Khi người Trung Quốc đi mua thịt lợn: Xếp hàng dài trong siêu thị, xe đẩy chất đầy trông hoa cả mắt
Người nào cũng mua ít nhất nửa con lợn, có người còn làm nguyên cả con nữa chứ!
Thử tưởng tượng nào, mỗi lần đi mua thịt lợn tại siêu thị, bạn sẽ mang về những gì? Vài chiếc khay đầy ú ụ, ai mua nhiều lắm thì chắc sẽ lên tới chục khay. Thế nhưng đó vẫn chưa là gì đâu nhé! Thử nhìn cảnh mua thịt lợn dưới đây này!
Khi người Trung Quốc đi mua thịt lợn: Xếp hàng dài trong siêu thị, xe đẩy chất đầy trông hoa cả mắt
Choáng ngợp chưa? Mỗi người mua hẳn nửa con lợn, thậm chí có người mua cả con. Cả một đoàn người xếp hàng dài chờ thanh toán tiền thịt lợn. Nhìn cảnh này, cư dân mạng ai cũng trầm trồ:
- Trời ơi mua hẳn nửa con, đỉnh thật.
- Ông kia 1 mình 1 con luôn kìa!
- Cả con luôn mới chịu.
- Chắc phải mua cái tủ lạnh to lắm mới đựng đủ.
Đây là khung cảnh được ghi lại tại một siêu thị ở Trung Quốc. Cảnh tượng này đúng là còn lạ lẫm với cư dân mạng Việt Nam và một vài nơi khác. Thế nhưng thật ra, ở nước ngoài, nhất là ở những nước châu Âu, các gia đình ở xa khu mua sắm cũng sẽ mua nửa con lợn, thậm chí là cả con về trữ tủ đông ăn dần.
Nguồn: TikTok
"Con lớn phải có trách nhiệm chăm cho các em!" - Đằng sau là sự vô trách nhiệm của người làm cha mẹ?
Chỉ cần mẹ dành đủ tình yêu cùng sự quan tâm để các con cảm nhận được ánh nắng và hơi ấm trong trái tim thì chúng sẽ là những đứa trẻ ngoan.
Gần đây, một video trên mạng xã hội Trung Quốc đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi. Trong clip, cậu bé có vẻ như chỉ 3 hoặc 4 tuổi đang tự chăm sóc em trai đang ngồi trong xe đẩy trên bậc thang.
Cậu bé quay lưng để giặt khăn lau cho em thì không ngờ em trai nhổm dậy nên không may rơi khỏi xe đẩy. Đầu của đứa bé đập xuống đất còn xe thì đè lên, khiến đứa bé khóc lớn.
Cậu anh trai hoảng sợ vội vàng chạy đến xem. Ngay cả người mẹ cũng nhanh chóng có mặt, bế con lên để dỗ dành nhưng lại không ngừng trách mắng đứa con lớn vì không chăm em tốt, để em té ngã.
Chú bé không dám cãi mẹ một lời, lặng lẽ đứng khóc, vừa khóc vừa theo mẹ về nhà. Người anh trai đã tự trách mình trong lòng, lặng lẽ đứng trong góc, vừa khóc vừa ôm chiếc ghế dài rồi theo mẹ về nhà.
Hình ảnh cắt ra từ clip
Có thể thấy, mỗi khi gia đình có thêm con, đứa con lớn được mặc định và được kỳ vọng sẽ chăm sóc cho em của mình. Điều này không sai, nhưng thực ra, đứa con lớn này vẫn còn là một đứa trẻ thôi mà, vẫn cần tình thương và sự chăm sóc của bố mẹ, huống hồ gì trọng trách chăm em là quá tầm của con.
"Nếu mẹ không chăm được con thì đừng sinh thêm đứa thứ hai , đã vậy còn trách con lớn làm sai trong khi nó không có lỗi. Đứa bé đâu phải do cậu bé sinh ra đâu mà đòi hỏi con chăm em như người lớn", một người xem video đã để lại bình luận khá phẫn nộ.
Một câu chuyện khác về người mẹ đưa hai con đi chơi ở công viên. Người mẹ mải mê lướt điện thoại, để hai anh em tự trông nhau. Không may, đứa em gái đã vô tình té ngã từ trên cầu trượt.
