Khi nào nên bán ô tô cũ để lên đời xe mới?
Theo thời gian, ô tô sẽ giảm dần chất lượng dù không đâm va. Càng đi lâu xe càng lạc hậu và tốn kém chi phí sửa chữa, tính kinh tế giảm so với mua xe mới.
Vì sao nên đổi xe sau một thời gian sử dụng?
Ô tô là món tài sản lớn đối với nhiều người. Do đó, vì những lý do khác nhau, chủ sở hữu thường giữ chiếc xe lâu nhất có thể thay vì mua mới. Tuy nhiên, xe càng sử dụng lâu, chất lượng càng đi xuống, kéo theo chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tăng. Ngoài ra, với tốc độ phát triển hiện nay, xe càng cũ hàm lượng công nghệ ngày càng ít và lạc hậu.
Sự phát triển không ngừng của khoa học giúp những mẫu xe mới ra mắt càng có thêm nhiều tính năng mới, kể cả những xe ở phân khúc thấp nhất. So với một ô tô đã sử dụng hơn chục năm, nhiều mẫu xe cỡ A trên thị trường hiện tại cũng sở hữu nhiều tính năng, tiện ích hơn. Đơn cử một chiếc xe Nhật cỡ B, sản xuất cách đây khoảng hơn 10 năm có thể không trang bị cổng USB để kết nối điện thoại, trong khi nhiều xe cỡ A hiện tại trang bị gần như đầy đủ, kể cả màn hình thông tin màu, cảm ứng… Hay tính năng an toàn cơ bản như túi khí, nhiều dòng xe cỡ A cũng sở hữu túi khí vượt trội so với xe đã quá cũ.
Thông thường, sau khoảng 5 năm, công nghệ trên một chiếc ô tô đã thay đổi khá nhiều. Những mẫu xe mới ra sẽ tích hợp thêm các tính năng phù hợp xu thế. Trong bối cảnh không khí ô nhiễm gia tăng ở các thành phố lớn, dịch bệnh lan rộng trên khắp thế giới, một số hãng xe tích hợp tính năng lọc không khí, tạo ion âm trong không gian cabin tươi mát, khử mùi, khử khuẩn giúp người lái tỉnh táo hơn. Những tính năng như vậy, trong khoảng 5 năm trước ô tô có thể chưa cần đến.
Bên cạnh đó, mức độ an toàn, bảo vệ người dùng của ô tô mới đảm bảo hơn. Bởi theo thời gian, khung sườn của xe cũ đã phần nào giảm đi sự vững chắc. Chưa kể, nhiều tính năng an toàn, hỗ trợ người lái trên ô tô mới đều cao hơn so với xe đã quá cũ, dù là những mẫu xe nhỏ. Không khó bắt gặp trên thị trường những xe ở phân khúc A được trang bị đầy đủ các hệ thống như chống bó cứng phanh ABS, chống trơn trượt, chống lật – những thứ xa xỉ đối với ô tô tuổi đời trên 10 năm dù ở phân khúc cao hơn.
Do đó, dù có yêu quý, nhiều kỷ niệm với chiếc ô tô đã sử dụng lâu năm, người dùng cũng nên cân nhắc thời điểm bán xe phù hợp, để giữ được giá trị cao nhất và lên đời một chiếc xe mới hơn với nhiều công nghệ, tiện nghi.
Video đang HOT
Dấu hiệu nào cho thấy đã đến lúc bạn nên “lên đời” xe mới?
Thông thường, nhà sản xuất không đưa ra khuyến cáo về thời điểm nên bán xe cũ, nhưng người dùng có thể căn cứ vào một số đặc điểm để quyết định lên đời chiếc xế hộp mới.
Hơn ai hết, chủ xe sẽ hiểu rõ các đặc tính của mẫu ô tô đang dùng và có cảm nhận tốt nhất về chất lượng của xe qua từng năm. Những mẫu quá cũ thường sẽ không còn vận hành trơn tru, mượt mà như thời điểm mới mua. Dù thực hiện bảo dưỡng, bảo trì định kỳ, một số chi tiết cơ khí sẽ xuống cấp theo thời gian, khiến việc thay thế diễn ra thường xuyên hơn, chi phí tốn kém hơn.
