Khi nào Thái Lan sẽ có thủ tướng mới?
Phó thủ tướng lâm thời Thái Lan Wissanu Krea-ngam hôm nay 16.5 nói rằng các cuộc đàm phán lịch sự và lòng tốt là cần thiết để thành lập chính phủ mới thành công.
Ông Wissanu có phát ngôn như trên trước khi bước vào cuộc họp hôm nay của nội các lâm thời Thái Lan, cuộc họp đầu tiên kể từ cuộc tổng tuyển cử ngày 14.5, theo tờ Bangkok Post.
Sáng 15.5, Ủy ban Bầu cử quốc gia Thái Lan (NEC) cho hay công tác kiểm phiếu hoàn tất và đảng Tiến lên (MFP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra một ngày trước đó. Ông Pita Limjaroenrat (43 tuổi), lãnh đạo MFP, cho biết ông đang xây dựng liên minh 6 đảng, và đã gọi cho ứng viên đại diện đảng Pheu Thai là bà Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, để chúc mừng và mời gia nhập liên minh.
Phe đối lập Thái Lan thắng cử, sẽ thảo luận liên minh với đảng của gia tộc Shinawatra
Ông Wissanu nhấn mạnh một chính phủ liên minh mới có thể được thành lập, nếu những người liên quan không bắt đầu xúc phạm nhau và có thể đạt được thỏa thuận. “Việc thành lập chính phủ mới hiện là gánh nặng của đảng Tiến lên”, ông Wissanu nói.
Ông Wissanu còn nói rằng 250 thượng nghị sĩ cũng có quyền bỏ phiếu bầu thủ tướng mới và họ có những quan điểm khác nhau, nhưng điều này nên được thương lượng.
Ông Wissanu cho biết thêm NEC sẽ xác nhận kết quả bầu cử trong hai tháng, sau đó Hạ viện sẽ được triệu tập vào phiên họp, chủ tịch quốc hội sẽ được bầu rồi lên lịch họp chung để bỏ phiếu bầu thủ tướng mới.
Nếu thủ tướng chưa được chọn trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại. Ông Wissanu khẳng định sẽ không có khoảng trống chính trị trong khi chính phủ mới được thành lập, bởi vì nội các tạm lâm thời đang lo liệu công việc của chính phủ. Tuy nhiên, có 13 bộ trưởng đã xin phép vắng mặt trong cuộc họp hôm nay.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha mỉm cười với các phóng viên sau cuộc họp nội các lâm thời của ông ngày 16.5. ẢNH Chụp màn hình Bangkok Post
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayuth Chan-ocha chủ trì cuộc họp nội các hôm nay. Khi các phóng viên hỏi có khỏe không, ông Prayuth trả lời rằng ông vẫn còn là thủ tướng, theo Bangkok Post.
Hiện chưa có thông tin chi tiết cuộc họp nội các. Tuy nhiên, sau khi chủ trì cuộc họp, ông Prayuth vẫn giữ im lặng về tương lai chính trị của mình sau cuộc tổng tuyển cử. Các phóng viên hỏi liệu ông có từ bỏ chính trị hay không, ông mỉm cười và nói: “Không bình luận”, theo Bangkok Post.
Phe đối lập chiếm ưu thế trong tổng tuyển cử Thái Lan
Theo báo Bangkok Post, hơn 95.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Thái Lan đã đóng cửa lúc 17 giờ ngày 14.5 (giờ VN) sau một ngày bầu cử suôn sẻ.
Ủy ban Bầu cử (EC) Thái Lan cho biết 90% trong số 52 triệu cử tri đủ điều kiện đã bỏ phiếu, một con số kỷ lục.
Tính đến 21 giờ ngày 14.5, khoảng 20% số phiếu đã được kiểm đếm. Theo đó, đảng đối lập Pheu Thai dưới sự dẫn dắt của bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang dẫn trước với 107 ghế trong quốc hội. Đảng Tiến lên (MFP) đối lập theo sau với 86 ghế. Trong khi đó, đảng Quốc gia Thái thống nhất của đương kim Thủ tướng Prayuth
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đi bỏ phiếu ở Bangkok ngày 14.5. Ảnh Reuters
Chan-ocha chỉ giành được 27 ghế và đảng Lực lượng Công dân của Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan chỉ giành được 36 ghế. Tuy vậy, số ghế cuối cùng mà mỗi bên chính thức giành được sẽ chỉ được xác nhận trong nhiều tuần nữa.
Kết quả này tương tự với kết quả khảo sát nhanh tại các thùng phiếu và những cuộc thăm dò dư luận trước kỳ bầu cử, trong đó cho thấy Pheu Thai có khả năng chiến thắng cao. Tuy vậy, không có gì đảm bảo rằng phe đối lập sẽ nắm quyền, ngay cả khi thành lập liên minh.
Theo hiến pháp năm 2017 do quân đội soạn thảo, 500 nghị sĩ được bầu trong ngày 14.5 cùng 250 thượng nghị sĩ do chính quyền ông Prayut bổ nhiệm sẽ bỏ phiếu chọn ra thủ tướng. Điều này nghĩa là Pheu Thai và MFP phải thắng 376 ghế để thành lập chính phủ.
Đất nước này đã trải qua hàng chục cuộc đảo chính, biểu tình và việc các đảng phái bị giải tán theo lệnh của tòa án. Do đó, AFP nhận định kết quả không rõ ràng hoặc gây tranh cãi trong kỳ bầu cử này có thể dẫn đến một đợt bất ổn mới.
Quân đội Thái Lan cam kết không đảo chính Lãnh đạo quân đội Thái Lan khẳng định sẽ không đảo chính, đồng thời cho rằng từ này nên bị xóa khỏi từ điển, trước thềm cuộc bầu cử ngày 14-5 tới. Tướng Narongpan Jitkaewthae khẳng định quân đội Thái Lan sẽ không đảo chính nữa - Ảnh: Khaosod English Trước lo ngại quân đội Thái Lan có thể đảo chính để níu...