Khi nào nên chỉnh nha cho trẻ?
Theo BS Phạm Quỳnh Hương – Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng và trở thành nguyên nhân chính để bệnh nhân chỉnh nha.
Một trong các câu hỏi quan trọng mà rất nhiều phụ huynh quan tâm, đó chính là “khi nào thì có thể chỉnh nha cho trẻ?”. Câu trả lời chính xác là “đúng thời điểm” .
Ảnh minh họa
Đúng thời điểm nghĩa là nếu bé có vấn đề về xương như hô, móm do xương, thường do các yếu tố di truyền (điều này có thể quan sát ở bố mẹ bé hay người thân trong gia đình), nếu có thì thời điểm can thiệp là “trước điểm dậy thì” của trẻ. Còn nếu trẻ không có vấn đề về xương thì thời điểm can thiệp tốt nhất là sau khi trẻ dậy thì.
Khi xét thời điểm trước dậy thì, ta phải xem xét yếu tố trưởng thành của trẻ, ý thức của trẻ với điều trị, tình trạng, thói quen giữ vệ sinh răng miệng, sức khỏe tổng quát, cân nặng. Với các khí cụ chỉnh xương, thường trẻ phải mang ít nhất 16 tiếng/ ngày mới có tác dụng, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, dinh dưỡng của trẻ, mức độ hợp tác của trẻ. Ví dụ, thời điểm dự đoán dậy thì của trẻ là còn 3 năm nữa, thì điều trị có thể bắt đầu tốt nhất là trước 1 năm. Trẻ càng lớn, càng hợp tác và ý thức, giúp điều trị có hiệu quả nhanh hơn, trải nghiệm điều trị dễ dàng hơn.
Để kiểm tra thời điểm dậy thì, bác sĩ có thể dựa vào phim bàn tay hoặc quan sát hình dáng đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng. Dự đoán thời điểm dậy thì là một trong những tiên đoán quan trọng cho trẻ, để quyết định thời gian điều trị, sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất và nhẹ nhàng nhất. Dĩ nhiên có những chỉ định ngoại lệ cần điều trị sớm như dị tật răng bẩm sinh, bệnh lý xương hàm, hở hàm ếch, trẻ cần điều trị sớm để hỗ trợ phẫu thuật sau này. Chỉ định tất nhiên cần phối hợp và tham vấn các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt. Còn nếu trẻ không có vấn đề về xương mà chỉ là vấn đề về răng, trẻ cần theo dõi mọc răng và chờ đợi.
Cũng theo BS Hương: Thời điểm đưa trẻ đi khám răng tốt nhất là khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc và duy trì tái khám mỗi năm 1-2 lần. Còn khám chỉnh nha có một thời điểm rất quan trọng, đó là “trước đỉnh tăng trưởng”. Đây là lúc các bác sĩ có thể can thiệp điều chỉnh xương cho trẻ, bởi chỉ cần qua giai đoạn này, can thiệp chỉ có thể tác động lên răng mà thôi, khi đó, những sai lệch về xương nếu muốn điều chỉnh phải can thiệp phẫu thuật. Chúng tôi gọi đây là “giai đoạn vàng”.
Nếu phụ huynh không biết khi nào là đỉnh tăng trưởng thì có thể dựa vào tuổi của trẻ, đối với bé gái là khoảng 9 tuổi, và bé trai là khoảng 10 tuổi. Thời điểm này, nếu khám thấy bé không có vấn đề gì sai lệch về xương, điều trị chỉnh nha có thể chờ lại đến khi bé đã dậy thi xong và mọc đủ răng (khoảng 12-13 tuổi). Bởi khi đó bé đã lớn hơn, biết tự chăm sóc bản thân hơn và quan trọng là ít tái phát sau điều trị…
Video đang HOT
Thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng, cô gái 26 tuổi bị viêm nha chu nặng, phải "vĩnh biệt" cùng lúc 11 chiếc răng
Lê Mỹ, người Phúc Kiến (Trung Quốc) thấy răng mình lung lay như răng giả và không thể nào cắn được thịt nên đã đi khám ở bệnh viện. Kết quả cho thấy cô bị viêm nha chu nặng, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ 11 chiếc răng lung lay và trồng mới 10 chiếc cho cô.
