Khi những vị khách không còn được đón chào!
Khoảng 3 đến 4 năm về trước, nghe cái từ “phượt” sao nó bình thường và dung dị lắm, thậm chí lúc ấy vẫn còn nhiều người chưa biết tới phượt, hay đi phượt là đi gì, đi như thế nào.
Trên những chuyến lang thang của mình, những nơi tôi ghé qua; xin ở nhờ; ghé trọ, nếu ai đó có hỏi rằng tôi là dân phượt , tôi luôn vui vẻ gật đầu và nở một nụ cười kiêu hãnh!
Những người lớn tuổi thường thích chuyện trò với những kẻ “lỡ đường” như tôi, hoặc chí ít, đó là phép lịch sự và tấm lòng mến khách. Bên mâm cơm, tôi luôn trả lời câu hỏi “đi đâu?” của họ một cách đơn giản và dễ hiểu nhất: “Dạ, con đi chơi; con đi dạo; con đi lang thang chụp hình cho vui thôi,…” Và dẫu không bao giờ trả lời rằng mình đi phượt, tôi cũng chưa bao giờ phủ nhận nếu có ai đó tự gán cho mình cái “danh hiệu” ấy. Bởi, nó chẳng có gì xấu xa cả, thời điểm đó, phượt chỉ là một trong những tên gọi đơn thuần của những người ham mê du ngoạn.
Nhưng… tự bao giờ những gã lữ hành lại trở nên nổi bật và đáng chú ý đến thế? Tiếng thơm chăng, hay tiếng xấu? Họ vốn chỉ là những kẻ nhớ núi mơ sông bình dị giữa dòng người, chỉ là những kẻ rỗi hơi bỏ lại công việc phía sau để thỏa cái khát khao của đôi chân hoang hoải thôi mà? Hừm, ai mà biết! Có lẽ, khi hàng tá những kẻ nghỉ bờ ngủ bụi, ăn mắm mút giòi kham khổ lấy đó làm thước đo cho cái “thời thanh xuân đáng nhớ”, thì mọi chuyện từ đây đã khác đi rất nhiều mà không phải ai cũng nhận ra…
Cuối tháng này tôi có một cuộc hẹn với núi rừng Tây Bắc, gọi cho ông bạn trên Tà Xùa để chuẩn bị thời gian và lều trại các thứ. Ổng dặn: “Mày đừng có mà ăn mặc giống tụi phượt thủ, dân bản nay nó ghét tụi phượt thủ lắm, lên nó thấy phượt thủ nó đập chết mẹ…”.
Hơ… ăn mặc giống… “tụi phượt thủ”? Và dân bản mà lại hung hăng vậy sao? À, hóa ra hơn 2 năm không liên lạc lại và nghe ngóng tin tức gì trên đó, có nhiều thứ đã vĩnh viễn không còn như xưa. Nay, lại lần nữa tôi muốn tâm tình với những chuyến đi, ai biết được rằng liệu nơi ấy giờ đây có còn là những chân trời phóng đãng?
Nghe nói, ngày qua rồi tháng lại, hết mùa ngô rồi tới hết những mùa khoai. Dân nơi đây đã chán ngán cái tụi “đú đởn” cắm lều lửa trại vì xả rác, mất trật tự, chuyên lấy trộm củi của dân bản, phá nương chè, nương ngô mà làm thú vui tự sướng. Có nhiều nhóm còn nổi lửa hát hò nhậu nhẹt đến hơn 2 giờ sáng, dân không ngủ được, họ ra nhắc nhở thì lại xô xát đánh nhau. Bên cạnh đó là nhiều đoàn chạy xe theo “phong cách” mất dạy không hơn không kém. Báo chí nói đến phát nhàm rồi, giờ tới dân bản cũng phải trầm ngâm mà buông những tiếng thở dài thì ta nên suy nghĩ lại. Vài người bao biện cho những hành động thiếu ý thức của mình là sự “nổi loạn” của tuổi trẻ? Đệt… nghe mà tự nhiên tóc gáy nó muốn dựng!
