Khi nông dân khởi nghiệp
Tuy là tỉnh công nghiệp nhưng ngành Nông nghiệp của Đồng Nai tăng trưởng thuộc tốp đầu cả nước; cũng dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới chủ yếu đều huy động từ sức dân.
Bà Cao Xuân Thu Vân (bìa trái), Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP của Đồng Nai tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: B.NGUYÊN
Trên địa bàn tỉnh không thiếu những nông dân có tư duy khởi nghiệp, không chỉ sản xuất giỏi mà trở thành chủ trang trại, giám đốc HTX, chủ doanh nghiệp (DN) đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư sơ chế, chế biến nông sản xuất khẩu tốt vào những thị trường khó tính.
Những “ giám đốc nông dân”
Yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi phải hình thành lớp nông dân có tư duy mới, kiến thức mới để tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao nhằm chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ qua sản xuất hàng hóa lớn, theo chuỗi giá trị và sát với nhu cầu thị trường.
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi (thứ 3 từ phải sang) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp dịch vụ Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu) tại lễ cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP Đồng Nai 2021
Kể câu chuyện đầu tư chế biến và để các sản phẩm tinh dầu bưởi, tinh dầu sả của HTX đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Bình Lợi (xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) Trần Hoàng Thiện cho biết, trước đây xã Bình Lợi được biết đến là “vùng đất mía”, vì hầu hết nông dân đều trồng mía để phục vụ cho nghề nấu đường mía truyền thống tại địa phương. Hiện nay, vùng đất mía khi xưa đã trở thành vùng trồng bưởi da xanh mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Để tăng thêm thu nhập, nhiều xã viên đã tận dụng đất trống trong vườn bưởi trồng xen canh thêm cây sả. Từ những nguồn nguyên liệu sẵn có trong vườn, HTX đầu tư sản xuất ra các sản phẩm tinh dầu bưởi, tinh dầu sả… Sản phẩm đang được thị trường đón nhận tốt.Giám đốc Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh (P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) Phạm Văn Thịnh xuất thân từ nông dân có gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi chim cút. Bắt tay vào đầu tư chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, ông Thịnh đã xây dựng được trang trại nuôi chim cút với tổng đàn hơn 450 ngàn con. Đây cũng là trang trại nuôi cút đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai áp dụng hệ thống nuôi chuồng lạnh, khép kín.
Để chủ động về đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của trang trại, ông Thịnh đã thành lập Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh chuyên phân phối và chế biến trứng cút cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện DN đang thu hoạch hơn 1 triệu trứng cút tươi/ngày từ trang trại do DN đầu tư cũng như của 30 trang trại nuôi gia công. Sản phẩm chính của DN là trứng cút tươi và trứng cút ăn liền cung cấp vào các hệ thống siêu thị trong cả nước. Riêng sản phẩm trứng cút ăn liền, trung bình DN xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khoảng 20 tấn/tháng. Ngoài ra, DN còn có đơn hàng xuất khẩu đi thị trường Đài Loan và Mỹ. Hiện nay, nhà máy sản xuất của ông Thịnh đang tạo việc làm ổn định cho khoảng 70 lao động tại địa phương.
Đồng Nai không thiếu những gương nông dân khởi nghiệp thành công, trở thành chủ DN, chủ cơ sở, giám đốc HTX xây dựng được những chuỗi liên kết nông sản từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là xuất khẩu tốt vào những thị trường khó tính.
Tiêu biểu như Giám đốc HTX Thanh Bình (H.Trảng Bom) Lý Minh Hùng thành công trong đầu tư cánh đồng lớn trồng, chế biến chuối xuất khẩu. Đặc biệt, HTX đã xây dựng được mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn khi tận dụng được thân cây chuối làm sản phẩm bẹ chuối sấy khô là nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng thân thiện với môi trường.
Hay như tỷ phú nông dân Trương Thanh Khoan thành lập Công ty TNHH MTV Trương Thanh Khoan (H.Tân Phú) chuyên trồng và chế biến các sản phẩm từ trầm hương như: tinh dầu, trầm cảnh, gỗ trầm, trầm mảnh… không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu tốt.
Hình thành lớp nông dân khởi nghiệp
Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân khởi nghiệp thành công từ chính mảnh đất của mình, huy động nhiều nông dân khác cùng tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi tiêu thụ sản phẩm với giá trị mang lại rất lớn. Lớp nông dân khởi nghiệp này không chỉ giỏi trong sản xuất mà còn hiểu về tổ chức sản xuất, đầu tư chế biến và nhất là về thị trường, chủ động được đầu ra cho nông sản.
Bà Nguyễn Thị Bích Lệ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Trường Phát (H.Nhơn Trạch) là nông dân khởi nghiệp thành công đầu tư chế biến đa dạng sản phẩm từ hạt sen
Đến thăm và làm việc tại Đồng Nai vào giữa tháng 8 vừa qua, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân chia sẻ: “Tôi có cơ hội đi thăm một số mô hình sản xuất mà giám đốc DN và HTX đều xuất thân từ nông dân. Xuất thân từ nông dân, họ chịu khó học tập và với cái tâm của người nông dân, hiểu được người nông dân, hiểu được những ưu thế cũng như những cái không lợi thế của người nông dân. Và họ đã phối hợp rất chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà tài chính, nhà tiêu thụ và nhất là phối hợp rất chặt với nông dân xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất”.
Theo bà Vân, đã đến lúc hình thành nên lớp nông dân trẻ khởi nghiệp để hàng hóa, nông sản của Việt Nam không chỉ tiêu thụ ổn định tại thị trường nội địa mà có mặt trên thị trường thế giới với chất lượng cao. Để làm được điều đó, cần phải có lớp nông dân khởi nghiệp và có nhiều nông dân trở thành chủ các DN, thậm chí chủ tập đoàn và trở lại đóng góp cho nông dân, cho nông nghiệp. Phải tập cho nông dân ý thức khởi nghiệp, không chỉ làm nông giỏi mà phải trở thành nhà sản xuất, nắm rõ cách thức hàng hóa mình làm ra đi đến đâu, về đâu và trong chuỗi liên kết đó, phải hiểu rõ những điểm nghẽn ở đâu để cùng nhau tháo gỡ.
Khi nông dân đặt hết trái tim, đặt hết trăn trở vào sản phẩm, kết nối được với các nhà khoa học, nhà tài chính, nhà tiêu thụ thì sẽ càng có nhiều nông dân sản xuất giỏi, những chủ DN biết quản trị và làm chủ được các công nghệ. Từ đó, góp phần nâng cao vị thế của nông sản, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
Đồng Hỷ: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 16,4%
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 6, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng 16,04% so với cùng kỳ năm 2021.
Vận chuyển và tiêu thụ phôi thép tại Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên.
Để đạt được kết quả trên, huyện Đồng Hỷ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất. Đặc biệt là các ngành nghề thế mạnh của địa phương, như: Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, cát, sỏi, xi măng), chế biến nông, lâm sản... Qua đó tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động.
Những tháng cuối năm, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án công nghiệp lớn đang đầu tư vào địa bàn; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chủ động liên kết, cung cấp nguyên liệu khai thác, chế biến cho các dự án...
Vốn cho doanh nghiệp phục hồi - Bài 2: Mạnh tay hỗ trợ, sớm đưa dòng vốn đến doanh nghiệp Nền kinh tế đang dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng, các doanh nghiệp cũng đang từng bước phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu thiệt hại...