Khi nào người lao động được đi lại giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận?
TPHCM đề nghị từ ngày 4/10 tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận. Tuy nhiên, đến nay các địa phương chưa thống nhất phương án TPHCM đề xuất.
Ngày 1/10, UBND TPHCM có văn bản gửi 4 tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh) về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển, khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.
Đồng Nai chỉ đồng ý cho người lao động từ TPHCM vào Đồng Nai bằng xe ô tô đưa đón, chưa cho phép xe cá nhân.
Theo đó, TPHCM đề xuất phương án cho người lao động, chuyên gia di chuyển giữa TPHCM và các tỉnh lân cận bằng xe ô tô đưa đón và xe cá nhân, thời gian thực hiện từ 4/10.
Đến ngày 4/10 mới có tỉnh Long An cơ bản thống nhất với đề xuất phương án này và gửi văn bản trả lời đến UBND TPHCM. Tuy nhiên, Long An đề nghị TPHCM cân nhắc bỏ giấy nhận diện theo mẫu, chỉ cần nhận diện bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp do các Sở giao thông vận tải trong khu vực cấp (TPHCM và 4 tỉnh).
Việc này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp phép do số lượng phương tiện của từng doanh nghiệp rất lớn.
“Thời gian chấp thuận bằng văn bản chung cho doanh nghiệp sẽ được rút ngắn so với việc cấp giấy nhận diện cho từng phương tiện” – công văn UBND tỉnh Long An nêu rõ.
Video đang HOT
Ngày 4/10, tỉnh Long An thống nhất với TPHCM cho phép người lao động di chuyển bằng xe đưa đón và xe cá nhân.
Trong khi đó, đến ngày 5/10, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai mới thống nhất phương án đề xuất của Sở Giao thông vận tải tỉnh này sau cuộc họp liên ngành.
Cụ thể, kết luận cuộc họp cùng ngày, ông Cao Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – thống nhất phương án cho người lao động, chuyên gia di chuyển vào Đồng Nai bằng xe ô tô, chưa được đi bằng xe cá nhân.
Trước đó, ông Dương Mạnh Hưng – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đồng Nai – phân tích: “Tình hình dịch bệnh tại Đồng Nai còn phức tạp, nếu cho phương tiện cá nhân vào đi lung tung thì kiểm soát rất khó”.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Đồng Nai cho rằng khi tỉnh bước vào trạng thái bình thường mới, tình hình dịch bệnh ổn định mới có thể cho xe cá nhân vào địa bàn. Sở đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ra văn bản gửi UBND TPHCM để thống nhất chung.
Đến nay, TPHCM và 4 tỉnh lân cận vẫn chưa đạt được thống nhất chung về phương án tổ chức di chuyển người lao động, chuyên gia.
Cùng ngày, Sở Giao thông vận tải Tây Ninh đã gửi văn bản góp ý dự thảo phương án đến Sở Giao thông vận tải TPHCM, trong đó đề nghị điều chỉnh thời gian sau khi tiêm vaccine và thời hạn xét nghiệm SARS-CoV-2.
Theo đó, người lao động, chuyên gia, người tham gia đưa đón phải đáp ứng các điều kiện: Tiêm vaccine Covid-19 (ít nhất một mũi với loại vắc xin 2 mũi và ít nhất 21 ngày sau khi tiêm), hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.
Trong 4 tỉnh lân cận, chỉ có Bình Dương chưa gửi góp ý, hay phản hồi dự thảo phương án của TPHCM.
Nguồn tin của PV Dân trí cho biết, đến chiều 5/10, Sở Giao thông vận Bình Dương vẫn đang hoàn thiện dự thảo góp ý theo chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương.
Sở Giao thông vận tải Bình Dương trước đó đã báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh sau khi bổ sung một số thay đổi so với dự thảo của TPHCM.
Long An ưu tiên, tạo điều kiện cho người lao động làm việc '3 tại chỗ'
Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, hiện tại tỉnh đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động đang ở lại làm việc theo phương án "3 tại chỗ".
Do đó, Ban đã yêu cầu các chủ doanh nghiệp, tổ chức công đoàn vận động người lao động ở lại thực hiện tiêm vaccine COVID-19.
Từ ngày 28/7/2021 đến 17/8/2021, Long An sẽ tiêm vaccine mũi 1 cho khoảng 200.000 người lao động của công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN
Đối với trường hợp người lao động có nhu cầu trở về địa phương sau khi tiêm vaccine và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, các doanh nghiệp thực hiện đăng ký danh sách trước để Ban quản lý khu kinh tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Long An chỉ đạo phương án tổ chức đưa đón người lao động trở về địa phương thực hiện phòng, chống dịch theo quy định.
Trường hợp người lao động tiếp tục ở lại làm việc tại doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp quan tâm chăm lo các điều kiện ăn, ở và thực hiện nghiêm túc 5K và các quy định đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.
Sở Y tế Long An cho biết, tỉnh đang tổ chức tiêm vaccine COVID-19 đợt thứ 5 với 171.000 liều và chủ yếu tập trung cho người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
Trước tiên sẽ tiêm cho toàn bộ người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", sau đó sẽ tiêm tiếp cho lao động ở các doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt động.
Hiện đội ngũ y tế của tỉnh đang khẩn trương triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng này và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 17/8. Từ đó, góp phần phòng chống dịch COVID-19, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, tỉnh có 930 doanh nghiệp trong 28 khu công nghiệp đăng ký hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" với tổng số hơn 49.000 người lao động.
Ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra thực tế tại 576 doanh nghiệp; trong đó, có 451 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" với gần 26.000 người lao động.
Phó Thủ tướng: Người về không biết, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những ai không khai báo y tế phải xử lý nghiêm, chính quyền cơ sở không nắm được người từ nơi khác về cũng phải chịu trách nhiệm. Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, làm việc với tỉnh Long An. Đoàn công...