Khi người Nhật chấp nhận hủy Olympic Tokyo
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp và lan rộng toàn cầu, buộc người Nhật phải có phương án cụ thể là đối mặt việc hủy Olympic Tokyo 2020.
Nếu tháng trước Nhật không bao giờ chấp nhận Olympic Tokyo 2020 sẽ dời sang sau tháng 7 chờ tình hình dịch COVID-19 giảm xuống nhưng bây giờ thì chính người Nhật đã cảm thấy ngột ngạt và buộc phải nghĩ đến phương án hủy Olympic trên đất nước mình.
Nhật buộc phải đối diện với sự thật đấy dù trước đây từng gay gắt phản ứng cả phương án đưa Olympic từ Tokyo sang London (đến nay thì phương án này cũng không thể khi mà châu Âu đang có những ổ dịch rất đáng ngại và cực kỳ nguy hiểm). Nay Nhật phải đối mặt khó khăn thật sự khi các sự kiện thể thao trên toàn thế giới nhiều nơi phải hoãn hoặc không cho khán giả vào sân… Nhật đã tiêu tốn hàng chục tỉ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020. Trong đó nhiều khoản tiền lớn nhà nước Nhật vay từ các tổ chức tài chính.
Nghĩ đến phương án Olympic 2020 vẫn diễn ra ở Tokyo (kế hoạch khai mạc ngày 24-7), rồi các cuộc tranh tài trong điều kiện không khán giả cùng hàng loạt phương án phòng dịch…, cuối cùng thì sau khi cân nhắc ban tổ chức Olympic Tokyo buộc phải lắc đầu…
Video đang HOT
Một Olympic mà không có khán giả và thậm chí nhiều đoàn thể thao có thể từ chối tham dự cùng tình hình dịch COVID-19 như hiện tại thì còn ý nghĩa gì. Đó là chưa kể còn tốn kém thêm mà không thu được lợi nhuận gì. Trước đó, ban tổ chức Olympic Tokyo đã dự tính sẽ có 30 triệu du khách quốc tế đến Nhật mùa Olympic 2020 cùng khoản lợi tài chính khổng lồ. Nhưng nay thì con số đấy đã trở nên ảo trước đại dịch toàn cầu.
Ngay cả việc Nhật dự tính cử đoàn quan chức và 130 em nhỏ sang núi Olympia ở Hy Lạp, quê hương của Olympic để làm lễ châm ngọn đuốc thiêng từ ánh nắng mặt trời rước lửa về Nhật cũng quá khó khăn. Hy Lạp cũng đang có dịch COVID-19 lan rộng.
Người Nhật còn một chỗ bám víu hy vọng là chấp nhận hoãn 1-2 năm nhưng đấy chỉ là đề xuất của họ mà thôi. Trên bình diện thế giới thì như thế rất khó vì nó liên quan đến các vòng loại khắp nơi trên thế giới diễn ra trong nhiều năm mà sang năm 2024, Paris là chủ nhà. Nó bắt đầu các vòng loại từ ngay năm 2021…
Theo PLO
"Gà nhà" bị võ sỹ Việt Nam đấm gục trong 30 giây, báo Thái "kinh ngạc"
Truyền thông Thái Lan không khỏi choáng váng vì võ sỹ Chatchai Decha Butdee bị Nguyễn Văn Đương hạ knock-out ngay hiệp 1 (khoảng 30 giây).
Ở trận tứ kết tranh vé boxing dự Olympic Tokyo diễn ra sáng hôm qua tại Jordan (10/3), Nguyễn Văn Đương đã đấm gục Chatchai Decha Butdee chỉ sau 30 giây. Sự kiện này gây kinh ngạc làng thể thao Thái Lan vì cách đây hơn 2 tháng, Chatchai Decha Butdee chính là người hạ gục Nguyễn Văn Đương ở trận tranh HCV SEA Games 30. Chưa kể, võ sỹ người Thái Lan được đánh giá cao hơn nhiều đối thủ Việt Nam.
Nguyễn Văn Đương được xử thắng theo luật thi đấu mới được áp dụng từ năm 2019. Theo đó, trọng tài sẽ xử thắng bằng điểm RSC (tương đương knock-out kỹ thuật ở quyền Anh chuyên nghiệp), nếu một võ sỹ cho đối phương nằm sàn (knock-down) hai lần trong một hiệp đấu.
Chatchai Decha Butdee bị Văn Đương hạ gục.
Tờ Siam Sport của Thái Lan đã dùng từ kinh ngạc để miêu tả về thất bại của võ sỹ nước nhà trước Nguyễn Văn Đương.
"Việc Chatchai Decha Butdee để thua tay đấm người Việt Nam ngay hiệp đầu tiên ở trận tranh vé dự Olympic quả là kinh ngạc.
Trận đấu kết thúc nhanh không tưởng. Chatchai Decha Butdee dính hàng loạt cú đấm của đối thủ. Những cú đấm không có lực quá mạnh nhưng Chatchai Decha Butdee phải gục ngã và trọng tài đã phải đếm đến 8.
Chatchai Decha Butdee ra hiệu có thể tiếp tục chiến đấu nhưng một lần nữa dính cú đấm móc của đối thủ và lại gục ngã.
Một lần nữa trọng tài lại phải đếm nhưng Chatchai Decha Butdee không có phản ứng gì cho thấy sẵn sàng thi đấu. Ngay lập tức, trọng tài cho kết thúc trận đấu. Nguyễn Văn Đương giành chiến thắng ngay ở hiệp đấu đầu tiên và đoạt vé dự Olympic 2020", trích bài viết của Siam Sport.
Thua nhưng Chatchai Decha Butdee vẫn còn cơ hội giành vé dự Olympic 2020 nếu thắng ở trận đấu với đối thủ cũng để thua tại vòng tứ kết như mình.
Theo Danviet
EURO, Champions League giữa dòng xoáy Covid-19 Nhiều quốc gia châu Âu tăng cường kiểm soát đối với các sự kiện tụ tập đông người nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 và hàng loạt giải đấu thể thao mà chủ yếu là bóng đá đang bị dừng hoãn, kể cả khả năng hủy bỏ việc tổ chức. Dịch bệnh Covid-19 không ngừng lây lan khắp các...