Khi Nhật Bản thể hiện vai trò quân sự mạnh mẽ

Theo dõi VGT trên

Nhật Bản đã thể hiện rõ quan điểm và cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với chủ quyền, an ninh quốc gia, quan hệ đồng minh.

Sáng ngày 1/7, Dự thảo Nghị quyết cho phép Nhật Bản sử dụng quyền “tự vệ tập thể” (collective self defence) mở rộng vai trò quân đội đã được thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản không còn bị ràng buộc bởi điều 9 của Hiến pháp chủ hòa.

Sau mốc quan trọng này, Nhật Bản từ chấp nhận quyền tự vệ (sử dụng vũ lực với mức độ tối thiểu) khi bị tấn công đã có thể chủ động bảo vệ đồng minh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài lãnh thổ. Động thái này được xem là một cuộc cách mạng cả trong chính trị đối nội, và đối ngoại của Nhật.

Những thay đổi từ thời cuộc

Là một đảo quốc chênh vênh bên cạnh gã khổng lồ Trung Quốc, Nhật Bản luôn mang tâm lý e ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc. Mối quan ngại về an ninh đã trở thành trọng tâm trong các chính sách của Nhật. Trong khi đó, Mỹ không phải lúc nào cũng có thể “che chở” Nhật Bản. “Nước xa không cứu được lửa gần” là điều chính quyền Shinzo Abe vẫn lo ngại trước tham vọng độc chiếm quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư của Trung Quốc. Tình hình căng thẳng trên Biển Đông đã cho thấy Nhật Bản có nguy cơ chịu sức ép nặng nề. Kiên trì hòa hoãn hay dùng ngoại giao đơn thuần rõ ràng không phải là sách lược mà ông Abe khăng khăng theo đuổi.

Bản Dự thảo nêu rõ Nhật Bản có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể khi “sự tồn tại của nước này bị đe dọa và xuất hiện những nguy cơ rõ ràng đe dọa tới quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân”.Tuy nhiên,mặc dù điều 9 đã được tu chính ngày 1/7, làn sóng phản đối và ủng hộ vẫn đan xen nhau. Trong đó, tỷ lệ chống đối lên đến 50% và quá chênh lệch so với 34% ủng hộ. Số người lo ngại một “chủ nghĩa quân phiệt” đang trở lại của Nhật rõ ràng không ít hơn những người ủng hộ một Nhật Bản “mạnh mẽ và tự cường hơn”.

Trước làn sóng phản đối đang dâng cao, Thủ tướng Abe đã tỏ ra ôn hòa khi phát biểu (được tờ Asahi Shimbuntrích dẫn): “Lực lượng phòng vệ (Self-Defense Forces) sẽ chỉ được phép sử dụng vũ lực với mức độ tự vệ tối thiểu cần thiết. Suy nghĩ cơ bản của chúng tôi về việc giải thích Hiến pháp là không thay đổi”.

Điều 9 trong “Chương II: Phủ nhận chiến tranh” nêu rõ: “…Nhật Bản sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Quyền tham chiến không được công nhận”. Đây là rào cản quá lớn đối với Nhật Bản từ năm 1947. Đó là lý do từ sau Chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản vẫn phải chịu “lép vế” hơn so với Trung Quốc về mặt quân sự.

Khi Nhật Bản thể hiện vai trò quân sự mạnh mẽ - Hình 1

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một buổi duyệt binh. Ảnh: Xinhua-Yonhap News

Video đang HOT

Điểm nhấn của ông Abe

Thủ tướng Abe giữ vai trò quan trọng trong quyết định tu chính điều 9 của Hiến pháp.

Những năm gần đây, ông Abe và những người ủng hộ luôn đề cao thuyết “hòa bình tích cực” (active pacifism). Điều 9 của Hiến pháp với ý nghĩa nhất định sẽ cản trở khả năng này. Hiển nhiên, theo điều 9 thì Nhật sẽ không thể đánh chặn tên lửa nhằm vào Mỹ hoặc bảo vệ tàu của một đồng minh đang bị tấn công. Khi đó, mối đe dọa cho đồng minh sẽ là mối đe dọa cho Nhật Bản.

Ngoài ra, Tokyo cũng luôn giữ thái độ thận trọng với đồng minh chiến lược Washington. Mặc dù các cam kết vẫn luôn hiện hữu nhưng không ai đảm bảo Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật tích cực khi Senkaku/ Điếu Ngư bị đe dọa. Nếu chính Nhật Bản không thể hiện vai trò chủ động, Mỹ cũng chẳng mặn mà gì đánh cược quan hệ Mỹ – Trung khi xung đột Trung – Nhật diễn ra xung quanh Senkaku/ Điếu Ngư. Quan hệ “đồng minh kiềm chế” của Mỹ đã buộc Nhật phải chủ động và tránh làm phật lòng “quan thầy”.

Theo cách giải thích mới, quân đội Nhật Bản sẽ có thể trợ giúp trong trường hợp quân đội Mỹ bị tấn công bởi một kẻ thù chung, ngay cả khi Nhật Bản không phải là đối tượng của cuộc tấn công đó. Việc giải thích lại Hiến pháp vừa là động thái ôn hòa khả dĩ mà ông Abe có thể tìm đến như một giải pháp trong bối cảnh an ninh Đông Bắc Á đang như chỉ mành treo chuông.

