Khi nào sản lượng khai thác dầu thô của Nga đạt đỉnh?
Cục điều tiết năng lượng, Bộ Năng lượng LB Nga mới đây đã có bài viết phân tích về triển vọng khai thác dầu thô tại Nga.
Trữ lượng dầu thô có thể thu hồi với chi phí thấp trên thế giới đang suy giảm ở tất cả các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, trong đó có Nga. Đồng thời, giới chuyên gia cho rằng, chi phí khai thác các trữ lượng khó thu hồi cao, khiến việc sản xuất dầu với giá hiện tại sẽ không mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
Trữ lượng khó thu hồi
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của ngành dầu khí toàn cầu là duy trì chi phí phát triển các trữ lượng dầu khó thu hồi. Giới phân tích cho rằng, trữ lượng này sẽ không hấp dẫn người mua nếu dầu thô được thay thế nhanh chóng bởi các loại năng lượng khác như khí đốt, hydro và các nguồn NLTT. Trong tương lai, sẽ có thời điểm mà các nhà sản xuất hạn chế khai thác trữ lượng dầu khó thu hồi khi mà chi phí đầu tư phát triển mỏ không mang lại hiệu quả. Đối với Nga, điều này đang xảy ra khi các công ty dầu khí nước ngoài sở hữu công nghệ hiện đại để khai thác trữ lượng dầu khó thu hồi không thể chuyển giao công nghệ cho phía Nga vì các lệnh trừng phạt của Mỹ/phương Tây.
Giới chuyên gia nhận định, tình trạng trì trệ lâu dài trong ngành dầu khí có thể thay đổi cơ bản tất cả các nền tảng của nền kinh tế Nga. Sản lượng khai thác dầu thô của Nga sẽ không đạt đỉnh ngay lập tức mà sẽ tăng chậm dần trong nhiều năm cho đến thời điểm mà các nhà sản xuất nhận ra rằng tiêu thụ dầu thô bắt đầu giảm. Vào cuối những năm 2000, sản lượng dầu khai thác của Nga đã được dự báo đạt đỉnh. Tuy nhiên, sản lượng thực tế sau đó đã tăng thêm 10%. Tài nguyên dầu khó thu hồi có trữ lượng lớn trong hệ tầng Bazhenov ở Nga hoàn toàn có thể trở thành một nguồn khai thác mới, tương tự như sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, nơi mà tổng sản lượng khai thác đã vượt qua mức đỉnh sau gần 40 năm.
Một số quốc gia trên thế giới đã qua giai đoạn đỉnh cao về sản xuất dầu, trong số đó có cả những nhà sản xuất hàng dầu. Ví dụ như tại Mexico, quốc gia từ lâu được coi là một trong nhà sản xuất dầu chính ở châu Mỹ. Kể từ năm 2008, sản lượng khai thác của nước này đã sụt giảm đều đặn. Trước Mexico, Vương quốc Anh cũng đã đạt đỉnh sản lượng. Trung Quốc đạt sản lượng cao nhất là 4,3 triệu thùng/ngày vào năm 2015, sau đó suy giảm và ổn định ở mức 3,8 – 3,9 triệu thùng/ngày, trong khi tiêu thụ trong nước ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Sau suy thoái là ổn định
Theo dự báo phát triển ngành dầu mỏ của Bộ phát triển kinh tế LB Nga ban hành vào tháng 04/2021, sản lượng khai thác dầu thô của Nga cần duy trì ổn định sau khi sụt giảm xuống mức 512 triệu tấn trong năm 2020. Sau khi thỏa thuận OPEC kết thúc (dự kiến là trong năm 2022), sản xuất dầu thô tại Nga sẽ tăng trở lại. Theo kịch bản cơ sở, sản lượng sẽ tăng 7,3% lên 550 triệu tấn/năm. Đến năm 2023-2024, sản lượng khai thác sẽ đạt mốc 560 triệu tấn, thấp hơn mức của năm 2019 là 568 triệu tấn. Theo Bộ tài nguyên LB Nga, thời gian khai thác trữ lượng dầu còn lại ở Nga ở mức sản lượng hiện tại là 59 năm; đối với khí đốt thiên nhiên là 103 năm. Bộ này lưu ý rằng cần phải phát triển công tác thăm dò địa chất, kể cả ở những khu vực xa xôi, khó tiếp cận.
