Khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lên tiếng: Không thể vùi dập những lời nói thật
Điều làm nhiều người ngạc nhiên nhất, là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – người có tiếng là hiền lành, kiệm lời, không chỉ trích ai, không chú ý đến gì khác ngoài chuyên môn – lại đưa ra những quan điểm riêng của mình về chất lượng của hàng loạt “ sao” âm nhạc hiện nay.
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
Khán giả coi chừng bẫy truyền thông
Trong khi đề cao những tên tuổi như Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Trần Thu Hà, Lê Hiếu, Hồng Nhung, Ánh Tuyết…, Nguyễn Ánh 9 có lời chê “hát thiếu cảm xúc” mà chú ý nhiều đến kỹ thuật đối với những giọng ca như Thanh Lam, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, sau này là Nguyên Thảo và ví giọng ca Đàm Vĩnh Hưng chỉ như ca sĩ hát lót, còn Hồ Ngọc Hà thì khều khào, không có hơi.
Ngay lập tức, những phản hồi của cộng đồng mạng khá gay gắt trước những nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nếu như trước đây, Đàm Vĩnh Hưng sẵn sàng “đối chất” với người chê mình, thì lần này, anh tỏ ra tôn trọng ông, kêu gọi fan bình tĩnh, đừng hỗn hào với nhạc sĩ đáng kính.
Nói thật – theo quan điểm của không ít người trong giới nghệ sĩ – có nghĩa là mang vạ vào thân. Nhưng nếu không tôn trọng những ý kiến riêng của nghệ sĩ cho dù có chỗ đúng, chỗ sai; không chịu nghe những sự thật mất lòng, nhưng để sửa mình, thì đôi khi, nghệ thuật bị thế chỗ bởi những trò gian lận phi nghệ thuật.
Trước đây, ca sĩ đàn chị Bảo Yến từng đưa ra nhận xét của mình về các giọng ca hiện nay, thì đã bị “cơn bão mạng” ập đến chê trách bầm giập. Ca sĩ Thanh Lam vì một phút nói thật cũng bị “hạ bệ” bởi chính người từng thần tượng mình, đành im lặng giữa một “rừng pháo kích” của Đàm Vĩnh Hưng và fan hâm mộ. Nhiều nhạc sĩ- trong đó có Quốc Trung- cho rằng những lời nói thật tự nó đã có thể có ích cho giới nghệ sĩ. Có nói thật thì mới có thể thay đổi để làm nghệ thuật cho tử tế hơn, thay vì chỉ chăm chăm vào âm nhạc giải trí.
Thế nhưng, điều đáng buồn là những lời bình đầy giận dữ, lăng mạ đối với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lại truyền lan khắp nơi trên mạng. Đó không phải là cách ứng xử văn minh trước ý kiến riêng, quan điểm riêng của một nhạc sĩ có nghề.
Chê hay khen là quyền của mỗi người và những điều nhạc sĩ nói không phải là không có cơ sở, nhưng nếu đem “hạ bệ” người khác chỉ vì dám chê thần tượng của mình là không nên. Cũng không nên rơi vào bẫy truyền thông, nghĩa là tính chất tìm mọi cách gây sốc của báo mạng, không chừa cả một nhạc sĩ có uy tín, miễn gây được chú ý của người đọc, bỏ qua tính chính xác của lời nói được trích dẫn.
Nguyễn Ánh 9 là người đương thời
Trao đổi với Lao Động, ca sĩ Ánh Tuyết cho rằng, những lời nói thật trong giới showbiz thường bị phản ứng gay gắt, nên cho dù có muốn nói thật cũng phải né vì từng bị đập ngược lại. Vấn đề là ai cũng bị đưa lên mạng, bị chửi vung lên, trong khi những lời bình luận tốt thì không thấy đưa lên.
Có thể nói, đây là thời loạn của báo mạng, loạn thông tin, loạn suy nghĩ. Nhiều trang báo mạng đi ngược với chức năng giáo dục, không kiểm soát được ngôn ngữ có ý thức, gây ảnh hưởng không nhỏ với người được phỏng vấn. Cũng vì từng nói thật nhiều điều mà chính ca sĩ Ánh Tuyết cũng chịu không ít thiệt thòi.