Sự hiếu khách dĩ nhiên sẽ có giới hạn khi những vị khách của núi rừng giờ đây chẳng khác gì một giống nòi ngoại lai phá hoại mùa màng. Những trai xinh gái đẹp mặc quần rằn ri khoác lên mình tấm áo rực màu cờ tổ quốc mà đi đến đâu hoang tàn đến đó? Đối với họ, cả năm trời mới có một chuyến để xõa thì có làm sao, cũng đâu ai biết mình là ai đâu mà lo? Nhưng với bà con, thử nghĩ xem khi ngày nào cũng phải chịu đựng căn bệnh mang tên “những chuyến đi của tuổi thanh xuân rực rỡ sắc màu bla bla”? Họ ghét nên họ “đấm phát chết luôn” là đúng rồi!
Bản thân tôi thì không hề phân biệt hay định kiến gì ở cách mà mọi người ăn mặc và bảo hộ cho mình. Nhưng không thể trách người dân đánh đồng, quy chụp mọi kẻ lang thang “ăn mặc như thế” đều là phá phách, và đặc biệt là những đoàn xe càng phô trương, càng ồn ào thì càng nhận được nhiều hơn những cái nhìn khinh bỉ. Không phải không có CSGT tốt, nhưng hãy tưởng tượng, bạn đang đứng loay hoay bên lề đường giữa một thành phố lạ, có anh CSGT ghé tới và ý nghĩ đầu tiên vụt qua trong đầu của bạn là gì? Anh ấy tốt bụng nên quan tâm mình, tới để hỏi thăm và chỉ đường cho mình, hay là sẽ như thường lệ: “Chết cha, lại mất tiền rồi…”?
Phượt thủ xả rác cũng có, mà phượt thủ dọn rác cũng có. Nhưng cuộc đời, tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa. Chúng ta nên chấp nhận rằng từ “phượt” giờ đây không còn dùng để chỉ những kẻ lang thang đơn thuần nữa, nó đã trở thành một định nghĩa chướng tai gai mắt trong suy nghĩ của mọi người, mà để thay đổi một định kiến đã ăn sâu vào trong máu của người bản xứ là điều rất khó. Nên giờ họ cứ nhìn thấy những người “ăn mặc kiểu phượt thủ” lên bản cắm trại, ai ghét thì đập chết mẹ bạn luôn, còn mà ai hiền hiền thể nào cũng nghĩ trong đầu rằng: lạy trời, mất mùa nữa rồi! Ông bạn tôi ổng bảo thế đấy, nhưng e cũng là điều dễ hiểu!
Đó chỉ là một vài thứ để nói trong muôn ngàn những trò lố lăng của phượt thủ qua lời kể và báo chí. Cũng nhờ ơn các thím phịch thủ mà mấy con bạn tôi nó thường rỉ tai nhau: “Thằng Nhật nó hay đi chơi thế thì… á hí hí”. Những cái nhìn hồn nhiên cùng những điệu cười đen tối đầy bí ẩn đó là lý do khiến tôi ế tới bây giờ. Và cũng là lần đầu tiên trong gần nửa thập kỉ nuôi mộng lang thang, tôi không muốn người ta gọi mình là “phượt thủ”!
Theo ocuaso.com
Định kiến giới, Nam giới, Nữ giới, Phượt thủ, Xe côn, Xu hướng
Cô gái trẻ Nguyễn Thanh Vân, sinh năm 1992 có niềm đam mê đặc biệt với xe côn. Khác với phần đông "phượt thủ" ưu xê dịch, Vân chọn độc hành trên những con đường để khám phá và tìm ra lí tưởng mới.
Hình ảnh được cắt ra từ video
Huyền Cung
Theo LĐO
Vẻ mê đắm của hồ nước mặn lớn thứ 2 thế giới giữa làn tuyết phủ trắng Trong chuyến chinh phục "con đường tơ lụa" của phượt thủ Ngô Trần Hải An, hồ Thanh Hải là một trong những điểm đến đã được vạch sẵn. Tại đây, anh chàng đã bắt trọn những khoảnh khắc tuyệt đẹp của hồ nước mặn lớn thứ 2 thế giới trong màn tuyết trắng ngợp trời. Hồ Thanh Hải, tiếng Mông Cổ có tên...