Theo Dantri
Vụ thảm sát 6 người: Ứng dụng công nghệ để phá án Từ những dấu vết quan trọng được chuyển đi giám định, bằng những trang thiết bị và phần mềm hiện đại, các chiến sĩ hồ sơ đã tìm ra manh mối quan trọng, gỡ "nút thắt" của vụ trọng án giúp cơ quan điều tra nhanh chóng khoanh vùng, bắt gọn nghi phạm. Tin nhắn lúc rạng sáng "tố giác" nghi phạm Công...