Khi nông dân không mặn mà với tiền hỗ trợ trồng lúa
Mặc dù Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ nông dân bảo vệ đất lúa tuy nhiên, nhiều hộ dân tỏ ra không mặn mà với khoản hỗ trợ này, còn chính quyền địa phương clúng túng vì không thể giải ngân theo đúng kế hoạch.
Người dân cần những chính sách sát hơn với cuộc sống
Theo quy định, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho sản xuất lúa trên đất lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành nông nghiệp Long An, tính bình quân mỗi nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ sở hữu từ 0,3-0,5 ha đất, do đó số tiền hỗ trợ gần như không mang lại ý nghĩa gì. Mặt khác, bà con rất ngần ngại thủ tục và mất nhiều thời gian nên bỏ. Trong khi đó, cán bộ ban ấp các địa phương rất vất vả đi vận động bà con đến Ủy ban xã nhận tiền, nếu không tất toán được nguồn kinh phí, coi như địa phương sẽ mất thi đua.
Video đang HOT
Hiện nay, với thu nhập trung bình, mỗi ngày công lao động của một nông dân từ 150.000-250.000 đồng, vì vậy nếu ở nhà có vài công đất lúa mà phải dành thời gian đi photo, công chứng nhiều loại giấy tờ, dành thời gian đến trụ sở xã nhận 50.000 đồng/công đất nên rất ít người muốn làm thủ tục này.
Ông Phạm Văn Phuông, ấp 2, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cho biết: “Chính sách này không hợp lý, thà để tiền đó làm công tác nông thôn mới, thủy lợi nội đồng, đường giao thông thì hiệu quả hơn, chứ làm kiểu này rất bất tiện cho nông dân chúng tôi”.
Mỗi năm, nguồn ngân sách hỗ trợ người trồng lúa lên đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng do sử dụng phân tán nên không đạt hiệu quả kinh tế. Đối với một số địa phương, khoản tiền người dân không đến nhận đang là nỗi âu lo về tài chính của chính quyền. Nhiều nơi đã lấy ý kiến của nhân dân đưa nguồn tiền này mục đích cộng đồng khác, nhưng vấp phải quy định trong quản lý và sử dụng ngân sách nên không dám làm. Dù tiền đã sẵn sàng, nhưng vẫn bị nông dân từ chối, chỉ vì gói hỗ trợ quá nhiêu khê về thủ tục và không mang lại nhiều lợi ích cho dân.
Nam Việt
Theo_VTV
Tai nạn kinh hoàng làm 4 người chết: Tài xế ngủ gật!
Chiều 17/7, Công an tỉnh Long An đã xác định nguyên nhân vụ tai nạn kinh hoàng làm 4 người chết, 8 người bị thương xảy ra trên đường cao tốc TPHCM - Trung Lương (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Kết quả ban đầu xác định, nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do tài xế xe khách Dương Trường Sơn (35 tuổi, ngụ Vĩnh Long) phóng nhanh trong khi đang ngủ gật, không làm chủ được tay lái, chạy không đúng làn đường quy định.
Xe khách bẹp dí khi tài xế ngủ gật, phóng nhanh, húc vào phía sau xe tải.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn,chiếc xe tải mang BKS 49X-1546 do tài xế Nguyễn Vũ Hùng (31 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) điều khiển chạy trên đường cao tốc Trung Lương hướng từ miền Tây đi TPHCM ở làn đường quy định tốc độ 80km/giờ. Xe khách 16 chỗ mang BKS 64B-004.34 do Sơn điều khiển chở 12 hành khách chạy phía sau ở làn đường 100km/giờ.
Do phóng nhanh, ngủ gật và không làm chủ được tốc độ, tài xế Sơn đã để xe khách tông vào phía sau xe tải khiến phần mé phải xe khách bẹp dúm, 2 hành khách trên xe tử vong tại chỗ, 10 hành khách nhập viện, sau đó thêm 2 người tử vong tại bệnh viện.
Được biết chiếc xe khách thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Đạt (Vĩnh Long), khởi hành vào lúc 4 giờ sáng từ thành phố Vĩnh Long đi TPHCM
Hoài Nam - Trí Hòa
Theo Dantri
Tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc TPHCM Trung Lương: Do lái xe khách không giữ khoảng cách an toàn Nguyên nhân ban đầu do lái xe ô tô khách chạy cùng chiều hướng Trung Lương - thành phố Hồ Chí Minh với xe tải không giữ khoảng cách an toàn, đâm vào phía sau xe tải tại làn đường 80km/h. Hiên trương vu TNGT tham khôc sang 17.7. Đo la khăng đinh cua Cuc CSGT đương bô - đương săt (Bô CA)...