Khi nào nên mổ cận thị?
Việc phải đeo mắt kính để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt gây cản trở sinh hoạt thường ngày của người bị cận thị. May mắn là với những kỹ thuật mới trong y học ngày nay, hầu hết những trường hợp bị cận thị đều có thể được… giải phóng khỏi cặp mắt kính
Những điều kiện để mổ cận thị
BS Phạm Nguyên Huân, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết: Phương pháp phẫu thuật phổ biến và hiệu quả để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt trong khoảng hơn 20 năm nay là dùng laser excimer, với những kỹ thuật thực hiện khác nhau như: lasik và laser excimer bề mặt. Tuy tỷ lệ cận thị ở học sinh khá cao nhưng vì ở độ tuổi này, độ khúc xạ còn biến động nhiều nên chỉ có thể đeo kính chứ không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Chỉ những người trên 18 tuổi, độ cận đã ổn định (trong vòng sáu tháng độ cận không thay đổi quá 0.25-0.5 đi-ốp) và giác mạc đủ dày, đồng thời không kèm theo các bệnh lý chống chỉ định khác (ví dụ như tiểu đường, bà mẹ đang mang thai, cho con bú…) thì mới đủ điều kiện để mổ cận.
Trước đây, nhiều người cho rằng, độ cận phải cao trên 4 đi-ốp mới nên can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu độ cận chỉ mới 0.5 đi-ốp mà hội đủ những yếu tố trên, đồng thời người bệnh có nhu cầu phẫu thuật (để đáp ứng điều kiện làm việc trong một số ngành đặc thù như phi công, công an, quân đội…) thì vẫn có thể mổ mắt để điều chỉnh độ khúc xạ.
Tỷ lệ thành công sau mổ đạt đến hơn 95%. Trong gần 5% còn lại, đa phần là tình trạng tái độ sau mổ.
Sau phẫu thuật, trong tuần đầu tiên, người bệnh cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đeo kính bảo hộ 24/24, tuyệt đối không để bị chấn thương. Sau đó nên thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
Khoảng 1-5% bệnh nhân có thể bị tái độ nghĩa là có độ khúc xạ trở lại với mức độ nhẹ hơn sau mổ. Khi đó, tùy theo độ dày của phần giác mạc còn lại để tiến hành chiếu laser bổ sung. Người bệnh sẽ được bệnh viện miễn phí chiếu laser bổ sung (nhưng phải thanh toán các chi phí khác như thuốc, thiết bị y tế…).
Video đang HOT
PGS-TS Trần Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM đang phẫu thuật với loại máy có tần số phát xung nhanh nhất Việt Nam hiện nay.
Thêm lựa chọn cho người bị cận nặng
Nếu bị cận thị quá nặng, trên 15-16 đi-ốp thì lại không nên mổ lasik, vì đa số các trường hợp sau khi mổ khả năng tái độ rất cao trong thời gian ngắn (khoảng sáu tháng). Khi đã bị tái độ cũng không thể mổ thêm được nữa do lớp nhu mô đã bị mỏng. Khi đó, người bệnh có thể chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Tùy vào thiết kế của loại kính nội nhãn thay thế sẽ mang lại hiệu quả khác nhau sau phẫu thuật. Nếu là kính nội nhãn đơn tiêu thì người bệnh có thể nhìn xa tốt, nhưng khi nhìn gần (như đọc sách) cần đeo kính lão. Loại kính đa tiêu sẽ giải quyết được khuyết điểm của kính đơn tiêu, nhờ vậy người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đọc sách báo, xem ti vi, nhìn máy tính, nhìn xa, nhìn gần mà không cần đeo thêm kính hỗ trợ.
Có một số ý kiến cho rằng, độ cận loạn sẽ giảm xuống và có thể được trung hòa khi mắt chuyển sang lão thị nhưng theo các bác sĩ, điều đó không chính xác, độ cận loạn vẫn giữ nguyên, đồng thời mắt lại có thêm độ lão khi lớn tuổi. Khi đó, người vừa bị cận loạn vừa bị lão sẽ cần trang bị cả kính cận để nhìn xa và kính viễn để nhìn gần.
BS Phạm Nguyên Huân lưu ý: Tuy tỷ lệ thành công là gần như tuyệt đối, song về mặt tâm lý, bệnh nhân không nên đặt kỳ vọng tuyệt đối vào việc mổ. Để ca mổ đạt được thành công, hiệu quả cao, bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ cả trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Tránh đảo mắt, cử động trong khi mổ, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh, nhỏ thuốc sau phẫu thuật.
Theo PNO
Nguy cơ mù lòa lúc già vì chủ quan khi trẻ
Mờ mắt là triệu chứng của rất nhiều bệnh, có những bệnh nhân thị lực suy giảm trầm trọng. Tuy nhiên do bẩm sinh, do diễn biến quá lâu, hoặc do mắt còn lại vẫn hoạt động tốt nên bệnh nhân cảm thấy vẫn đủ khả năng để sinh hoạt, làm việc... mà không đi khám.
Thờ ơ với các bệnh ở mắt từ khi còn rất trẻ...
Hiện tượng giảm thị lực từ từ thường gặp ở người trẻ tuổi do tật khúc xạ mà đặc biệt là tật cận thị.
