Khi người trẻ dùng bạo lực để… tranh giành tình yêu
Để tranh giành người yêu, nhiều chàng trai đã nổi máu côn đồ, gây ra cái chết cho đối phương.
Ngồi tù “bóc lịch” vì giành bạn gái
Xuất phát từ những nghi kị trong tình yêu, Dương Bảo Nghĩa (ngụ tại TP.HCM) đã lĩnh án 6 năm tù giam về tội hành hung người khác. Chuyện là Nghĩa và anh S cùng quen một cô gái. Một hôm, tình cờ Nghĩa đọc được những dòng tin nhắn mùi mẫn của S trong máy bạn gái, máu ghen nổi lên, Nghĩa nhắn tin xúc phạm anh S thì nhận được lời “tuyên chuyến” của anh S. Tối ngày 9/9/2010, sau khi hai người gặp nhau đã xảy ra mâu thuẫn. Nghĩa dùng chai bia đập vào đầu và đâm vào bụng anh S, khiến anh bị thương tật lên đến 34%.
Cũng vì mâu thuẫn tình cảm, câu chuyện xảy ra vào ngày 12/11/2012 tại xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) còn có kết cục đáng tiếc hơn. Do nghi ngờ bạn gái qua lại với Hưng, Tống Văn Bình sau khi nói chuyện phải trái với tình địch không thành đã dùng chai nước ngọt đập vào đầu Hưng. Bị đánh bất ngờ, Bình chạy ra khỏi quán để thoát thân nhưng Hưng vẫn đuổi theo. Bất ngờ, Bình dùng dao mang sẵn trong người quay lại đâm Hưng thiệt mạng.
Thích thể hiện nhân danh tình yêu
Nếu như những trường hợp trên đối tượng gây án vì thiếu suy nghĩ hoặc do cơn giận bùng phát không làm chủ được hành động của mình, thì những nhân vật sau là đối tượng được liệt vào nhóm gây án có tổ chức.
Cũng vì mâu thuẫn tình cảm, khoảng 19 giờ 30 phút ngày 10/9/2012, tại khu vực nội ô Tòa thánh Tây Ninh (H.Hòa Thành), nhóm Hải và Hậu nhìn thấy anh Bằng chở cô gái tên Vy (bạn gái mới quen của Thịnh, người chơi chung nhóm với Hải và Hậu) đi ngang. Thấy “ngứa mắt”, Thịnh kêu Hải chạy theo chặn xe, dằn mặt anh Bằng. Vì bị đánh oan, Bằng hậm hực gọi hai người bạn là Đạt Em và Mến đến trả đũa. Trong quá trình xảy ra xô xát, Hải đưa dao cho Hậu và tên này đã đâm chết một trong số những người bạn của Bằng là anh Tín. Ngay sau đó, hai tên Hải và Hậu đã ra đầu thú cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Hải (trái) và Hậu tại tòa án (Ảnh: Thanh niên)
Đâm chết tình địch để… giành người yêu
Khi yêu, chàng trai nào cũng muốn được người mình yêu ngưỡng mộ thế nhưng những “anh hùng rơm” này lại không lường trước được hậu họa. Chuyện của Phạm Quốc Toản (Hà Tĩnh) là một ví dụ.
