Khi nhà có “bom nổ chậm”…
Thời xửa thời xưa, ông bà hay ví von có con gái lớn chưa gả chồng trong nhà giống như “ bom nổ chậm”.
Ngày nảy ngày nay, “bom nổ chậm” không chỉ là “thuật ngữ chuyên dụng” đối với phái nữ. Con gái tuổi “băm”, con trai bước sang đầu “bốn” nhưng vẫn không chịu lấy chồng, lấy vợ đã không còn là chuyện lạ.
Nhưng không phải cứ “phổ biến” là an tâm, các ông bố bà mẹ và người thân vẫn cuống cuồng lo vòng trong, chạy vòng ngoài để tìm mọi cách “tống khứ” những cô ế, cậu ế ra khỏi nhà. Xoay quanh những “trái bom” này là vô vàn câu chuyện tréo ngoe đến dở khóc dở cười.
Hai lần hủy cưới ở “phút 89″
Quang không đến nỗi xấu trai nhưng ngặt nỗi quá nhút nhát. Thi đại học bị rớt, học trung cấp xong không xin được việc, Quang về quê phụ giúp gia đình rồi từ đó cứ sáng đi đồng, chiều về nhà. Ba mươi ba tuổi, Quang vẫn chưa có nửa mảnh tình vắt vai, trong khi bạn bè anh đã có đứa lớn đứa nhỏ chạy lon ton khắp xóm.
Sốt ruột, mẹ Quang dò la khắp nơi rồi cũng tìm ra một mối ưng ý. Thu ở xóm trên, mới 21 tuổi, dáng dấp cao ráo, mặt mũi ưa nhìn, nhà chỉ có hai mẹ con nên khá tháo vát, đảm đang. Sau lần bà mai dắt đi gặp mặt, Quang và Thu đi chơi với nhau được thêm ba lần nữa thì quyết định làm đám cưới. Phần vì chiều ý ba mẹ, phần vì bản thân Quang cũng muốn có một gia đình riêng cho yên ổn, mà thấy Thu cũng được được, thì cưới. Từ ngày mai mối đến ngày cưới chưa tròn một tháng. Kể cũng nhanh, nhưng thôi cũng kệ, có đám cưới là mừng. Ba mẹ Quang hồ hởi thu xếp mọi việc thật nhanh vì sợ con trai đổi ý.
Từ ngày mai mối đến ngày cưới chưa tròn một tháng. Kể cũng nhanh, nhưng thôi cũng kệ, có đám cưới là mừng. Ba mẹ Quang hồ hởi thu xếp mọi việc thật nhanh vì sợ con trai đổi ý. (ảnh minh họa)
Chụp hình, in thiệp, gửi thiệp, chuẩn bị sính lễ, trang trí phòng tân hôn… đâu đã vào đấy, chỉ còn đợi đến ngày là rước nàng về dinh. Thế rồi đùng một cái, nhà trai bỗng phát hiện ra điều bất thường là hai mẹ con Thu suốt ngày túm tụm với nhau trò chuyện nhỏ to trong phòng ra chiều rất bí mật. Có vài lần, khi người nhà Quang bất thình lình đến hỏi ý kiến về việc chuẩn bị thứ này thứ kia cho đám cưới, hai mẹ con Thu đang thủ thỉ đã giật bắn người rồi cố tỏ ra bình tĩnh một cách gượng gạo. Sinh nghi, mẹ Quang tìm gặp vài người hàng xóm của Thu để điều tra, và tá hỏa. Té ra Thu đã từng yêu một người khác và mới bị bỏ rơi vì… dính bầu. Thế là ở ngay phút 89, tưởng chừng như được “hái quả ngọt” đến nơi thì Quang đành xòe tay mà thả “quả đắng” ra khỏi đời mình.
Mẹ Quang lại tìm đến một bà mai khác. Lần này là một mối ở xa, cách nhà Quang đến hai huyện. Rút kinh nghiệm, nhà Quang tìm hiểu rất kỹ về Linh từ gia đình, dòng họ cho đến những mối quan hệ xung quanh cô. Mọi chuyện đều có vẻ ổn, Linh cũng muốn lấy chồng, nên hai bên đều đồng ý tiến đến hôn nhân. Mối tình này cũng chỉ mới diễn ra chưa đầy hai tháng. Thiệp cưới lại được rải đi khắp làng, khắp xóm thêm một lần nữa. Thế rồi cũng ngay trước ngày cưới, rạp được gỡ xuống, bàn ghế thì xếp chồng lại mang đi trả. Lần này là do Linh hủy hôn. Cô không nói rõ lý do là gì, chỉ nhất quyết không chịu làm đám cưới nữa. Sau đó một thời gian mới biết, Linh không chịu lấy Quang do tự ái, mà nguyên nhân sâu xa là vì cô phát hiện ra mấy người bà con của Quang đã tìm đủ cách lân la hỏi thăm về chuyện cá nhân của cô quá nhiều, có người còn giả vờ đóng vai người bán hàng rong để cố gắng “bới lông tìm vết” những câu chuyện trong quá khứ của cô. Linh cho rằng như vậy là họ không tin tưởng cô, và cô không chấp nhận làm dâu cho một gia đình như thế.