Bên cạnh đó, người dùng có thể cảm nhận được xe không còn êm ái như thời gian đầu. Động cơ yếu đi trên những mẫu xe đã quá cũ. Máy lạnh không còn mát sâu trong những ngày hè nóng bức, hay hệ thống treo không còn hấp thụ tốt rung động của xe… Khi vận hành ô tô đã quá cũ, ngoài những chi tiết có thể thay định kỳ như lốp, phanh…, người dùng khó lòng biết trước khi nào chiếc xe gặp trục trặc ở động cơ, hộp số… Đang vận hành trên đường xe có thể bất ngờ chết máy, gây phiền toái và mất an toàn cho chủ xe.
Thời gian sử dụng càng lâu, chi phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng xe càng cao. Người dùng có thể tự đưa ra so sánh chi phí bảo dưỡng chiếc xe hiện tại với thời điểm mua mới. Khi mức chi phí cao hơn khoảng 3 lần, người dùng nên suy nghĩ đến việc đổi một chiếc xe đời mới hơn. Bên cạnh đó, chủ xe cũng có thể tính toán dựa trên giá trị xe hiện hành và chi phí bảo trì, bảo dưỡng để đi đến quyết định nên bán xe hay tiếp tục sử dụng. Chi phí dịch vụ tốn kém hơn đồng nghĩa với việc chất lượng xe đã giảm nhiều theo từng năm, không còn đủ tốt để tiếp tục sử dụng.
Ngoài những mốc bảo dưỡng định kỳ giống nhau, ô tô mới sẽ có nhiều hạng mục không cần bảo trì trong thời gian dài, kéo theo chi phí dịch vụ sẽ thấp hơn so với xe cũ, trong khi người dùng lại được tận hưởng cảm giác tiện nghi, hiện đại. Hơn thế nữa, các dòng xe mới sản xuất sẽ tích hợp động cơ, công nghệ tối ưu cho việc tiêu hao nhiên liệu, giúp chủ xe tiết kiệm chi phí vận hành hàng tháng.
Hiện tại, thị trường ô tô Việt Nam khá sôi động với nhiều thương hiệu. Nhờ vậy, người dùng đang hưởng lợi bởi sự cạnh tranh từ sản phẩm cho đến giá bán. Nhiều hãng xe không ngần ngại tung ra các chương trình ưu đãi giá để đánh chiếm thị phần. Do đó, người dùng sau khi bán chiếc xe cũ có thể không phải bù quá nhiều tiền để có thể tậu một chiếc xe mới, hiện đại.
Hết Covid-19, thị trường xe sang cũ có thoát khỏi cảnh chợ chiều?
Những tháng đỉnh điểm của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều mẫu xe sang đã qua sử dụng được rao bán với giá rất hời, thế nhưng thị trường xe sang cũ vẫn rơi vào cảnh chợ chiều.
Xe sang cũ mất mùa trong dịch bệnh
Nếu là ở những năm trước đây, thời điểm sau tết nguyên đán chính là mùa lễ hội của thị trường mua bán xe cũ, bao gồm cả khân phúc xe sang. Điều này dễ hiểu bởi so với thời điểm trước tết thì giá xe đã tốt hơn nhiều. Tuy nhiên năm nay, thị trường xe cũ được cho là bị ảnh hưởng rất trầm trọng từ đại dịch toàn cầu Covid-19.
Hết dịch, thị trường xe sang cũ có hết ảm đạm?
Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã phải chịu nhiều tổn thất khi chứng kiến thời khắc kinh tế "đóng băng", dẫn đến việc phải rao bán những chiếc xe sang để cứu chủ là hoàn toàn có thể xảy ra. Thật vậy, trong quý đầu tiên của 2020, số lượng tin rao bán xe cũ đã tăng trưởng lên đến 15% so với cùng kỳ năm ngoài theo dữ liệu của nhiều sàn giao dịch uy tín tại Việt Nam, trong đó có Chợ xe, Bốn bánh. Đặc biệt, chiếm phần lớn là những dòng xe sang "bình dân" như Mercedes-Benz C-Class hay BMW 3-Series.