Cách mạng địa chất
Trong năm 2020, Rosgeologiya đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa chất để xác định ranh giới bên ngoài thềm lục địa Bắc Cực. Các chuyên gia đã phát hiện ra một lớp trầm tích dày, lớn có tiềm năng dầu khí trên Biển Laptev. Trữ lượng dầu khí của lớp trầm tích được tính toán là tương đương với các trung tâm dầu khí ở Tây Siberia. Sự kiện địa chất này có thể sẽ trở thành một cuộc cách mạng thực sự trong tương lai. Khu vực các mỏ dầu và khí đốt tiềm năng trên thềm lục địa Bắc Cực cần được nghiên cứu thêm và cần được khảo sát trữ lượng với mật độ cao hơn. Cơ quan liên bang về sử dụng lòng đất (Rosnedra) ủng hộ đề xuất của Rosgeologiya. Việc khảo sát địa chất tại Bắc Cực gặp hạn chế đáng kể khi mùa hè ở đây chỉ kéo dài một tháng rưỡi. Rosnedra nhấn mạnh, các mỏ dầu khí lớn có thể phân bổ ở khu vực Đông Siberia và các vùng biển phía đông của Bắc Cực.
Trong thời gian gần đây, công nghệ và cách tiếp cận trong thăm dò dầu khí đã thay đổi đáng kể. Theo Rosgeologiya, để phù hợp với thực thế, chiến lược tái tạo các nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung cần phải có những thay đổi. Ví dụ, trong công nghệ bơm hydrocarbon trong lòng đất. Điều này rất quan trọng đối với các nhà địa chất vì chất lượng mô hình hóa vỉa và kết quả khoan sâu sẽ phụ thuộc vào điều này.
Trên 50% nguồn thu ngoại tệ quốc gia từ dầu khí
Chủ tịch Ủy ban Năng lượng, Duma quốc gia Pavel Zavalny cho biết, khoảng 50% lượng tài nguyên có thể thu hồi tại Nga đã được khai thác. Ông Zavalny cũng nhấn mạnh, với những kết quả thăm dò gần đây, các nhà khai thác dầu khí có thể tiếp tục khai thác thêm 50% trữ lượng còn lại. Ông Zavalny cho rằng, có thể sau 30 năm nữa thế giới sẽ không còn nhu cầu dầu thô của Nga, mà chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn khí đốt. Do đó, Nga cần phải tiếp tục khai thác và xuất khẩu dầu thô chừng nào nhu cầu dầu vẫn còn.
Hiện nay, nguồn thu thuế khai thác khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân sách quốc gia. Theo Rosnedra, thuế từ hoạt động khai thác mỏ đóng góp 25% trong cơ cấu ngân sách. Sau quá trình phát triển mỏ, nguồn thu này sẽ được phân bổ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu và trợ cấp xã hội nhà nước.
Hơn 50% nguồn thu ngoại tệ của Nga đến từ dầu khí. Dữ liệu này được Ủy ban năng lượng, Duma quốc gia công bố trong buổi thảo luận về Đề án phát triển tổng thể ngành công nghiệp dầu khí LB Nga đến năm 2035. Đây là lý do tại sao sản xuất dầu thô đóng vai trò quan trọng đối với ngân sách liên bang và khu vực. Và để tăng cường nguồn thu cho ngân sách, một số đề xuất tăng cường thu thuế từ hoạt động sản xuất dầu khí đã được các quan chức nhà nước đưa ra. Trong số đó có đề xuất xem xét mở rộng chế độ thu thuế mới đối với toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí từ năm 2022 của Thống đốc Khu tự trị Khanty-Mansiysk.