Cả Linh và gia đình Quang đều có lý lẽ để giải thích cho mình, tuy nhiên dù sao thì chuyện đám cưới đã không thể “xuôi chèo mát mái”. Một chàng trai hiền lành, nhút nhát như Quang đã phải “vác” trên mình điều tiếng về hai lần cưới hụt. Nói cho cùng, những tình huống dở khóc dở cười mà Quang gặp phải cũng do quá vội vàng. Chính vì chưa tìm hiểu kỹ càng đối phương nên mới ngỡ ngàng trước những “chuyện bây giờ mới biết”, và cũng xuất phát từ đó, cả hai đều chưa đủ mặn nồng và bao dung để tha thứ cho những va vấp hay lỗi lầm của người mình định cưới.
Video đang HOT
Cả Linh và gia đình Quang đều có lý lẽ để giải thích cho mình, tuy nhiên dù sao thì chuyện đám cưới đã không thể “xuôi chèo mát mái”. (ảnh minh họa)
Bi kịch vì “cưới nhanh kẻo lỡ”
Gần 40 tuổi Hưng vẫn chưa lấy vợ, cũng không dám quen ai vì sự nghiệp quá bấp bênh. Trước đây Hưng học rất khá, tốt nghiệp Công nghệ thông tin và làm việc cho một công ty nước ngoài. Nhưng vì áp lực công việc, cộng thêm tính tình khép kín, ít bạn bè nên Hưng thường xuyên bị stress nặng, sau đó ảnh hưởng đến thần kinh thành một dạng bệnh tâm thần. Sau ba năm điều trị, sức khỏe Hưng tốt hơn nhiều nhưng tâm trí không còn minh mẫn như trước, kiến thức chuyên môn cũng quên nhiều. Nhờ bằng cấp và kinh nghiệm, anh xin việc rất dễ nhưng cứ làm được mấy tháng thì lại chuyển công ty vì bị “đuối” khi phải chạy theo các dự án phần mềm. Sống trọ ở đất Sài Gòn đã khó khăn, lại thêm công việc không ổn định, Hưng càng không dám nghĩ đến chuyện yêu đương hay cưa cẩm một ai đó.
Đến khi chạm tuổi 40, Hưng muốn tìm cho mình một người nhưng thực sự bối rối. Những cô gái mới lớn không bao giờ chịu lấy một người có tiền sử bệnh tâm thần và tương lai không vững vàng như anh. Những cô gái đủ tuổi để có thể chia sẻ, cảm thông thì hầu như đã lấy chồng, sinh con cả rồi. Thế rồi tình cờ, một người bạn giới thiệu Thùy cho Hưng. Thùy xấu, vừa thấp người vừa bị hô, đã 35 tuổi. Là bác sĩ của một bệnh viện lớn, đã có nhà riêng ở Sài Gòn, Thùy là người nắm trong tay điều kiện tốt về vật chất. Ở tuổi “lỡ thì” này, cô chỉ cần tìm một người đàn ông làm chồng, không đòi hỏi gì hơn. Xem hình Thùy trên facebook rồi đến gặp Thùy là một quyết định khó khăn đối với Hưng, vì thú thật, Hưng muốn tìm một người vợ dễ nhìn hơn. Nhưng vì hoàn cảnh bản thân ngặt nghèo, thương ba mẹ già yếu, thôi thì cưới đại vợ xấu cũng được, miễn sao tính tình dễ thương là có thể sống đời với nhau. Vậy là gặp nhau chưa được bao lâu, Hưng đã “cưới liền tay”.
Cưới xong, Hưng về nhà Thùy ở, cũng như chuyện hiển nhiên. Nhưng gia đình vợ ở quê thường xuyên lên chơi rồi tỏ thái độ xem thường Hưng, vì anh vừa nghèo vừa bấp bênh. Hưng luôn có cảm giác bị ra rìa, là người thừa trong gia đình vợ. Thùy lại không phải là người tâm lý nên đã không chia sẻ được với nỗi buồn của chồng rồi lại còn vô tình có nhiều hành động, lời nói thiếu ý tứ khiến Hưng càng thêm thất vọng.