Theo thống kê của bệnh viện Mắt Trung ương, hiện tại Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em từ 6 - 15 tuổi mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, 2/3 trong số đó bị cận thị. Đặc biệt, con số này không ngừng tăng theo hàng năm do áp lực hoc tập đối với trẻ càng tăng, thói quen xem tivi, chơi điện tử, dùng máy vi tính và tư thế ngồi học không đúng cách, trong điều kiện không đủ sáng.
Có rất nhiều các bạn trẻ đến khám tại viện Mắt khi tình trạng thị lực đã giảm trầm trọng, mức độ cân thị đã từ 10-15 độ. Các bệnh nhân thường cho rằng họ vẫn có thể sinh hoạt, chơi thể thao được, nguyên nhân do mức độ mờ mắt diễn biến từ từ, bệnh nhân khó nhận biết đặc biệt khi mắt còn lại vẫn hoạt động tốt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhãn khoa việc suy giảm thị lực nếu không được can thiệp kịp thời, buộc mắt phải điều tiết quá mức sẽ dần dần làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh . Rất nhiều trường hơn tình trạng mờ mắt do tật khúc xạ ở người trẻ, nếu không được phát hiện, điều trị và can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu: rách võng mạc, bong võng mạc, bong dịch kính, xuất huyết dịch kính và dẫn đến mù lòa
... Khổ lúc về già
Ở những người cao tuổi, suy giảm thị lực từ từ thường do nguyên nhân của quá trình lão hóa mắt tự nhiên. Sau một thời gian dài lao động, dưới tác động của môi trường, dinh dưỡng, hóa chất, bệnh tật, đôi mắt sẽ dần trở nên "mệt mỏi".. Các căn bệnh người cao tuổi rất dễ mắc phải như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glaucom góc mở, bệnh võng mạc tiểu đường....thường có biểu hiện suy giảm thị lực dần dần nên dễ khiến người bệnh chủ quan.
Ông Trần Văn Hải (54 tuổi) bị đục thủy tinh thể mắt trái cách đây 5 năm, tuy nhiên do mắt phải vẫn nhìn được nên ông chủ quan cố gắng sử dụng mắt phải còn lại trong sinh hoạt thường ngày. Khi cả hai mắt bị mờ hẳn ông mới tìm đến bệnh viện để chữa trị, giờ đây ông đang phải chờ ngày lên bàn mổ cả 2 mắt, do cả 2 mắt đều đã đục thủy tinh thể.
Theo BS Minh Ngọc (BV Mắt TW), việc người cao tuổi thờ ơ với bệnh về mắt, không quan tâm chăm sóc mắt và chỉ khám mắt khi thị lực đã suy giảm trầm trọng là rất nguy hiểm, không ít trường hợp cần phải can thiệp ngoại khoa và rất nhiều trường hợp vĩnh viễn sống trong cảnh mù lòa.
Chăm sóc và phòng bệnh - Không bao giờ là quá sớm
Để tránh các hậu quả nghiêm trọng với mắt, việc chăm sóc mắt ngay từ khi còn trẻ và khám mắt ngay khi có các biểu hiện khác thường: nhìn mờ, nhìn đôi, đau nhức mắt, đỏ mắt ... là việc làm cần thiết.
Theo BS Minh Ngọc (viện Mắt TƯ) một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các vitamin A, E, B1, B2, các chất chống oxy hóa và các carotene thiết yếu (Lutein, Zeaxanthin) góp phần cải thiện thị lực, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa mắt. Trong đó, vitamin E và Kẽm, chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như các bệnh lão hóa mắt do tuổi tác, làm lành các tổn thương về mắt, đồng thời giúp các tế bào mắt phản xạ tốt tia cực tím. Còn Lutein và Zeaxanthin được Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên dùng để tăng cường thị lực và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp
Ngoài ra, cùng với sinh hoạt và luyện tập thường xuyên cũng góp phần tăng cường sức khỏe thị lực, đẩy lùi các nguy cơ về mắt do tuổi tác.
Minoptic - Viên bổ mắt hàng đầu từ Mỹ không chỉ chứa Lutein và Zeaxanthin hàm lượng cao mà còn bổ sung thêm Vitamin E và Kẽm giúp tăng cường hiệu quả chống oxy hóa, chống lão hóa mắt. Đặc biệt, với hàm lượng Ginkgo Biloba vượt trội chỉ có duy nhất trong Viên bổ mắt Minoptic còn giúp tăng tuần hoàn não, mắt, giảm hiện tượng đau đầu, hoa mắt, mất ngủ. Ginko Biloba góp phần bảo vệ thị lực, hạn chế quá trình lão hóa ở mắt dẫn đến các bệnh mắt mãn tính ở người cao tuổi như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Điện thoại tư vấn: 04 3538 1166 (miền Bắc)/ 091.771.6698 (miền Nam)
Website tư vấn: www.minoptic.com
Theo Dân Trí
Bảo vệ mắt trẻ trước màn hình Cận thị phổ biến ở trẻ thiếu điều kiện nhìn xa, nhất là trẻ em đô thị, nhìn trong điều kiện ánh sáng không phù hợp (quá sáng hoặc quá tối), thiếu dinh dưỡng cho mắt. Tuy nhiên, còn có thể do xem tivi và sử dụng máy vi tính sai cách. Sự hấp dẫn của các chương trình truyền hình thường kéo...