Khao khát khôi phục vị thế “cường quốc bình thường” đã buộc Nhật phải toan tính kỹ lưỡng. Những động thái của Trung Quốc gia tăng căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông từ năm 2007 đến nay chính là “phép thử” cho ông Abe. Nhật Bản đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội khi lợi dụng “lực cản” từ Trung Quốc để tạo “lực đẩy” cho ý thức tự chủ, ý nguyện an ninh và nhu cầu tăng tường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ – Nhật.

Thực tế, Nhà trắng cũng đã “bật đèn xanh” cho Nhật khi Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố vào cuối tháng 6/2014 rằng luôn “khuyến khích Nhật Bản trang bị quyền tự vệ cho họ một cách minh bạch và sẽ vẫn hợp tác với nhau về những vấn đề quan trọng khác”.

Chờ đợi một vai trò lớn hơn

Mối đe dọa từ Trung Quốc đã trở thành lá chắn quan trọng cho Thủ tướng Abe. Diễn đàn đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) tại Singapore vào tháng 6/2014 cũng nóng lên xung quanh thuyết mối đe dọa Trung Quốc với những tranh cãi giữa Phó giám đốc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung với cặp bài trùng “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel”.

Trước quyết định chiến lược của Nhật, Trung Quốc vẫn chưa có động thái cụ thể. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh “chia hai mặt trận giáp công” tại Hoa Đông và Biển Đông sẽ buộc nước này phải suy tính kỹ lưỡng. Nhật Bản đã thể hiện rõ quan điểm và cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với chủ quyền, an ninh quốc gia, quan hệ đồng minh. Đây có thể là gợi ý cho các quốc gia chịu sự “ức hiếp” từ Trung Quốc tại Biển Đông quả quyết hơn. Tác dụng động viên từ quyết định của ông Abe sẽ mang tính tích cực. Thông điệp mà Nhật truyền đi cho Trung Quốc qua quyết định nói trên là hết sức rõ ràng.

Theo Vietnamnet

Quân đội Nhật đã có thể hỗ trợ đồng minh

Nhật Bản đứng trước bước ngoặt lịch sử về chính sách quốc phòng khi nội các nước này bỏ phiếu gỡ bỏ lệnh cấm đối với chính sách phòng vệ tập thể trong ngày 1-7.

Quân đội Nhật đã có thể hỗ trợ đồng minh - Hình 1

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc diễu binh ở căn cứ Asaka gần Tokyo

Với việc gỡ bỏ này, quân đội Nhật có thể tham gia hỗ trợ các nước đồng minh khi các nước này bị tấn công. Theo dự thảo cuối cùng được liên minh cầm quyền đưa ra, Nhật Bản có thể sử dụng quân sự ở mức tối thiểu trong các trường hợp các nước đồng minh của họ bị tấn công và cuộc tấn công này có đủ các yếu tố sau: đe dọa tới sự tồn vong của nước Nhật; có mối đe dọa trực tiếp đối với quyền được sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc của dân Nhật; không còn biện pháp phù hợp nào khác.

Bước chuyển cán cân an ninh khu vực

Việc Tokyo có thể tham gia nhiều hơn các hoạt động quân sự trong khu vực được coi là bước chuyển lớn đối với cán cân an ninh châu Á - đặc biệt là với Bắc Kinh. Ràng buộc về hiến pháp khiến quân đội Nhật khó tham gia các hoạt động quân sự trong khu vực dù đây là lực lượng được trang bị và huấn luyện vào loại tốt nhất khu vực.

"Nếu có thể vượt qua được hệ thống chính trị Nhật, đây sẽ là thay đổi quan trọng nhất trong chính sách quốc phòng Nhật kể từ khi lực lượng phòng vệ được thành lập năm 1954", Reuters trích lời giáo sư Alan Dupont của ĐH New South Wales (Úc) nói.

Chia rẽ sâu sắc

Sự chia rẽ có thể thấy khi các tờ báo lớn có quan điểm rất khác nhau về vấn đề này. Nhật báo lớn nhất Yomiuri ngày 28-6 có bài xã luận ủng hộ bước đi là "phù hợp" và bác bỏ các chỉ trích khi nói quyền tự vệ tập thể nếu có triển khai cũng sẽ phải xin phép quốc hội mỗi khi vận dụng. Tờ báo lớn thứ hai Asahi cùng ngày có bài xã luận khác chỉ trích động thái là "hành vi gian dối hiến pháp nghiêm trọng" và "là trò rẻ tiền để chấm dứt tranh luận đối với vấn đề quan trọng này".

Một thăm dò của Kyodo cho thấy 55,4% cử tri bác bỏ ý định gỡ bỏ lệnh cấm đối với quyền tự vệ tập thể. Hôm qua một thanh niên đã tự thiêu ngay giữa Tokyo để phản đối kế hoạch này.