Theo Ánh Tuyết, những người cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lỗi thời là sai, ông đang là người đương thời. Mỗi người có một nhìn nhận khác nhau. Không nên áp đặt cách nghĩ của mình trước cách nhìn của người khác. Cách nhận xét của ông về các ca sĩ không có gì sai, không có gì quá đáng hay nặng nề.
Không phải ông chê những nghệ sĩ giải trí, nhưng ông chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của họ. Nghệ sĩ thì thường sĩ diện, còn fan thì lồng lên, nhưng làm gì cũng phải tỉnh. Đã là fan của người làm nghệ thuật, nếu cho người khác nói không đúng, thì dùng lý để nói lại cho họ cùng nghe, chứ không thể nói lung tung, thiếu văn hóa.
Video đang HOT
Thứ hai, lâu nay trong giới showbiz có nhiều điều cần nói, nhưng không ai dám lên tiếng vì sợ vạ miệng. Thứ ba, ảnh hưởng của những người viết báo không nhỏ, nếu vẫn còn những cây bút chạy theo thị hiếu, chạy theo đồng tiền, chỉ chuyên “săn” những gì gây sốc, gây sự tò mò của độc giả thì họ là nỗi sợ hãi của những nghệ sĩ chân chính. Và chính họ cũng tạo ra một lớp độc giả chuyên hùa theo, ham vui, dù họ ý thức những việc mình làm là không đúng.
“Chúng ta phải biết chấp nhận sự thật để thay đổi, không phủ định lời nói để làm đẹp hơn, tốt hơn một môi trường nghệ thuật, để mọi người đến được chân lý thực sự của nghệ thuật, của người thưởng thức, của văn hóa. Đừng khỏa lấp, né tránh những điều chưa hoàn thiện, vì quá yêu chính mình” – ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ.
Và lời tâm huyết của nhạc sĩ già thì còn đó: Nhạc giải trí là giải trí, không đọng lại gì, rồi từ từ cũng bị chìm vào quên lãng. Còn nhạc tử tế thì phải chờ một thời gian nữa để được nhìn nhận đúng với bản chất. Showbiz rất cần những lời nói thật, nói thẳng, có thể khen, chê không ngần ngại, miễn là không bị giới truyền thông bóp méo, không bị fan hâm mộ “vùi dập”, để nghệ sĩ có thể tiếp thu, học hỏi hoặc ít ra, cũng hiểu thêm về mình, thay vì sống trong một môi trường hào nhoáng và toàn lời khen giả dối.
Theo Minh Thi
Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm.
Ở vùng đất Đại Lại xưa (nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi khởi nghiệp của Vương triều Hồ, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu vừa phát hiện thấy khu vực mà theo truyền thuyết là địa điểm Hồ Quý Ly sử dụng làm nơi đào tạo, rèn giũa binh sĩ, nằm ẩn trên khu đất bằng phẳng trong giữa khu rừng thông tĩnh mịch.
Ngoài ra, trong quá trình canh tác, người dân, đặc biệt là ông Chủ tịch UBND xã Hà Đông Phạm Văn Vĩnh còn tìm thấy khu vườn thượng uyển nằm bên tả cung Bảo Thanh đang bị vùi sâu dưới lòng đất.
Xạ nước Kim Phát luôn trong xanh và ăm ắp nước quanh năm.
Huyền bí hồ Sao Sỉa
Chỉ có số ít người dân ở Hà Đông hay đi chăn bò, dê mới biết rõ về những chiếc hồ lớn nằm trên đỉnh núi Ca Đề thuộc dãy Đại Lại, được bao trùm bởi ngút ngàn rừng thông nhiều năm tuổi. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương tìm thấy 5 chiếc hồ xung quanh khu vực, trong đó có hồ nước đặt tên là Ao Bèo hay còn có tên gọi khác là hồ Sao Sỉa.
Ông Hoàng Hoa Hùng (82 tuổi, trú thôn Kim Phát, xã Hà Đông) kể: "Năm 1511, vua Lê Tương Dực đi vi hành qua hương Đại Lại, thăm Ly Cung, bất ngờ nhìn thấy núi Kim Âu đẹp quá, trông như một cái ngai.
