Khi nào nên truyền dịch glucose vào cơ thể?
Đường glucose được bác sĩ chỉ định truyền khi bệnh nhân không thể ăn hay hấp thu dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, không nên tự ý truyền.
Bác sĩ Hoàng Hồng Vân, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, các loại dịch truyền cung cấp dinh dưỡng chứa nhiều thành phần dịch ngọt còn gọi là glucose, đạm hoa quả. Chỉ định truyền glucose trong trường hợp suy kiệt, ăn uống kém.
Trước khi truyền đường, bác sĩ phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Việc bù đường chỉ nên tiến hành khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Khi truyền, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát mức độ tiến triển bệnh.
Tùy ý truyền đường có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Có người được truyền dịch nhiều ngày liên tiếp, cơ thể tiếp nhận lượng dịch ngọt quá mức cho phép nên hệ thần kinh bị tổn thương. Khi ấy bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận. Cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốc, co giật, phải cấp cứu ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiều trường hợp đã bị sốc phản vệ khi truyền đường. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận bệnh nhân bị hạ đường huyết nên truyền liên tiếp 6 chai dịch glucose trong vòng 3 ngày tại bệnh viện địa phương. Khi chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân trong tình trạng sốc, co giật, chưa kịp đưa vào phòng cấp cứu đã bị tử vong. Kết quả giám định pháp y ghi nhận trong phổi bệnh nhân có rất nhiều nước, thành phần chủ yếu là glucose.
Bệnh nhân trước khi truyền đường cần xét nghiệm máu và được bác sĩ theo sõi sát. Ảnh: Nam Phương
Video đang HOT
Chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan cho rằng thực tế có nhiều người lạm dụng truyền dịch đường để tăng cân. Về mặt dinh dưỡng, truyền nửa lít glucose 5% tương đương ăn một bát cơm. Glucose nồng độ 20% chứa nhiều đường hơn, dùng để truyền khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng. Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cần truyền với liều lượng hợp lý.
Bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng thường truyền dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin đắt tiền. Tuy nhiên lạm dụng dịch truyền này có thể dẫn đến béo phì, bệnh đường máu, dung mao ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
“Truyền đường không đúng cách thì người khỏe sẽ thành yếu”, bà Mộc Lan nói.
Bà Lan khuyên, người bệnh bị sốt nhẹ, suy dinh dưỡng, chán ăn ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, nhất là dịch ngọt. Tốt nhất nên bổ sung bằng thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… Trường hợp không thể ăn uống được hoặc cơ thể quá thiếu chất mới nên truyền dịch và phải được bác sĩ chỉ định truyền theo liều lượng dựa trên kết quả xét nghiệm.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Cánh tay robot trợ giúp bác sĩ mổ khớp vai cho bệnh nhân
Hai kỹ thuật mới ở bệnh viện Việt - Đức Hà Nội giúp bác sĩ nhìn rõ và mổ chính xác tổn thương ở khớp vai bệnh nhân.
Anh Nguyễn Văn Thịnh (Ninh Bình) bị đau vai nhiều năm không khỏi. "Có lúc đau không nâng được tay", anh cho biết. Đến Bệnh viện Việt Đức kiểm tra, anh được bác sĩ chỉ định nội soi khớp vai.
Với kỹ thuật này, tất cả tổn thương bên trong khớp vai của anh Thịnh được phóng to trên màn hình, bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác được các vùng tổn thương. Anh Thịnh được bác sĩ xác định bị hẹp khoang dưới mỏm vùng vai do chấn thương khi chơi thể thao. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vai.
Khi phẫu thuật, tay anh Thịnh nắm vào một cánh tay robot để dễ điều chỉnh tư thế, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật viên quan sát các vị trí mổ. Bác sĩ đã tạo hình mỏm vùng vai và dọn dẹp sạch trong khớp, giúp anh hoạt động lại bình thường. Vết mổ chỉ bé bằng đầu bút bi. Bệnh nhân nằm nghỉ ba ngày, trở lại sinh hoạt bình thường sau 3-6 tháng.
Trật khớp vai có nguy cơ tái phát gây tình trạng trật khớp vai tái hồi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Viện trưởng Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, tổn thương khớp vai là bệnh lý rất thường gặp. Trật vai nhiều lần sẽ làm rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến khuyết xương, gãy mảnh xương và rách gân cơ chóp xoay. Khớp vai do đó lỏng lẻo, mất chức năng cũng như yếu lực.
Trật khớp vai ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày, sức lao động cũng như khả năng chơi thể thao của người bệnh. Nó còn dẫn tới thoái hóa khớp vai, giảm chức năng vai về sau, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh và cảm giác đau đớn.
Trước đây để điều trị các thương tổn ở khớp vai, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật mổ mở với vết mổ dài 5-7 cm. Gần đây, phẫu thuật nội soi khớp vai đã được ứng dụng thành công tại bệnh viện. Kỹ thuật này chỉ định cho bệnh nhân bị trật khớp vai tái diễn, rách chóp xoay do chấn thương, người bị thoái hóa khớp vai hay hạn chế vận động khớp vai sau chấn thương
Tiến sĩ Khánh cho biết, Bệnh viện Việt Đức vừa cập nhật hai kỹ thuật mới trong phẫu thuật nội soi khớp vai:
- Nội soi khớp vai có sử dụng cánh tay robot. Trước đây khi mổ khớp vai, khó khăn nhất là tư thế. Bệnh nhân phải nằm nghiêng hoặc nửa nằm nửa ngồi, rất khó để bộc lộ khớp vai. Khi có cánh tay robot, tay bệnh nhân nắm vào cánh tay robot. Phẫu thuật viên sẽ điều chỉnh bằng cánh tay robot hoàn toàn rõ ràng, thuận lợi quan sát chỗ mổ.
- Sử dụng vít chỉ neo xoay nóc, cố định vào thân xương và khâu chỉ hai hàng, sau đó cố định thêm một lần nữa vào chỏm trong cánh tay vững chắc. Người bệnh có thể hồi phục sớm.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh căn bệnh này, nên lựa chọn tập những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Khi gặp tình trạng đau nhức sau ngã, sau tập thể thao, khó cử động khớp, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Mổ u ung thư vẫn bảo tồn dạ dày Bác sĩ sẽ cắt bán phần trên hoặc cắt gần toàn bộ phần dạ dày để bảo đảm bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn hấp thụ dinh dưỡng. Bác sĩ Võ Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, trước đây để điều trị ung thư ở vị trí 1/3 giữa hoặc...