Khi những đứa em trai là… nguồn cơn bất hạnh
Trong gia đình người Việt, có những câu cửa miệng quen tai rằng: Là chị, con phải nhường em; Là chị, con phải lo cho em…
Những câu nói này xuất phát từ quan điểm dạy dỗ của các bậc cha mẹ Việt: o bế con trai, thiên lệch con trai hơn rất nhiều so với con gái.
Nuôi dạy, yêu thương các con công bằng là điều cha mẹ cần làm. (Ảnh minh họa)
Con trai được nuông chiều không phải động tay vào việc nhà từ nhỏ, con gái được dạy dỗ là phụ nữ phải hi sinh, nhường nhịn cho em, sau này cho chồng con. Thế nên đã có không ít câu chuyện đau lòng xảy ra từ mối quan hệ “anh em như thể tay chân” từ cách dạy dỗ lệch lạc này.
Tôi là ai, ruột thịt hay người ngoài?
Cách đây không lâu, câu chuyện của một bạn đọc giấu tên trong chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật” của một tờ báo đã lấy nước mắt của rất nhiều độc giả. Bạn đọc giấu tên đó kể rằng cha mẹ cô có 5 người con và cô là đứa con gái thứ hai và cũng là độc nhất trong 5 anh em. Con gái độc nhất trong gia đình, nhưng thay vì thương yêu cô lại bị chính những người thân của mình đối xử bất công.
Từ tấm bé, cô đã phải dậy sớm hầu hạ cơm nước cho anh em trai đi học, tết đến chưa bao giờ được cha mẹ mua cho tấm áo manh quần mới, cho dù rằng họ có sắm túi lớn, túi bé áo quần cho các con trai. Khát khao đi học của cô bị bà mẹ sớm vùi dập vì theo bà con gái không cần học nhiều, chỉ lo cho con trai học là đủ.
Học hết cấp 2 cô phải nghỉ học ở nhà đi làm kiếm tiền phụ mẹ lo cho anh em trai học. Noi theo cách ứng xử của cha mẹ, các anh em trai của cô cũng không hề tôn trọng cô, đối với họ cô chỉ là người giúp việc trong nhà.
Lớn lên anh em trai bay nhảy, cô ở nhà chăm sóc cha mẹ ốm đau và khi người cha mất đi thì di chúc cũng chỉ để lại tài sản cho con trai, còn cô thẳng thừng bị coi là nữ nhi ngoại tộc. “Bố ốm nặng cũng tay tôi chăm sóc. Rồi bố qua đời cũng trên tay tôi. Ngày đưa tang bố xong, mẹ tôi họp gia đình các con lại và công bố bản di chúc. Mẹ cũng không gọi tôi về họp gia đình.
Video đang HOT
Mẹ nói tôi là con gái đã đi lấy chồng, coi như người ngoại tộc. Bố mẹ tôi không để lại một dòng chữ nào trong di chúc mà có nhắc đến tôi hay dành cho tôi lấy một mét đất nào. Tôi đứng ngoài nghe lỏm mà uất hận nước mắt chảy dài. Khi mẹ công bố di chúc xong, quá uất hận tôi đã chạy vào nhà, tôi vừa khóc, vừa nói được mấy lời: Mẹ! Trước bàn thờ tang của bố, con hỏi mẹ con là gì của bố mẹ? Con có phải là con ruột của bố mẹ không?
Con có phải là em, là chị ruột của 4 đứa con trai của mẹ không? Tại sao lại đối xử với con bất công đến như thế. Con đã phải bỏ học cùng mẹ làm lụng nuôi các em nên người. Các em đi thoát ly xa, con ở nhà chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ. Sao bố mẹ lại nỡ đối xử với con như vậy được chứ? Nói được chừng ấy, tôi nghẹn lời, nước mắt trào ra. Tôi ào chạy ra khỏi căn nhà chưa từng có chỗ cho tôi…”.
Tiếc rằng câu chuyện thiên lệch này không hề là chuyện cá nhân của bạn đọc nói trên mà ngược lại nó lại xảy ra trong cuộc sống khá nhiều. Ở tỉnh B đã từng xảy ra câu chuyện chị đầu độc em rồi cắt cổ tay tự tử. Căn nguyên câu chuyện bắt đầu từ sự hiếm muộn của một gia đình. Sau nhiều năm chữa chạy cầu cúng thì họ sinh được cô con gái và sau đó 3 năm sinh được cậu con trai.