Người mẹ lập tức chạy đến dỗ dành con gái nhưng lại nhìn con trai với ánh mắt trách móc. Cậu bé ngơ ngác nhìn mẹ đầy sợ hãi. "Con xin lỗi. Con sai rồi. Con không quan tâm đến em mình", cậu bé nức nở nói với mẹ. Tôi cảm nhận được cảm giác bất lực, tổn thương và thiếu an toàn của chú bé.
Tôi không biết mọi người có suy nghĩ giống tôi không, nhưng những đứa con lớn luôn có cảm giác mình phải chịu trách nhiệm chăm sóc cho em khi chúng chưa sẵn sàng. Và tôi thấy ở sau đó còn có cả một người bố, người mẹ vô trách nhiệm.
Khi một gia đình có thêm con, cha mẹ gần như bỏ qua những nhu cầu và mong muốn của đứa con lớn. Mọi việc làm của con đều bị xếp vào quan điểm "lớn phải nhường cho em", phớt lờ mọi cảm xúc của con cũng như sự công bằng cần thiết. Họ mặc định con lớn phải chăm sóc em, quên mất mình mới là người có nghĩa vụ này.
Cách con bị đối xử khi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của con sau này
Tiểu Nam là bạn cùng phòng thời đại học của tôi, gia đình có điều kiện, ngoại hình xinh xắn, có một em trai nhỏ hơn 8 tuổi. Từ khi nhà có em, Tiểu Nam phải vào trường nội trú và phần lớn tâm trí của người mẹ đều đổ dồn vào đứa em trai. Mỗi khi Tiểu Nam trở về nhà vào kỳ nghỉ, cô phải luôn chăm em, đưa em đi chơi và người mẹ sẽ liên tục hỏi thăm xem em trai có ổn không, có vui không.
Sinh nhật của em trai, mẹ Tiểu Nam lo lắng đặt nhà hàng, tổ chức tiệc thật to nhưng sinh nhật của Tiểu Nam, cô lại không nhận được lời chúc nào từ mẹ. Cô bé luôn có cảm giác dường như mình không tồn tại trong mắt bố mẹ.
Bởi thế, làm sao để chứng minh được sự tồn tại của mình luôn là một câu hỏi, vô tình tạo thành một sự căng thẳng trong Tiểu Nam. Cô luôn học cách nhìn vào thái độ của cha mẹ để biết điều tiết cảm xúc của bản thân, xem việc làm cha mẹ vui như một chiếc la bàn cho việc làm của mình chứ không để ý đến những cảm xúc của chính mình.
Giờ đây, Tiểu Nam đã đi làm nhưng chỉ cần đồng nghiệp chất vấn, cô sẽ rơi vào căng thẳng, tìm mọi cách để chứng minh bản thân. Có bạn trai và bị anh ta ức hiếp, cô mệt mỏi nhưng trong lòng bất an, không dám chia tay. Cô luôn đặt ý của người khác lên trên hết và không có chính kiến của riêng mình.
Nhà tâm lý học người Áo Adler từng nói về lý thuyết thứ tự sinh. Ông tin rằng anh cả trong gia đình nói chung là đứa trẻ hoàn hảo nhất trong mắt cha mẹ anh, là đứa trẻ "có trách nhiệm, siêng năng và tận tâm". Nhưng mặt hạn chế là những đứa trẻ này là cũng dễ bị căng thẳng, lo lắng, sợ mắc lỗi và khó kết bạn.
Thế nên, nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ Jane Nielsen từng nói: "Hai đứa trẻ phải được đối xử bình đẳng, để một đứa trẻ không hình thành tâm lý nạn nhân, và đứa trẻ kia sẽ không hình thành tâm lý bắt nạt".
Nỗi đau do tính cách khác thường sẽ không chỉ hủy hoại tuổi thơ mà còn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc cả đời của đứa trẻ.
Con gái tò mò bóp nát trái cây trong siêu thị được mẹ cho bài học nhớ đời, cách giáo dục thô bạo gây ra tranh cãi Bài học của người mẹ dành cho cô con gái 1 tuổi trong siêu thị khiến cho cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi. Bố mẹ nào cũng mong muốn con cái mình sẽ trở thành người tài giỏi, biết cách cư xử tốt và được mọi người yêu quý. Dĩ nhiên, bên cạnh môi trường phát triển lành mạnh, mỗi đứa trẻ...