Vua Lê Tương Dực sau khi đi bái yết sơn lăng về, nhân lúc có hứng xa giá vừa sang qua sông, bèn sai quân tùy tùng chỉnh đốn tướng sĩ ngược núi, thăm chùa Kim Âu, thăm hồ Sao Sỉa. Vua nhìn quanh bốn mặt non sông khói mây bảng lảng, mù tỏa mênh mông, tai văng vẳng nghe tiếng hạc kêu, vượn hót, mắt dõi trông yến múa, oanh bay. Tại đây chỉ có mây trôi, hàng cổ thụ um tùm, đèn hoa mấy đốm, soi sáng tòa sen".
Câu chuyện về hồ Sao Sỉa khiến người viết bài này rất tò mò khi mà chính quyền địa phương đưa ra chi tiết, khi vua Hồ Quý Ly về đây lập cung điện, ông từng đưa quân sĩ lên khu vực hồ Sao Sỉa luyện tập võ nghệ, nâng cao thể lực, thích nghi với môi trường khắc nghiệt.
Dẫn chúng tôi ngược núi là các chiến sĩ Công an xã Hà Đông, con đường lên non mỏng mảnh, len lỏi qua khe hở của bạt ngàn rừng thông đang kỳ thu hoạch. Mất hơn một giờ đi bộ, cả đoàn có mặt ở đỉnh Kim Âu, khu hồ hiện ra trước vậy mà tôi vẫn cứ nghĩ dường như đó chỉ là điều huyễn hoặc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm.
Phải chăng nơi đây, vua nhà Hồ từng dùng làm nơi huấn luyện quân sự? Mang sự tò mò này về hỏi ông Phạm Văn Vĩnh - Chủ tịch UBND xã Hà Đông, ông cho biết: Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nghe các bậc cao niên kể rằng, trên dãy Đại Lại có cồm (các gò đất nhỏ), vũng do các mảnh thiên thạch rơi xuống tạo thành rất nhiều cái ao lớn.
Theo truyền thuyết, khu vực hồ Sao Sỉa là nơi mà Hồ Quý Ly thao luyện đội quân tinh nhuệ chuyên hoạt động ở những nơi hiểm trở. Cạnh khu vực thao trường, vua Hồ cho đào một giếng khơi (hiện vẫn còn dấu tích miệng giếng) để quân sĩ lấy nước sạch sinh hoạt. Thế nhưng, đến ngày nay Ao Bèo gần như bị vùi vào quên lãng.
Một khối đá chân tảng nằm lăn lóc ở chính điện Ly Cung.
Phát hiện vườn thượng uyển!
Khi giặc Minh xâm lược nước ta, Ly Cung nhà Hồ bị phá phách, đến giờ chỉ còn tồn tại như một phế tích. Song khi giặc rút đi thì ở cung Bảo Thanh vẫn còn tồn tại hệ thống nền móng vững chắc và ngôi chùa Phong Công, hay còn gọi là chùa Tranh.
Ông Phạm Văn Vĩnh kể: "Từ đời này sang đời khác, người dân Đại Lại vẫn lưu truyền trong dân gian rằng ngôi chùa này còn hiện diện đến vài trăm năm sau mới bị phá dỡ. Riêng phần nền móng của cung điện, các công trình phụ cận của nhà Hồ thì vẫn còn khá nguyên vẹn.
Được biết, hầu như giặc giã chỉ phá phách phần trên, còn kết cấu phần dưới bằng đá nhỏ thì không bị tác động đến. Nhưng vào khoảng giữa thế kỷ trước, nhân dân có phong trào bài phong nên Ly Cung tiếp tục trở thành nạn nhân của việc hủy hoại di sản".
Năm 1942, GS Hoàng Xuân Hãn, nhân chuyến đi qua vùng Lèn (Hà Trung) đã phát hiện ra phế tích kiến trúc cũ đổ nát. Nhưng phải đến năm 1979, sau nhiều đợt thám sát, giới khảo học mới tìm ra và khẳng định đây chính là Ly Cung nhà Hồ. Tuy là phế tích, song về phần nền chùa, các khu tam quan trong và ngoài do sự kiêng kỵ cho nên ít bị động chạm đến.
Từ đó, trong các năm 1979 - 1985, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật làm bốn đợt ở Ly Cung trên diện tích rộng 600m2. Trong đó, ở kiến trúc hoàng cung đã tìm thấy hàng đá xanh bó móng được gia công thành những khối vuông vức, đầu tiếp giáp có lỗ đổ cá bằng chì, liên kết với nhau thành một khối. Bên ngoài hàng đá xanh bó nền là hàng gạch hoa bó vỉa bao quanh, điểm ngoài kế tiếp có hàng gạch bìa xếp đứng. Trên nền chính điện còn sót lại những tảng đá như một minh chứng về sự đồ sộ của Ly Cung.