Thùy không biết nấu ăn, lại bận rộn nên Hưng phải là người lo toan chuyện bếp núc. Sau một lần nghỉ việc, Thùy đề nghị Hưng chỉ đảm đương việc nhà chứ không cần phải đi làm trở lại nữa. Ban đầu không đồng ý nhưng sau vài lần cãi vả, Hưng đành nhún nhường cho yên cửa yên nhà. Vậy là Hưng lại suốt ngày lủi thủi làm osin cho vợ. Những lúc buồn anh không biết chia sẻ cùng ai, vì khoảng cách giữa hai vợ chồng Hưng vẫn quá lớn, Hưng chưa thực sự cảm thấy Thùy là người đáng tin và chu đáo để anh bộc bạch những suy nghĩ của mình. Hơn một lần, Hưng ước gì mình được nghèo túng và tự do như thời độc thân.
Dù yêu nhau đến mấy, những cặp vợ chồng trẻ đều không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Với Hưng, sự hụt hẫng đã trở thành bi kịch, nguyên nhân cũng chỉ vì đã “cưới ngay kẻo lỡ” – cưới khi cả hai người đều chưa kịp yêu.
Theo VNE
Bức xúc vì bị chê trong lần đầu gặp mặt
Mẹ anh bảo anh phiên phiến thôi, nhưng anh là con trai trưởng, sau này phải lo hết mọi việc trong gia đình, vợ mà không quán xuyến nổi việc nhà thì không được.
Tôi năm nay 26 tuổi, chưa tính là già và vừa chia tay người yêu cách đây không lâu. Vốn đã tính đến chuyện cưới xin, vậy mà đùng một cái, tôi phát hiện anh ta bắt cá hai tay, cùng với một người con gái khác vào nhà nghỉ.
Không thể chấp nhận, tôi quyết định chia tay. Giờ đây, thỉnh thoảng gặp lại, thấy người yêu cũ vui vẻ bên tình mới, tôi đau vừa hận.
Tôi luôn tự hỏi: Tại sao chỉ mình tôi đau khổ, còn anh ta vẫn vui vẻ như chưa có gì xảy ra. Không thể thế được, tôi cũng phải nhanh chóng tìm được người tốt hơn anh ta, sống hạnh phúc hơn anh ta.
Vậy là tôi huy động bạn bè, anh chị em, họ hàng..., những ai có đối tượng nào được được thì làm mối cho mình. Người ta chẳng bảo: Cách chữa thất tình nhanh nhất là bắt đầu một mối quan hệ mới đó sao.
Biết tôi buồn vì tình, mọi người tích cực lắm. Thế nhưng, tôi thật không ngờ, lần đầu tiên đi xem mắt, đối phương lại xem tôi như một "món hàng" rồi đánh giá từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Tôi thật không ngờ, lần đầu tiên đi xem mắt, đối phương lại xem tôi như một "món hàng" rồi đánh giá từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. (ảnh minh họa)
Thực ra, trước khi gặp mặt, chúng tôi cũng đã nói chuyện điện thoại một vài lần. Anh 29 tuổi, nhà Hà Nội, làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài. Khi nói chuyện, anh thể hiện luôn quan điểm là muốn một mối quan hệ nghiêm túc. Gặp nhau, nếu hợp và hài lòng về nhau thì tiếp tục, còn không "bai bai".
Nghe anh nói tôi hơi choáng, ai chẳng biết là khi đi xem mắt, hài lòng thì mới tiếp tục, không thì thôi, nhưng người ta có đầy cách ý nhị hơn để thể hiện, đâu cần anh cứ phải nói thẳng tuồn tuột ra thế. Cứ như anh sợ tôi sẽ bám theo anh không bằng.
Được cái bù lại, anh có vẻ là người sống tình cảm, hiếu thảo với bố mẹ. Qua cách nói chuyện của anh, tôi được biết dù là con trai nhưng đi làm về, anh vẫn thường xuyên giúp bố mẹ rửa bát, lau nhà. Anh cũng rất galăng, bởi khi hẹn gặp mặt, tôi định đi xe đến nhưng anh bảo anh sẽ đến đón, để con gái đi xe buổi đêm một mình anh không yên tâm.
Hơi thất vọng vì anh quá thẳng tính, nhưng tôi vẫn quyết định đi gặp vì nghĩ rằng: Con người không ai hoàn thiện, được cái này, mất cái kia. Mà thẳng tính, chưa hẳn đã là xấu.
Tôi cũng khá xinh nên rất tự tin vào bản thân mình. Gặp anh, tôi khá vui vì anh còn đẹp trai hơn ảnh mà tôi xem trên facebook của bạn, hơn nữa anh còn đi xe liberty. Ngược lại, tôi hình như không đạt tiêu chuẩn của anh, bởi vốn định đi uống café ở Nguyễn Chí Thanh, anh lại quyết định rẽ luôn vào quán trà đá ở sân vận động Mỹ Đình (gần nhà tôi), anh bảo, ngồi đây cho thoáng.
