Khi ngủ cùng con cha mẹ cần tránh làm 4 việc này để không gây hại cho bé
Ngủ cùng con có mặt lợi nhưng đồng thời có nhiều điểm cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung giường với con từ khi bé mới chào đời, thay vì để con ngủ ở nôi, cũi riêng. Cách làm này có mặt lợi, đó là cha mẹ kịp thời chăm sóc cho con nếu có vấn đề gì phát sinh. Ngoài ra, một số đứa trẻ khi được “ngửi hơi mẹ” sẽ ngủ ngoan hơn.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ngủ chung với con mà cha mẹ làm 4 điều sau đây, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung giường với con từ khi bé mới chào đời. (Ảnh minh họa)
1. Để con nằm giữa bố mẹ
Cách đặt con nằm ngủ giữa bố mẹ khá phổ biến ở các gia đình. Nó giúp người mẹ cho con bú thuận tiện cũng như để trẻ không bị ngã khỏi giường.
Nhưng việc làm này không nghi ngờ sẽ đẩy trẻ vào một số tình huống nguy hiểm, nhất là đối với các em bé từ 0-2 tuổi. Nhiều người lớn ngủ khá “hiếu động”, xoay người, trở mình, khua khoắng chân tay trong khi ngủ. Trong tình huống đó, chỉ cần sơ sẩy một chút cha mẹ có thể đè vào con làm bé bị ngạt thở.
Chính vì thế, cha mẹ tuyệt đối tránh đặt con nằm giữa hai người lớn trong khi ngủ. Tốt nhất là bạn chuẩn bị nôi, cũi cho con hoặc đặt con nằm ngủ riêng một bên khi giường đã có thanh chắn an toàn.
Video đang HOT
2. Ôm bé đi ngủ
Nhiều người thường ôm con đi ngủ, phần vì giữ ấm cho bé vào mùa đông, phần nữa muốn tăng cường tình cảm thân thiết giữa cha mẹ với con cái. Song trẻ nhỏ với hệ xương còn mềm yếu, tư thế ngủ đó không hề có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của con.
Cha mẹ hãy để con ngủ tới tư thế ngay ngắn, có gối đầu phù hợp, đảm bảo hệ xương và hộp sọ của bé được phát triển tốt nhất.
3. Cha mẹ thức khuya
Cha mẹ không cần lập tức dỗ dành con ngay khi nghe thấy trẻ trở mình thức giấc. (Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ sẽ học theo các hành động và thói quen của người lớn. Nếu bạn muốn con có thói quen đi ngủ lành mạnh, vậy tốt nhất bạn không nên thức khuya khi ngủ cùng con. Thêm nữa, khi bạn chưa đi ngủ thì trẻ cũng khó mà ngủ ngon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Hãy tắt ti vi và điện thoại, loại bỏ ánh sáng đèn, sau đó đồng thời cùng con chìm vào giấc ngủ. Với cách làm này trẻ sẽ hình thành được nếp ngủ tốt và có một giấc ngủ ngon, sâu hơn.
4. Trẻ vừa khóc đã dỗ dành ngay
Vì hệ thần kinh của con chưa mạnh mẽ như người trưởng thành nên dễ xảy ra hiện tượng con ọ ẹ thức dậy hoặc khóc vào giữa đêm. Thực ra đây là một vấn đề khá bình thường, do đó cha mẹ không cần lập tức dỗ dành con ngay khi nghe thấy trẻ trở mình thức giấc.
Bạn hãy chờ đợi, cho bé thời gian tự mình ngủ lại mà không cần làm gì cả. Việc bạn dỗ dành bé thậm chí còn khiến trẻ tỉnh hẳn ngủ cũng nên. Ngoài ra nó tạo cho bé thói quen xấu, thiếu độc lập, phải có người lớn vỗ về mới ngủ lại được.
Tại sao một số người trở mình liên tục khi ngủ?
Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn và làm phiền người nằm cạnh.
Giấc ngủ là khoảng thời gian nằm im, giúp bạn phục hồi sức lực sau cả một ngày dài. Tuy nhiên, một số người lại trằn trọc không yên, liên tục trở mình và đôi khi bất chợt tỉnh dậy.
Bạn không nên tập thể dục quá tích cực trước giờ đi ngủ. Ảnh: The Independent
Theo bác sĩ Nerina Ramlakhan, chuyên gia về giấc ngủ ở Anh, có 3 lý do chính khiến bạn không ngừng trở mình trong giấc ngủ.
Đầu tiên, tình trạng đó liên quan tới giấc mơ của mỗi người. "Khi ngủ, bạn có thể mơ thấy mình đang chạy và cố gắng để thực hiện hành động đó", bác sĩ Ramlakhan giải thích.
Yếu tố thứ hai tác động tới sự bất an của bạn khi ngủ là tình trạng thiếu nước. Bởi vậy, trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước nhỏ. Không uống đủ nước cũng có thể gây co rút chân tay hoặc đau cơ đột ngột.
Ngoài ra, cơn giật đầu giấc ngủ cũng là một lý do khiến bạn trở mình. Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Bạn có thể cảm thấy mình đang rơi xuống một khoảng không vô hình và giật mình tỉnh giấc.
Bạn gặp phải hiện tượng trên do căng thẳng, sử dụng đồ uống có caffeine, hút thuốc, tập thể dục cường độ mạnh sát giờ đi ngủ, thiếu ngủ.
Làm cách nào để ngừng trở mình khi ngủ?
Nếu bạn liên tục bị như vậy, có một số cách để giúp bạn lấy lại giấc ngủ yên bình. "Thư giãn hoàn toàn trước khi đi ngủ là điều rất quan trọng. Bạn có thể duỗi cơ nhẹ nhàng, tập một bài yoga đơn giản trước khi ngủ", bác sĩ Ramlakhan khuyên.
Theo chuyên gia này, đôi khi chỉ cần tắm trong nước pha muối khoáng cũng có thể giúp giảm căng thẳng, áp lực.
Ngoài ra, bạn nhớ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể (khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày). Một chút muối pha vào nước sẽ có ích, đặc biệt là ngày nóng và khi bạn tập luyện thể thao, ra nhiều mồ hôi.
Nếu các giải pháp trên không hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn xem có cần sử dụng thuốc, nhất là với những người gặp hiện tượng giật đầu giấc ngủ thường xuyên.
An Yên
9 công dụng không ngờ của yến mạnh Yến mạch là một một loại ngũ cốc nguyên chất tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp dinh dưỡng cân bằng cộng với chất xơ và chất chống oxy hóa. Và, chúng có nhiều protein và chất béo lành mạnh hơn các loại ngũ cốc khác. Một khẩu phần yến mạch nguyên chất cho 51 gram carbs, 13 gram protein, 8 gram chất...