Kể từ lúc đó con gái là người thừa trong gia đình. Bị cha mẹ yêu cầu nhường nhịn em tuyệt đối và bị đứa em bắt nạt là chuyện thường ngày của cô con gái. Đỉnh điểm câu chuyện khi sinh nhật lần thứ mười bảy, em trai đòi cha mẹ mua xe môtô phân khối lớn và được đồng ý ngay, trong khi chị gái cần vốn mở cửa hàng bán đồ lưu niệm thì không được chấp nhận.
Sau nhiều lần cãi vã với bố mẹ và em trai, cô con gái đã bỏ thuốc ngủ vào nước ngọt cho em trai uống. Nhưng khi thấy em trai mình lịm đi, cô sợ quá hô hoán mọi người đưa em đi cấp cứu rồi quẫn trí lấy dao cắt động mạch ở tay mình.
Sự yêu thương thiên lệch
Lắm câu chuyện bi kịch là vậy nhưng chắc chắn một điều rằng khi được hỏi thì có tới 99% ông bố, bà mẹ khẳng định trong nhà họ không có chuyện con yêu con ghét, rằng tất cả những đứa con đều được đối xử như nhau.
Nhưng trên thực tế cái sự “như nhau” thật khó mà thực hiện được giữa những đứa con trong một gia đình. Thông thường các ông bố thiên về lý trí, thường yêu những người con ưu tú, giỏi giang, mang lại niềm tự hào, hãnh diện cho bản thân và cả gia đình. Còn những bà mẹ, nặng về tình cảm lại hay thương những đứa con yếu kém, thiệt thòi.
Mặt khác, ở nhiều gia đình, con trai thường được yêu chiều hơn bởi những ý nghĩ phong kiến: con gái là phải chăm chỉ, nết na và biết nội trợ; con trai chỉ cần khỏe mạnh để sau này nuôi cha mẹ và gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Từ cách yêu thương thiên lệch này mà đã xuất hiện những người anh/em trai có cách hành xử gia trưởng ngay chính với chị/em gái của mình và tiến tới là thành người đàn ông gia trưởng trong quan hệ xã hội và trong gia đình riêng của anh ta sau này. Trong nhà, chị/em gái phải hy sinh, nghỉ học đi làm để nuôi anh/em trai ăn học.
Nhưng khi thành danh thì chẳng ai nhớ đến sự hy sinh thầm lặng đó, cha mẹ chỉ quan tâm yêu chiều và ca tụng đứa con đã làm rạng danh gia đình, còn kẻ thành danh thì quay lại khinh thường người kém may mắn hơn mình.
Bàn về vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng, thói gia trưởng “di truyền” từ thế hệ đi trước, bởi các bậc cha mẹ vẫn thường o bế, dạy dỗ con trai thiên lệch so với con gái. Ngay từ tấm bé, con trai đã không được dạy biết sẻ chia công việc với mẹ, với chị, biết nhường nhịn từ miếng ăn đến lời nói, biết lo lắng cho người thân thì làm sao có thể hình thành thói quen tốt và tinh thần trách nhiệm để gánh vác những việc lớn trong gia đình.
Theo chuyên gia tư vấn Trần Thị Hồng Hà – Trung tâm tư vấn tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, lâu nay truyền thống và truyền thông đều chỉ đi theo hướng một chiều, tức khuyên người phụ nữ phải làm thế này, thế kia mà quên rằng đàn ông mới là đối tượng cần tác động để thay đổi thói gia trưởng vốn là nguồn cơn của nhiều bất hạnh và bạo lực gia đình. Thế nên muốn sửa thói gia trưởng của đàn ông Việt chỉ có cách là nuôi dạy, yêu thương các con công bằng.
Trong nội dung của mình, Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT&DL ban hành cũng đã nhấn mạnh những cản trở, phân biệt với phụ nữ và trẻ em gái ngay trong gia đình, từ phía chính cha mẹ sẽ khiến xu hướng bất bình đẳng giới trong xã hội gia tăng. Do vậy, cha mẹ ngay từ trong suy nghĩ cần tránh việc phân biệt đối xử với con cái, đặc biệt là phân biệt đối xử giữa con trai và con gái để tránh những mâu thuẫn trong gia đình.