Vào tối ngày 21/2, gia đình tổ chức tiệc chia tay cho Toản trước ngày lên đường nhập ngũ. Sau cuộc liên hoan, Toản đến thôn Châu Thịnh, xã Đức Châu để chia tay bạn gái. Tại nhà bạn gái, Toản bắt gặp Huy – người đã từng có tình ý với bạn gái mình cũng đang ở đó. Vì muốn “dằn mặt” người yêu, Toản dùng nắm đấm để thị uy với Huy. Do bị mất mặt, Huy đã gọi 5 người khác đến, còn Toản cũng huy động 18 thanh niên trong xã cùng đến để đánh nhau. Khi anh Thuấn (người trong nhóm của Huy đến), Toản và Sơn (bạn của Toản) đã xông vào đánh anh. Hậu quả, anh Thuấn chết tại chỗ
Phạm Quốc Toản và Phạm Trường Sơn
Trở thành sát nhân chỉ vì một cái nhìn đểu của tình địch – đó là câu chuyện đáng tiếc của Phan Thanh Tịnh (sinh năm 1990) quê ở Nghệ An. Tịnh và Tú vốn là đôi bạn thân từ cấp 2, cả hai cùng có tình ý với cô gái làng bên nhưng Tú may mắn được cô gái chấp nhận. Từ ngày Tú có được tình cảm của cô gái kia, Tịnh trở nên thích chọc tức Tú hơn. Ngày 8/ 10/2012, khi Tú đang trên đường đến nhà thăm bạn gái thì gặp Tịnh. Sau vài câu đối đáp gây cấn, cả hai đã xảy ra xô xát. Trong lúc ẩu đả, Tịnh liền rút con dao bấm thủ sẵn trong người đâm 9 nhát vào người Tú. Hậu quả khiến Tú gục tại chỗ, mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu, nhưng vết thương quá nặng nên Tú đã tử vong ngay sau đó.
Tạm kết
Không phải lúc nào nắm đấm cũng có thể giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn tình ái, thế nhưng ngày càng có nhiều bạn trẻ lấy nắm đấm ra để giành lấy những điều tưởng chừng vô hình – tình yêu. Kết quả được mất ra sao, kẻ trong cuộc là người hiểu nhất. Điều đáng nói ở đây tình yêu không phải là điều để biện minh cho bạo lực. Chỉ có những người chưa thực sự hiểu tình yêu là gì thì mới lấy tình yêu ra để che đậy cho những hành động bộc phát, côn đồ và thích thể của mình.
Theo Đất Việt
Mảnh đất xé nát tình thâm
Khi miếng đất bỗng chốc có giá trị, mối thâm tình, mạch huyết thống trở nên quá mong manh, nhường chỗ cho sự toan tính, tranh giành...
Phòng xử A của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM một ngày cuối tháng 8 diễn ra phiên tòa dân sự xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa những người trong cùng dòng họ.
Khi vị chủ tọa đọc xong bản án phúc thẩm, người phụ nữ luống tuổi sải từng bước chân rời phòng xử án. Sau lưng bà, vợ chồng người cháu ngồi thụp xuống, 4 mắt nhìn nhau đau đáu. Rồi như thể cố ngăn dòng nước mắt đang chực trào ra, họ ngửa mặt lên trời..."Chừng nào người ta thi hành án hả anh?", người vợ sực tỉnh, thở dài hỏi chồng. "Trước sau cũng dọn đi, lúc nào thi hành án cũng nghĩa lý gì đâu?", người chồng trả lời vợ mà như nói với chính mình. "Mình đi đâu?", câu hỏi của người vợ bật ra rồi nhanh chóng rơi trong thinh lặng. Không cần cố nữa, cả 2 đưa tay quệt nước mắt. Để có mặt trong phiên tòa này, vợ chồng anh phải chia nhau đi vay mấy trăm ngàn đồng, bắt chuyến xe đầu tiên từ Tiền Giang lên TP HCM để có mặt ở tòa thật sớm.
Toàn bộ miếng đất của bà nội anh rộng đến 3.500 m2 (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) được trao cho người cô ruột theo bản di chúc. 15 năm trước, cha mẹ anh qua đời, bà nội thương cháu nghèo khổ, không nhà nên kêu vợ chồng anh về, cho một miếng đất nhỏ nằm trong khuôn viên phần đất nói trên để cất căn nhà làm chốn ngụ cư. Vợ chồng không nghề nghiệp, ai kêu gì làm nấy nên căn nhà cũng chỉ được dựng bằng gỗ vụn, mái tôn nhặt nhạnh được... Bà nội anh mất, không lâu sau, người cô viết đơn kiện, yêu cầu cháu phải dời đi, trả lại đất.