Trong suốt gần một tiếng nói chuyện, anh đánh giá tôi từ trên xuống dưới: Em cũng khá xinh đấy, da trắng. Mỗi tội hơi thấp (tôi chỉ cao 1,55m), giọng nói khó nghe (quê tôi ở miền Trung). Anh thì anh thích một người con gái đảm đang, biết lo toan việc nhà. Không cần xinh lắm, nhưng cũng không được xấu quá; không cần quá giỏi giang nhưng cũng phải có trí thức, ít nhất thì cũng phải tốt nghiệp cao đẳng, chứ không sau này không đủ trình độ dạy con (thở phào, may mà tôi tốt nghiệp đại học)...
Sau khi anh nêu hết quan điểm của mình, anh chốt lại một câu: Thôi, buổi đầu gặp mặt, anh em mình nói chuyện đến đây thôi. (Ảnh minh họa)
Nghe anh nói, tôi ngoài mặt thì cười nhưng trong lòng không khỏi tức tối. Cảm giác bị người ta coi thường, thiếu tôn trọng. Tôi bảo: Tiêu chuẩn của anh không cao, nhưng để đạt được cũng không dễ dàng. Theo em, anh nên hạ tiêu chuẩn xuống một chút cho dễ lấy vợ.
Thấy tôi nói vậy, anh cười: Nói thật, trước đây anh cũng đã trải qua hai mối tình, cũng đã tính đến chuyện cưới xin, nhưng cuối cùng vẫn phải chia tay vì họ không đảm đang lắm. Mẹ anh bảo anh phiên phiến thôi, nhưng anh là con trai trưởng, sau này phải lo hết mọi việc trong gia đình, vợ mà không quán xuyến nổi việc nhà thì không được.
Sau khi anh nêu hết quan điểm của mình, anh chốt lại một câu: Thôi, buổi đầu gặp mặt, anh em mình nói chuyện đến đây thôi.
Về đến nhà được một lúc, đang bức xúc kể với mọi người trong phòng về buổi gặp gỡ ngày hôm nay thì anh nhắn tin: Cơ bản, anh khá hài lòng về em. Mặc dù còn một số điểm không được như mong muốn, nhưng giờ anh cũng già rồi, làm theo lời mẹ thì phiên phiến thôi. Tuy nhiên, anh cũng chưa thể khẳng định là có đến với em không, vì việc nữ công gia chánh thì phải từ từ tìm hiểu. Nếu có thể, em nên đi học một khóa nấu ăn thì càng tốt.
Nhận được tin nhắn của anh mà tôi xanh hết cả mặt. Đi xem mắt, tôi với anh đều bình đẳng. Anh không hài lòng về tôi, chắc gì tôi đã hài lòng về anh. Vậy mà không thèm hỏi ý kiến tôi thế nào, anh tự cho mình quyền chủ động, còn tôi như thí sinh tham gia cuộc thi tuyển vợ của anh, để anh đánh giá như một món hàng. Cũng may mà món hàng là tôi đây còn được anh chú ý, không bị anh đá bay ngay lần đầu gặp mặt. Tôi có nên cảm ơn anh vì đã không chê bai mình không đây!
Mọi người trong phòng nghe tôi kể thì ôm bụng cười nghiêng ngả, vì lần đầu tiên gặp phải một người thẳng thắn đến mức hơi thô thiển thế này. Mọi người bảo, tiếp tục hay không thì tùy mày. Ngoại trừ vẻ tự cao, tự đại, hơi thiếu tôn trọng người khác ra thì mấy mặt khác đều ổn: Nhà Hà Nội, công việc ngon, có vẻ là người của gia đình...
Cách mấy ngày sau, anh lại nhắn tin, mời tôi đi hát karaoke. Tôi đang băn khoăn không biết có nên tiếp tục liên lạc với anh không. Sau sự tức tối ban đầu vì cảm giác bị coi thường, thì mấy ngày hôm nay không liên lạc, tôi cũng đã bớt bức xúc hơn. Nghĩ lại thì tôi cũng không ghét anh lắm, dù sao thì anh cũng là đối tượng khá tốt để chọn làm chồng của một cô gái tỉnh lẻ như mình... Biết đâu, tiếp xúc nhiều, tôi sẽ phát hiện ra những điểm tốt của anh.
Theo VNE
Nỗi lòng của bà mẹ đơn thân Tôi không may mắn để có một tình yêu duy nhất dành cho mình, tôi đã có bao mối tình đã qua cuộc đời. Có những mối tình ngắn vài tuần, vài tháng rồi tôi từng có một mối tình dài hơi nhưng vẫn có một kết thúc "dở hơi". Chuyện tình cảm đi qua một cách chóng vánh để lại trong tôi...