Về mối quan hệ anh, chị, em theo Bộ Tiêu chí được xác định bằng nhiều tiêu chí nhưng điểm nhấn là hòa thuận, chia sẻ, nhường nhịn. Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải; anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị; cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Kinh ngạc vì chị gái khuyên về xin lỗi bố mẹ chồng
...Tôm là con của cô, chí ít cũng được có quyền dạy dỗ con chứ? Còn vụ ăn uống nữa. Trưa đi làm về muộn nên cô không chuẩn bị đồ ăn cho con được. Nó mới hơn 2 tuổi mà ông bà đã cho ăn đủ gia vị như người lớn, trẻ con đứa nào cũng hảo ngọt nên món gì cũng ngọt lịm.
Nhung vùng vằng bỏ đi mặc cho bố mẹ chồng và Khoa đứng nhìn trong bất lực. Cô đang bực tức đến mức không bình tĩnh được. "Quá lắm rồi, không coi mình ra gì cả, họ chỉ biết con trai họ mà thôi", vừa phóng xe Nhung vừa lầm bầm trong miệng. Lần này Nhung quyết tâm không chấp nhận nữa.
Ghé vào một nhà nghỉ trên phố, cô vào nằm hít thở lấy lại bình tĩnh. Lấy chồng xa quê, bạn bè ít, người thân không ở gần, Nhung thậm chí chẳng có nơi nào để đi mỗi khi xảy ra chuyện. Bé con vẫn đang ở nhà với ông bà nội. Cô còn nghĩ bụng, giá như mình kéo nó đi theo luôn...
Nhung và Khoa lấy nhau được 3 năm. Tôm được hơn 2 tuổi, ngoan ngoãn và đáng yêu. Trước khi lấy cô, Khoa đã mua được đất và xây nhà. Anh là người ý chí và tài giỏi. Nhung về làm vợ chỉ việc vào nhà ở, ngày ngày đi làm, cơm nước con cái có mẹ chồng lo. Cô còn buôn bán thêm ở bên ngoài. Không phải gia đình thiếu thốn nhưng cô đã có lượng khách ổn định và gắn bó nên cô không muốn dừng. Dù gì phụ nữ tự chủ kinh tế cũng chẳng có gì xấu. Mọi chuyện lẽ ra cứ thế êm đềm và hạnh phúc.
Trong mắt bạn bè và những người xung quanh, gia đình cô là một hình mẫu lý tưởng để người ta ngưỡng mộ. Từ khi cô có bầu con thứ hai, tự dưng gia đình cứ xảy ra chuyện lục đục. Chẳng biết do cô có bầu nhạy cảm hay sao nữa. Cô và Khoa cãi vã liên miên, ông bà nội thương Tôm còn nhỏ đã có em nên cứ suốt ngày ríu rít với cháu, thậm chí còn không cho Tôm về ngủ với mẹ. Cô muốn gửi Tôm đi học cho quen để mai mốt sinh em bé đỡ quấy khóc nhưng ông bà không đồng ý. Quan điểm của ông bà là cứ để ông bà lo cho Tôm đến khi nó đủ tuổi đi nhà trẻ. Biết là vậy nhưng cô vẫn muốn tập cho con tự lập. Với lại Tôm là con của cô, chí ít cũng được có quyền dạy dỗ con chứ? Còn vụ ăn uống nữa. Trưa đi làm về muộn nên cô không chuẩn bị đồ ăn cho con được. Nó mới hơn 2 tuổi mà ông bà đã cho ăn đủ gia vị như người lớn, trẻ con đứa nào cũng hảo ngọt nên món gì cũng ngọt lịm. Cô sợ con béo phì rồi thừa đường... Hôm nào cô về tới nhà, Tôm cũng ăn xong rồi nên Nhung chẳng kịp nói gì nữa. Như hôm nay, được nghỉ nên cô đi chợ nấu đồ ăn cho Tôm. Vừa lúc đó có khách gọi giao hàng. Đang dở tay nên Nhung kêu Khoa đi giúp. Giữa trưa nắng như đổ lửa, thấy con trai mình mồ hôi mồ kê nhễ nhại nên ông bà xót, tỏ vẻ không vui ra mặt.