Để tránh sự phản đối trong nội bộ, thay vì thay đổi hiến pháp, chính quyền Abe chỉ thay đổi cách diễn giải hiến pháp thay vì đi bằng thủ tục thay đổi thông thường (bổ sung tu chính án hoặc thay đổi điều lệ hiến pháp) được dự đoán là sẽ khó khăn hơn nhiều. Điều này khiến những người phản đối thay đổi chỉ trích kịch liệt vì coi đây là bóp méo luật.

Lệnh cấm phòng ngự tập thể từng được áp đặt sau Thế chiến thứ 2 nhằm kiềm chế sự trở lại của chủ nghĩa quân phiệt. Gần bảy thập kỷ sau thế chiến, lệnh cấm này lại đang kìm hãm Tokyo trong việc đảm bảo an ninh của bản thân cũng như tham gia vào an ninh khu vực.

Việc Nhật Bản thay đổi hiến pháp đang được sự ủng hộ mạnh của Mỹ, nước muốn Nhật trở thành đồng minh cân bằng hơn nữa trong liên minh quân sự. Ngoài ra, các nước ở khu vực cũng rất ủng hộ kế hoạch này trước sự vươn lên ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc. Mong muốn tăng cường hơn nữa vai trò của Tokyo trong an ninh khu vực đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhắc tại Đối thoại Shangri-La khi khẳng định giờ là thời điểm mà không nước nào có thể tự một mình đảm bảo được hòa bình.

55% cử tri bác bỏ

Giới cứng rắn ở Nhật coi điều 9 của hiến pháp hạn chế nghiêm trọng khả năng phòng vệ của Nhật Bản và việc thay đổi trật tự ở khu vực, đặc biệt là sự vươn lên của Trung Quốc đòi hỏi chính sách an ninh của Nhật phải được linh động hơn. Kể từ khi trở lại cuối năm 2012, Thủ tướng Abe, ngoài cam kết phục hồi kinh tế, đã khẳng định quyết tâm thay đổi hiến pháp để củng cố an ninh.

"Nhật Bản cuối cùng cũng bắt kịp được tiêu chuẩn toàn cầu về an ninh" - nhà cựu ngoại giao Kunihiko Miyake nói. "Về mặt biểu tượng, đây là bước tiến lớn. Thay đổi lớn đối với chính sách an ninh và quốc phòng Nhật sau Thế chiến về cơ bản nói chúng ta sẽ tự bảo vệ mình chứ không dùng vũ lực giúp nước khác - về mặt học thuyết, đây là thay đổi lớn" - Narushige Michishita, chuyên gia về an ninh tại Trường Nghiên cứu chính sách quốc gia (GRIPS) ở Tokyo nói.

Ông cũng nói thêm: "Nhưng người dân Nhật sẽ không ủng hộ việc Nhật cam kết với các tình huống hay cuộc chiến ở bên ngoài mà quá xa so với diễn giải".

Các tình huống mà Chính phủ Nhật đưa ra đến giờ bao gồm như bảo vệ tàu Mỹ đang sơ tán công dân Nhật, hỗ trợ tàu Mỹ bị tấn công gần Nhật Bản hay bắn hạ tên lửa đạn đạo đang nhắm vào lãnh thổ Mỹ, hay tham gia chiến dịch dọn dẹp ngư lôi khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng nào đó. Các chuyên gia cho rằng các tình huống đưa ra có vẻ là biện pháp để thuyết phục dân chúng thay đổi quan điểm hơn là tình huống thật sự.

Thay đổi dù vậy sẽ giúp Nhật dễ dàng tham gia các hoạt động tập trận song phương và đa phương hơn với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á vốn ủng hộ việc Tokyo mở rộng vai trò của mình.

Theo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên xuất hiện hô tên cực đã tai, chính thức lọt top 30!
09:52:37 17/11/2024
Đi mách mẹ chồng khi thấy bố qua lại với ô sin, cô dâu trẻ sốc ngất trước màn 'trừng phạt' của bố chồng
09:17:40 17/11/2024
Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ
11:17:56 17/11/2024
4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt
09:58:36 17/11/2024
"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim
10:06:39 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024

Tin mới nhất

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn trong tử vi 12 cung hoàng đạo 18/11/2024: 3 cung hoàng đạo may nhất hôm nay

Trắc nghiệm

15:22:07 17/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 18/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'

Netizen

15:08:09 17/11/2024
Đoạn clip ghi lại cảnh cụ bà U90 đã quên nhiều chuyện nhưng vẫn nhớ người yêu cũ của chồng. Cụ ông không những không để bụng, còn dịu dàng bóc quýt cho cụ bà ăn.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

Tin nổi bật

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân

Làm đẹp

13:52:34 17/11/2024
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

Hoa hậu hát hay, tài sắc vẹn toàn sống khép kín ở tuổi 38 là ai?

Sao việt

09:50:14 17/11/2024
Đăng quang ở tuổi 19, Nguyễn Thị Huyền là biểu tượng nhan sắc của làng giải trí Việt. Chị được khen ngợi về học vấn cao, đồng thời đa tài khi đóng phim, diễn thời trang, ca hát...

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.