Không giấy tờ chứng minh miếng đất được cho, họ chỉ biết ngậm ngùi khi tòa Tiền Giang mở phiên xét xử sơ thẩm. Trong phần tranh luận của mình, người cô tuyên bố đất nhất định phải lấy lại nhưng bà cũng không đồng ý thanh toán một đồng chi phí di dời căn nhà cũng như giá trị các cây trồng xung quanh mà vợ chồng người cháu đã gieo trồng, chăm sóc 15 năm qua, gồm 9 cây dừa và 5 cây xoài đang đến mùa thu hoạch.
Sau khi nghị án, tòa nhận định phần đất ấy trị giá 16 triệu đồng, tuyên buộc vợ chồng anh trả cho người cô tiền mặt, giữ lại nhà đất để ở. Bản án thấu tình khiến anh vừa mừng vừa lo. Mừng vì còn có nhà để ở, lo vì không biết phải xoay xở làm sao để đủ tiền đưa cô. Nhưng rồi, họ bất ngờ nhận được giấy triệu tập của phiên tòa phúc thẩm. Người cô cần đất chứ không cần tiền.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người vợ rưng rưng nói được mỗi một câu: "Con tôi, một đứa chuẩn bị thi đại học, đứa đang lớp 8. Tòa mà xử tụi tôi mất nhà, các con tôi chắc phải nghỉ học để lấy tiền học đi ở trọ chứ biết làm sao?".
Không gian phiên tòa đặc quánh. Hàng chục đôi mắt đổ dồn phía người cô. Có ai đó bất bình, nói trổng: "Cho người ta con đường sống với chứ! Thâm tình chớ nước lã gì cho cam". Lúc này, người cô đứng lên đề nghị: "Thôi được rồi, chỗ thâm tình, tôi có thửa đất khác rộng đến 400 m2 gần đó, cho vợ chồng nó đó". Anh nghe xong, buông tiếng thở dài. Tòa thắc mắc: "Đổi căn nhà xập xệ lấy ngần ấy đất, sao anh lại ưu phiền?". " Dạ, đất đó là một đầm lá mênh mông, sâu hoắm. Muốn ở được phải mua chắc cả ngàn xe đất để lấp. Tiền ở đâu ra?" - anh giải thích. Theo anh, mảnh đất đầm lá ấy vốn bỏ hoang, không có giá trị kinh tế, nhiều năm liền người cô rao bán nhưng chẳng ai mua.
Tòa chất vấn: "Dù sao cũng là cô cháu ruột thịt, nỡ nào bà dứt tình như vậy?". "Nó - bà chỉ vào anh - đâu phải là cháu tôi. Ai cũng nói nó không phải con ruột của em trai tôi. Nhìn nó không giống em tôi điểm nào hết. 400 m2 đất tôi cho đã là tình nghĩa lắm!" - bà rành rọt trả lời. Những lời phủ nhận tình thâm này tòa cho rằng không có cơ sở và không thuộc thẩm quyền xét xử trong vụ án này nhưng dường như cũng đủ làm tổn thương người cháu. Anh sững người, gục đầu lên đôi tay chai sần.
Căn cứ các chứng cứ pháp lý, tòa tuyên vợ chồng anh phải trả lại cho cô ruột phần đất và được nhận 400m2 đất đầm lá từ thiện ý của bà. Bản án có hiệu lực tức thời. Đôi vợ chồng nghèo không biết ngày mai sẽ về đâu...
Theo VNE
Quan điểm sống của trùm giang hồ hai lần thoát án tử Từng nổi tiếng với những vụ thanh toán đẫm máu trong giang hồ, ít ai ngờ được, ông "trùm" đâm thuê chém mướn lại có hai tấm bằng đại học. Trước khi vào trại giam Ba Sao - Nam Hà để viết bài, tôi cứ ngỡ "sát thủ" Tuấn "con"(Nguyễn Anh Tuấn) phải là người bặm trợn, kiêu hùng. Ai ngờ được Tuấn...