Lâu lắm cô mới được nghỉ, đi chợ nấu đồ ăn cho Tôm... (Ảnh minh họa)
Thấy con dâu lúi húi nấu nướng trong bếp mãi chưa xong nên bà bực mình gắt gỏng: "Gớm, ngày xưa một tay tôi nuôi 6 đứa con, đứa nào cũng phổng phao, khỏe mạnh, có làm sao đâu mà giờ có mỗi thằng Tôm mà sợ tôi nuôi không được". Cô bấm bụng không cãi lại, tiếp tục nấu ăn. Bà nội vẫn chưa thôi tức, thấy Tôm đói, đòi ăn nên bà sốt ruột giục: "Thôi, con đi ra để mẹ nấu cho nhanh. Bày vẽ lắm chuyện. Bình thường con đi làm về muộn cũng chưa để nó đói bữa nào. Nay nó ở nhà với mẹ mà hơn 11h trưa chưa có cơm mà ăn. Tội nghiệp nó!". Cơn giận trào lên, Nhung vung tay nói lớn: "Tôm là con của con, con nấu cho nó một bữa mẹ cũng quản nữa". Bà nội ngớ người trố mắt nhìn. Bà dịu giọng: "Nhưng giờ nó đói rồi, thôi, để đó chiều ăn cũng được. Giờ có gì cho nó ăn trước đi". Nhung một mực không chịu. Khoa đi về, đứng ngay cửa từ lúc nào. Anh gằn giọng: "Nấu cơm cho con mà hơn hai tiếng đồng hồ không xong. Kỹ như vậy sao bình thường không ở nhà mà nấu cho nó ăn. Không biết xót con hả?". Khoa nói đến đó là Nhung vùng vằng tháo tạp dề bỏ đi: "Đấy, mấy người muốn cho nó ăn cái gì thì ăn".
Cô kể lại câu chuyện cho chị gái cô nghe qua điện thoại, hy vọng nhận được sự đồng tình thì ai ngờ chị tuôn một tràng xối xả: "Mày điên rồi hả Nhung? Có phải mày sướng quá nên hóa rồ không? Con cái ông bà nội lo cho, cơm nước cũng không đến tay, đi làm về phủi tay phủi chân vào bàn ngồi ăn cơm. Hàng cũng có chồng đi giao giùm. Sướng thế không biết đường mà hưởng, mày lại còn đòi ông bà phải chiều theo ý mày nữa? Mày có biết chị vừa làm dâu, vừa làm vợ, vừa làm mẹ vất vả như thế nào không? Trời cho số hưởng mà mày còn dở chứng nữa hả?".
Nhung đơ người không nói nên lời. "Ôi, bà ấy là chị gái mình mà, sao lại đứng về phía họ chứ?", cô thầm nghĩ. Rồi chị cô hạ giọng: "Giờ em đang mang bầu, có thể nhạy cảm hơn bình thường nên mới nghĩ tiêu cực như vậy. Chứ cuộc sống như em là ao ước của bao người đó. Nghe lời chị, về xin lỗi bố mẹ và chồng cho đàng hoàng. Chuyện này em sai thật, chị không bênh đâu".
"Nhưng cu Tôm là con em, không lẽ em không có quyền gì?", Nhung cãi.
"Là con của em nhưng cũng là cháu của họ, ruột thịt của họ sao họ không thương. Nếu em muốn góp ý gì thì nên nói nhỏ nhẹ, để mẹ chồng hiểu. Chứ em cứ vùng vằng bỏ đi như vậy là em sai rồi, em biết chưa?".
Nhung bần thần tắt máy. Trong đầu cứ văng vẳng những lời khuyên. Cô có số hưởng thật sao...
Phụ nữ hiện đại hãy theo đuổi sự nghiệp, kiếm thật nhiều tiền chứ chớ mù quáng trong tình yêu kẻo sẽ chuốc lấy bất hạnh, đau thương Có chồng chưa chắc đã hạnh phúc nhưng có tiền thì phụ nữ tuyệt đối sẽ sống an yên. Giữa đàn ông và tiền cái nào làm mình hạnh phúc thì mình chọn thôi. Giữa tiền bạc và đàn ông...phụ nữ mê cái nào hơn? Muốn biết mình mê cái nào hơn thì phụ nữ chỉ cần nhớ rằng cuộc sống này điều...