Khi nào nên cho trẻ ăn mì chính?
Chưa có bằng chứng chứng minh được độ an toàn của mì chính đối với trẻ em, vì vậy, cha mẹ cần thận trọng khi cho con sử dụng loại gia vị này.
Câu hỏi:
Tôi thấy nhiều trường hợp bị bủn rủn tay chân, chóng mặt khi ăn mì chính nên rất lo khi cho con ăn. Bác sĩ cho hỏi khi trẻ mấy tuổi mới nên ăn mì chính?
Trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn mì chính. Ảnh: Health.
Video đang HOT
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:
Các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng hoàn thiện cho thấy mì chính là một chất kích thích gây độc khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại gia vị này.
Do phản ứng của mỗi cá nhân với mì chính khác nhau, nên với người này, mì chính có thể an toàn 100% nhưng với người khác, mì chính lại chưa chắc đã an toàn, tùy thuộc vào việc họ có bị nhạy cảm với loại gia vị này hay không.
Do đó, trẻ nhỏ và người bị tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng mì chính. Bởi chưa có bằng chứng chứng minh được độ an toàn của mì chính đối với trẻ em. Vì vậy trẻ em, dù ở bất cứ lứa tuổi nào, cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại gia vị này. Đặc biệt, không nên thêm mì chính khi chế biến món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi.
Vị giác của trẻ đang trong quá trình hình thành nên cha mẹ cần hết sức thận trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Trẻ em vốn yêu thích vị ngọt nên trong nhiều trường hợp con sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn nếu món ăn được cho thêm mì chính, tuy nhiên các phụ huynh không nên lạm dụng loại gia vị này.
Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên lạm dụng mì chính, không nên để trẻ bị phụ thuộc, bỏ ăn nếu món ăn không có gia vị này.
Theo Zing.vn
Hàng trăm trẻ sơ sinh ở Thái mắc bệnh giang mai khi vừa chào đời
Theo thông tin từ Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan, 249 trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh giang mai ở đất nước này tính từ đầu năm tới nay.
Bác sĩ Sukhum Karnchanapimai, Thứ trưởng Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan, cho hay tính từ ngày 1/1 đến ngày 13/5, 3.080 người ở mọi lứa tuổi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai. Trong số đó, 40,42% là từ 15 đến 24 tuổi. 24,48% là từ 25 đến 34 tuổi.
Tờ The Nation đưa tin theo dữ liệu này, ước tính có 249 trẻ em mắc bệnh giang mai ngay từ khi mới sinh ra do truyền nhiễm từ mẹ. Giang mai là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục và qua đường máu. Mặc dù có thể chữa khỏi, căn bệnh này sẽ gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
249 trẻ em Thái Lan mắc giang mai do truyền từ mẹ sang con. Ảnh: Dynamitenews.
Ông Sukhum cho biết số lượng bệnh nhân giang mai tại đất nước này ngày càng gia tăng. "Điều đó phản ánh nhiều thanh thiếu niên và người trong độ tuổi sinh sản quan hệ tình dục không an toàn", Thứ trưởng Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan thừa nhận.
Thứ trưởng Sukhum cũng cho biết ông đã chỉ đạo các giám đốc sở y tế cộng đồng tại các tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình và ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi người dân tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục với ít bạn tình và thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cùng chồng cũng nên làm xét nghiệm máu.
Theo Zing
Hé lộ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em Các nhà khoa học của Văn phòng WHO khu vực châu Âu đã phân tích mối liên hệ giữa việc cho con bú và nguy cơ phát triển bệnh béo phì ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu về sức khỏe của trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở 22 quốc gia châu Âu. Trong số 13,7...