Soi tình hình hoạt động của công ty hợp tác sản xuất vắc xin với Vingroup
Tập đoàn Vingroup vừa ký kết với Tập đoàn Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 của Arcturus tại Việt Nam.
Tập đoàn Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) sẽ chuyển giao độc quyền công nghệ cho VinBioCare sản xuất vắc xin Covid-19 của Arcturus tại Việt Nam. (Ảnh: SDBJ)
Theo thỏa thuận, Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và chuyển giao công nghệ cho Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare (một thành viên của Vingroup) tiến hành sản xuất vắc xin phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)... Tiến độ chuyển giao dự kiến bắt đầu từ tháng 8.
VinBioCare sẽ trả trước 40 triệu USD và chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc chuyển giao công nghệ. VinBioCare cũng sẽ thanh toán tiền thuốc mRNA do Arcturus cung cấp và tiền bản quyền sản xuất vắc xin tại Việt Nam.
Ông Joseph Payne, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Arcturus, cho biết: "Chúng tôi vui mừng thông báo về quan hệ hợp tác này với Vingroup và hợp đồng này với công ty con VinBioCare để thành lập một cơ sở sản xuất vắc xin phòng Covid-19 với công suất lên đến 200 triệu liều mỗi năm. Chúng tôi mong muốn đóng vai trò ý nghĩa trong việc cung cấp vắc xin hiệu quả và an toàn cho Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới".
Được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại San Diego, California (Mỹ), Arcturus Therapeutics là một trong những công ty hàng đầu về vắc xin và thuốc mRNA giai đoạn lâm sàng. Các liệu pháp RNA và vắc xin của Arcturus rất đa dạng, bao gồm vắc xin phòng chống SARS-CoV-2 và cúm...
Các công nghệ của Arcturus đã được cấp 222 sáng chế và đăng ký sáng chế tại nhiều nước như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Đối tác của Arcturus gồm các hãng dược phẩm Janssen Pharmaceuticals, Johnson & Johnson, Ultragenyx Pharmaceutical, Takeda Pharmaceutical...
Arcturus Therapeutics cũng đang cùng với Trường Y Duke - Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hợp tác phát triển loại vắc xin Covid-19 mới có tên ARCT- 021 được bào chế dưới dạng đông khô, giúp dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc phân phối và lưu trữ. Công ty đang đàm phán với cơ quan quản lý Mỹ để tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 của sản phẩm.
Nguồn thu chính của Arcturus là từ phí cấp phép và các khoản thanh toán hợp tác từ thỏa thuận nghiên cứu và phát triển với các đối tác dược phẩm và công nghệ sinh học. Tuy vậy, công ty hiện vẫn chưa có lãi.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Arcturus đạt doanh thu 2,13 triệu USD, cùng kỳ năm ngoái đạt 2,65 triệu USD.
Tổng chi phí hoạt động trong quý I của Arcturus là 59,8 triệu USD, tăng so với mức 12,1 triệu USD cùng kỳ năm ngoái và 33,3 triệu USD quý trước đó. Trong đó, chi phí sản xuất và thử nghiệm lâm sàng cho chương trình ARCT-021 cao hơn 17,2 triệu USD.
Tuy vậy, tính đến ngày 31/3, số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty đạt 466,9 triệu USD, tăng so với mức 463 triệu USD tính đến ngày 31/12/2020. Dựa trên kế hoạch hiện tại, Arcturus cho biết, lượng tiền mặt này đủ để hỗ trợ hoạt động của công ty trong 2 năm tới.
Ngay sau thông tin hợp tác với Vingroup, cổ phiếu ARCT của Arcturus Therapeutics đã tăng hơn 7% lên mức 33,63 USD, nâng vốn hóa của Arcturus Therapeutics lên 872,3 triệu USD.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh xem xét chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 22-6 đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung, cũng như xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 cho Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (phải) và Bộ trưởng thứ nhất, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại cuộc hội đàm ngày 22-6 -...