Phần sân điện có bố cục gần vuông, toàn bộ mặt sân lát bằng loại đá phiến với kích thước khá lớn, có điểm gạch hoa bao xung quanh. Đặc biệt giữa nền điện gần về sân điện đã phát hiện được bệ đá hoa sen cực lớn. Bên trong và bên ngoài nền sân điện còn tìm được những hiện vật nghệ thuật đá chạm hoa cúc dây, cánh sen, tượng chó, vịt...
Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học có vai trò đặc biệt quan trọng để đánh giá về giá trị của một di tích. Mới đây, ông Hồ Quang Sơn - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Lam Kinh, kiêm Chủ tịch Hội Cổ vật Thanh Hóa - bật mí cho tôi biết những thông tin có ý nghĩa đặc biệt của di tích này.
Theo ông Hồ Quang Sơn, ngay trong khu vực phụ cận, thuộc mảnh đất canh tác cây lâu năm của gia đình ông Vũ Văn Thành, có dấu hiệu cho thấy nơi đây chính là khu vườn thượng uyển của nhà Hồ.
Giếng Vua được kè bằng đá ở phần đáy, nguồn nước giếng quanh năm trong xanh.
Ông Phạm Văn Vinh - Chủ tịch UBND xã Hà Đông - mô tả: "Khu vườn do gia đình ông Thành quản lý khá vuông vức, thửa đất bằng phẳng, xung quanh còn tồn tại những dấu tích tường đá cũ. Ông Vĩnh vẽ lại sơ đồ khá chi tiết về khu vườn thượng uyển để phóng viên hình dung, qua sơ đồ cho thấy, khuôn viên, dấu tích đá hiện lên khá quy mô, được quy hoạch và bài trí hợp lý thể hiện sự uy nghi nơi cung đình. Nhưng bây giờ chỉ còn lại những khối đá nhỏ và một số khối đá lớn nằm sâu dưới lòng đất".
Chúng tôi tìm gặp ông Vũ Văn Thành - chủ nhân của khu đất thầu có chứa vườn thượng uyển đang ẩn sâu dưới nền đất khoảng 1m. Ông Thành kể: "Gia đình tôi thầu khu đất được cho là có chứa vườn thượng uyển trong lòng đất từ năm 1989. Quá trình đào hố, trồng cây đã nhiều lần tôi thúc cuốc, thuổng xuống đất thì bị vướng đá, gạch gây quằn lưỡi dụng cụ. Bực quá, tôi mới tò mò khơi rộng hố đất thì mới biết đó là những khối đá, gạch kè thành nhiều ô, thẳng hàng, các dấu tích ô kè có hình quả trám.
Sau đó, anh Vĩnh - Chủ tịch UBND xã - đến xem xét, chính anh ấy là người phát hiện và nhận định đây là khu vườn thượng uyển của nhà Hồ xây dựng lên. Mong muốn của gia đình, các cơ quan chức năng sớm về nghiên cứu, tiến hành thực hiện khai quật khảo cổ học để xác định nếu đúng đó là di tích lịch sử Ly Cung thì nhà tôi sẽ trả lại để các cấp ngành có phương án trùng tu, tôn tạo".
Tìm thấy giếng vua và xạ nước
Ngoài những công trình nêu trên, cũng trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Hà Trung) các nhà nghiên cứu còn phát hiện một số công trình cổ khác vốn được xây dựng từ thời nhà Hồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ông Hồ Quang Sơn - Chủ tịch Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh - chính là người phát hiện ra giếng vua hiện còn khá nguyên vẹn. Giếng nằm trên khu đất do địa phương quản lý nhưng lại chen giữa hai hộ dân Hoàng Văn Hạnh và Đặng Văn Đang thuộc thôn Đại Lại.
Anh Nguyễn Văn Thái - cán bộ văn hóa xã Hà Đông - như hiểu được sự hoài nghi và tò mò của tôi dẫn đến tận nơi mục sở thị giếng vua. Giếng xây dựng hình vuông, xung quanh lòng giếng được kè bằng đá tấm thành từng lớp, lớp dưới so le với lớp trên. Phần từ mặt nước trở lên có thể được xây bằng gạch, trát vữa.
