Khi nào nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm?
Đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, tài xế cần sử dụng đúng cách đối với từng trường hợp để thông báo cho những người trên đường.
Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn nguy hiểm khẩn cấp (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm.
Để kích hoạt chế độ này, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng được các nhà sản xuất khuyến cáo.
- Trường hợp xe gặp sự cố cần đỗ trên đường
Video đang HOT
Khi xe bất ngờ gặp sự cố trên cao tốc hoặc đại lộ và không thể di chuyên đến nơi dừng đỗ, tài xế lúc này nên bật đèn khẩn cấp để các xe sau chủ động tránh. Ngoài ra, đây cũng là một tín hiệu kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường xung quanh.
Để kích hoạt chế độ cảnh báo nguy hiểm, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển
- Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm
Nếu rơi vào tình cảnh không thể tấp vào lề đường để dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp, nhằm báo hiệu cho các phương tiện khác biết được xe đang gặp trục trặc.
- Di chuyển trong thời tiết xấu
Nếu di chuyển trong tiết trời mưa và sương mù bình thường, tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần. Nếu tài xế sử dụng đèn khẩn cấp lúc này, phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của xe trước là gì: rẽ hay chuyển làn…
Tuy nhiên, trong trường hợp trời mưa to và sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, người lái nên bật đèn khẩn cấp nhằm nhắc nhở người đi phía sau cần giữ khoảng cách an toàn.
Trên đây là một số lưu ý về trường hợp khi sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm mà các tài xế cần đặc biệt lưu ý để tránh gây va chạm và tai nạn giao thông đáng tiếc.
Các đường ống dẫn trên xe ô tô bị rò rỉ do đâu?
Đường ống dẫn trên xe ô tô bị rò rỉ có rất nhiều nguyên nhân nhưng nhiều tài xế không biết điều này dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng.
Các chất lỏng trên xe ô tô được lưu thông từ nơi này đến nơi khác để thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống động cơ hoặc ở bộ phận khác. Vì thế, hệ thống đường ống rất dễ bị bào mòn và rách... Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng biết nguyên nhân khiến các đường ống trên xe ô tô bị rò rỉ.
Nguyên nhân thứ nhất ống dẫn chất lỏng bị rò rỉ chủ yếu xuất phát từ nhiệt. Đường ống trong động cơ thường có nhiệt độ cao cả bên trong và ngoài. Ví dụ, đường ống làm mát phải xử lý làm giảm nhiệt độ cao từ động cơ cũng như nhiệt độ bên trong khiến chúng khá dễ bị hỏng hóc.
Trong khi cao su đàn hồi (vật liệu chủ yếu của ống) ngày càng hết hạn sử dụng thì việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể khiến ống cao su bị khô và giòn. Một khi cao su giòn sẽ không thể hoạt động với áp suất và nhiệt độ cao, dẫn đến rách, hỏng hoàn toàn hoặc ít nhất là bị thủng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rò rỉ đường ống trong xe.
Ống dẫn chất lỏng bị rò rỉ chủ yếu xuất phát từ nhiệt
Thứ 2, đường ống bị rò là do tiếp xúc với vật nhọn hoặc rất nóng. Khi bị thiết kế sai kích cỡ hoặc đặt sai vị trí, ống dẫn có khả năng cao tiếp xúc với các bộ phận nhọn hoặc nhiệt độ cao của động cơ. Các bộ phận này sẽ gây ra các vết rách, thủng và làm chảy nhựa của ống cao su.
Thứ 3, đường ống bị rò có thể do áp lực cộng với nhiệt độ gây ra rò rỉ đường ống. Hầu hết các ống dẫn chất lỏng trong xe đều mang một áp suất khá cao, như phanh thủy lực, hệ thống làm mát động cơ và dầu dẫn động cơ. Các hệ thống này sẽ hoạt động nhờ áp suất đẩy của động cơ khiến chúng có thể chảy từ bộ phận này tới bộ phận khác. Và khi áp suất trong ống cao, cộng với nhiệt độ nóng sẽ gây ra những vết rò rỉ không mong muốn.
Đường ống dẫn chất lỏng bị rò rỉ có thể không phải do ống bị hỏng. Bởi nếu ống bị rò rỉ tại điểm cuối thì vấn đề có thể do chiếc kẹp cố định ở hai đầu đường ống khiến chất lỏng không bị chảy ra ngoài. Khi đó lái xe chỉ cần kẹp chặt lại hai đầu ống nếu không muốn ống có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.
Nguyên nhân nào khiến xe ô tô bị bó máy? Xe ô tô bị bó máy có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho động cơ nếu không xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân gây bó máy ô tô là gì? Không kiểm tra nước làm mát Không hiếm trường hợp đi ô tô mà "quên" việc kiểm tra nước làm mát trên xe thường xuyên. Thậm chí có những...