Lê Mỹ đã nhận ra từ lâu răng mình càng ngày càng xấu, răng hơi lệch và khoảng cách giữa các răng cũng dần rộng ra, nhưng cô không quan tâm lắm vì nó chưa ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.
Tuy nhiên, vài năm sau, răng của Lê Mỹ bắt đầu lung lay dữ dội và không thể cắn được thịt. Cô đã đến Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Hạ Môn để khám.
Lê Mỹ được chẩn đoán viêm nha chu nặng, bác sĩ phải nhổ bỏ 11 cái răng lung lay và trồng mới 10 cái. Lê Mỹ cũng thừa nhận cô từ lâu đã có triệu chứng chảy máu khi đánh răng nhưng cô không để tâm lắm.
Viêm nha chu nặng có thể làm lung lay chân răng, thậm chí rụng răng (Ảnh minh họa)
Bác sĩ chữa trị của Lê Mỹ cho biết trường hợp này không phải là hiếm. Bệnh nha chu thường có triệu chứng ban đầu là chảy máu khi đánh răng, có mùi hôi miệng, dần dần phát triển thành răng lung lay, có thể kéo dài đến hơn 10 năm.
Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Khi bị viêm nha chu nặng, do các mô mềm xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng nên thông thường bác sĩ sẽ nhổ bỏ những chiếc răng không thể giữ lại được.
Tuổi càng trẻ, lượng hormone càng cao, chảy máu càng nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, cứ hai ba tháng lại có một hoặc hai thanh niên bị viêm nha chu nặng làm lung lay, rụng răng đến khám; còn số bệnh nhân bị viêm nha chu nhẹ thì nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhắc nhở phần lớn là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến. Đồng thời, bệnh viêm nha chu còn liên quan đến di truyền. Có những người chỉ bị một chút bẩn trong miệng cũng gây nên viêm nha chu.
Những triệu chứng khi bị viêm nha chu
- Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi hay đỏ sẫm.
- Nướu dễ chảy máu.
- Nướu không bao chặt răng, làm răng dài hơn bình thường.
- Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu.
- Mủ giữa răng và nướu.
- Hôi miệng.
- Răng lung lay.
- Đau khi nhai.
Một số điều cần chú ý để phòng tránh bệnh viêm nha chu
- Súc miệng sau khi ăn: Súc miệng sau bữa ăn có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên không khuyến khích đánh răng sau khi ăn vì có thể làm hỏng men răng.
- Đánh răng vào buổi sáng và tối: Cần đánh răng ngày 2 lần, mỗi lần 2~3 phút với lực nhẹ.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Phương pháp chải răng thông thường có thể làm sạch được 40~60% bề mặt răng, còn kẽ răng thì không sạch. Những ngóc ngách này thì chỉ có chỉ nha khoa mới giải quyết được. Sau bữa ăn, bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa một lần luồn sâu vào kẽ răng để làm sạch răng.
- Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Nên chọn loại bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm. Tốt nhất nên 3 tháng thay bàn chải một lần. Sau khi đánh răng xong cần đặt phần lông bàn chải hướng lên trên và ở nơi thoáng gió để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, quá mềm, đồ ngọt và đồ uống có ga: Những loại thực phẩm này không tốt cho răng miệng, làm sâu răng. Nếu có ăn đồ ngọt hay nước có ga thì hãy đánh răng và súc miệng sau khi ăn uống trong vòng nửa giờ.
- Thường xuyên kiểm tra khoang miệng: Việc kiểm tra tổng thể khoang miệng thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm các loại bệnh đang "ẩn nấp" trong miệng để có những biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Muốn con cao lớn vượt trội, áp dụng ngay cách này ở tuổi dậy thì Giai đoạn dậy thì được xem như cú "lột xác" về vóc dáng thể hình của bất cứ đứa trẻ nào, bởi đó là tuổi chiều cao phát triển nhanh chóng. Đây là một số phương pháp giúp các bé cao nhanh ở tuổi dậy thì dành cho các bậc cha mẹ. Nếu biết tận dụng thời điểm này, cha mẹ hoàn toàn...