Rõ ràng, tình trạng cung vượt quá cầu sẽ khiến nhiều chủ xe có tâm lý sẵn sàng giảm giá sâu để chống đỡ cho tình trạng kinh tế riêng vốn sắp bị đè bẹp bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên tình hình kinh tế chung cũng ảnh hưởng đến cả những khách hàng có ý định mua xe cũ để tiết kiệm chi phí khiến người liên hệ và mua xe vẫn rất hiếm hoi, đặc biệt là khi cả nước bước vào giai đoạn cách ly xã hội.
Ngay cả đối với những người có đủ tiềm lực tài chính, tuy mùa dịch bệnh chính là "cơ hội vàng" để rước xe sang với giá hời. Nhưng đa phần khách hàng vẫn sẽ chọn kế "hoãn binh" bởi ở thời điểm đó tình hình dịch bệnh tại Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung vẫn đang diễn ra rất phức tạp, đang cách ly mà mua xe thì cũng chỉ để ở nhà, không đi đâu thì cũng bằng không.
Hết dịch, thị trường xe sang cũ có khởi sắc?
Trao đổi với PV báo Dân trí, anh Nguyễn Quang Trung - chủ sở hữu của H3T Auto - một showroom chuyên xe sang lướt tại Hà Nội cho biết: "So với thời điểm trong dịch bệnh, lượng khách mua xe đã tăng đáng kể mà không quan tâm quá nhiều đến các hình thức ưu đãi hay chiết khấu. Nếu dịch bệnh kéo dài vài tháng thì câu chuyện sẽ khác và rất khó để nói trước được điều gì".
"Nếu như trong thời điểm mà tất cả mọi người đều phải ở trong nhà nhằm chấp hành quyết định cách ly xã hội, nhu cầu mua xe sang của các khách hàng có điều kiện về kinh tế sẽ rất thấp do nền kinh tế bị gián đoạn và cũng không ai biết vài tháng nữa như thế nào. Trong tháng cách ly cuối cùng, showroom chỉ bán được 20 xe - một con số được coi là khá thấp nếu so với tình hình chung của doanh nghiệp,
Nhưng khi vừa hết dịch, khách hàng mua xe tự tin hơn rất nhiều, trong tháng 5 đã bán hết 40 xe và hiện tại doanh nghiệp đã không còn xe để bán, showroom trống trơn".
"Thành ra, có thể thấy dư âm của Covid-19 không hẳn đã là tiêu cực đối với thị trường xe sang đã qua sử dụng, bởi vì có một số lượng rất lớn khách hàng muốn mua xe và rào cản duy nhất của họ chỉ là câu hỏi: Liệu dịch bệnh có còn kéo dài, có thể cứu vãn được kinh tế trong năm nay hay không? Và sự kết thúc của Covid-19 vừa rồi đã là một câu trả lời đanh thép với họ rồi", anh Trung nhận định.
Tuy nhiên, phân khúc xe sang vẫn chỉ là một phần "sân chơi" của thị trường ôtô cũ trong nước. Trong bối cảnh thực tế, không khó để nhìn thấy được lượng ôtô cũ được rao bán sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng xe tồn lại trên thị trường xe có chiều hướng tăng cao. Nhưng ở chiều ngược lại, khách hàng có nhu cầu sở hữu ôtô từ phổ thông đến xe sang đều có thể kỳ vọng khi cung vượt cầu thì giá xe sẽ giảm.
Thực tế, một số doanh nghiệp buôn bán xe cũ đã tự đưa ra những chương trình yêu đãi để kích cầu bằng nhiều cách thức như: Giảm trực tiếp tiền mặt, tặng nhiều phụ kiện cho khách hàng khi chốt mua xe.
Vì vậy, tuy chưa thể biết thị trường trường xe sang cũ có thể khởi sắc sau dịch hay không nhưng một khi lượng cầu đang yếu mà guồng quay sản xuất chung đã được phục hồi thì những doanh nghiệp, cá thể buôn bán xe sang cũ sẽ phải tính đến phương án giảm giá mạnh hơn, mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng hơn để kích cầu, và để tồn tại.
Ôtô mới giảm 50% trước bạ, dân bán xe cũ than ế ẩm Xe ô tô mới liên tục giảm giá cùng với việc giảm 50% phí trước bạ xe lắp ráp trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xe cũ. Giảm giá sâu vẫn ế ẩm Tình hình kinh doanh chưa kịp vực dậy sau đợt cách ly do dịch Covid-19, thị trường ô tô cũ tiếp tục đón nhận tin xe mới...