Anh Hoàng Văn Hạnh (chủ hộ sống cạnh giếng) cho biết: Trước khi sinh ra, anh không rõ giếng vua tồn tại ra sao. Song, từ ngày lớn lên, cư trú trên mảnh đất này chưa bao giờ anh thấy nước bị đục. Tuy giếng nằm không sâu vậy nhưng nguồn nước ngầm lúc nào cũng đầy ắp, trong xanh, mát lành.
Không chỉ phát hiện giếng vua, chính quyền xã Hà Đông và một số nhà nghiên cứu lịch sử ở địa phương còn tìm thấy hai xạ nước nằm bên tả, hữu cung Bảo Thanh. Theo đó, xạ nước là điểm cuối của mạch nguồn được chắt lọc từ trong lòng dãy núi Đại Lại để các bậc quan lại nhà Hồ sử dụng trong sinh hoạt thuở xưa. Các bậc quan lại triều Hồ lấy nước từ chân núi chảy qua máng dài khoảng 100m. Máng được xây dựng bằng gạch, phía trên lợp mái bằng ngói úp để dẫn nước về xạ. Phần xạ nước xây theo hình bán nguyệt, trên thành lắp ghép bằng các khối đá xanh nhỏ chồng lên nhau nằm ở phía sau hậu cung.
Bên cạnh xạ còn tồn tại dấu tích một nhà bốn mái với một giường đá lớn để người đến tắm nghỉ ngơi khi mưa nắng. Bên cạnh xạ là hai giếng ngọc cách cung Bảo Thanh khoảng 100m về phía tây bắc.
Từ thôn Đại Lại, chúng tôi ngược sang thôn Kim Phát tiếp tục khám phá xạ nước còn khá nguyên vẹn đang được hằng trăm hộ dân thôn này sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Nguồn nước xạ Kim Phát cũng trong xanh chẳng kém gì nước ở giếng vua.
Trao đổi với một phụ nữ đang gội đầu ở xạ, chị cho biết: "Cả thôn Kim Phát từ nhiều đời nay đều sống nhờ nguồn nước lấy từ xạ này. Song, có một điểm đáng chú ý đó là người dân chỉ lấy nước hoặc tắm, rửa lúc trời còn sáng. Khi màn đêm buông xuống không ai được phép ra xạ, bởi theo quan niệm dân gian thì đêm tối phải dành xạ cho các tiên nữ xuống trần rong chơi tắm".
Mặc dù cung Bảo Thanh xưa nay đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, tuy nhiên nó lại đang tồn tại như một phế tích. Tại khu đất được xác định là chính điện, giờ chỉ còn sót lại một khối lượng ít ỏi phần nền móng được xây dựng bằng đá. Song, trong quần thể di tích vẫn còn nhiều di tích khác đặc biệt có giá trị về mặt lịch sử cũng như giá trị thực tiễn phục vụ cuộc sống con người. Hơn thế, đây còn là di tích phụ cận có ý nghĩa đặc biệt đối với di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ.
Thế nhưng, kiến trúc Ly Cung đến nay vẫn đang bị bỏ mặc cho mưa nắng và thời gian tàn phá. Từ những phát hiện của chính quyền, nhà nghiên cứu và người dân xã Hà Đông, các cấp, ngành từ tỉnh đến trung ương cần sớm quan tâm đầu tư để trùng tu tôn tạo đối với Ly Cung, một minh chứng có dấu ấn đặc biệt quan trọng đối với vương triều Hồ. Cần sớm khai quật, khu đất thuộc quyền quản lý của gia đình ông Thành để xác định nơi đây có đúng là khu vườn thượng uyển không và có biện pháp bảo vệ.
Theo Anh Tuấn
Lao động
Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong: Đau xé lòng nước mắt người thân "Con trai tôi sinh ra đẹp, bụ bẫm lắm. Sao chỉ một mũi tiêm mà cướp mất đứa con bé bỏng mà vợ chồng tôi chờ đợi 12 năm. Con mất, vợ tôi vẫn chưa biết. Giờ đem xác con về quê chôn, tôi phải nói thế nào khi vợ hỏi con đâu?". Đó là tâm sự đắng lòng của anh Nguyễn Đình...