Khi nào Mỹ chấm dứt “tái cân bằng” sang châu Á?
Lần đầu tiên, thuật ngữ “ tái cân bằng” được nhắc đến là vào mùa thu năm 2011 khi Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng lúc đó Hillary Clinton quyết định chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương nhằm củng cố và tăng cường lợi ích quốc gia trên tất cả các lĩnh vực.
Thậm chí, bà Clinton còn sử dụng một thuật ngữ khác, đó là “ xoay trục”, để chỉ giai đoạn chuyển hướng chiến lược này. Và sau đó, tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La tổ chức hàng năm ở Singapore, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã không quên nhắc lại như một bằng chứng về những cam kết mà Washington theo đuổi đối với khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trỗi dậy.
Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương đã gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở nội hàm cụ thể của thuật ngữ “tái cân bằng” hay “xoay trục”, dư luận hiện nay còn quan tâm đến thời điểm Mỹ chấm dứt chiến lược này. Nói cách khác, khi nào thì Washington xác định mọi việc đã ở vào trạng thái “cân bằng” theo tính toán của họ?
Vượt ra ngoài lối chơi chữ thông thường, chiến lược “tái cân bằng”, hay “xoay trục”, của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương đã gây ra nhiều hệ lụy khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực. Xét dưới góc độ tích cực, chiến lược “tái cân bằng” giúp Mỹ thích ứng nhanh chóng với tình hình thực tế. Trong bối cảnh nguồn lực ngày càng bị cắt giảm, thì việc xác định những ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại là rất cần thiết. Rõ ràng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hiện chiếm một nửa dân số thế giới, có vị thế rất quan trọng đối với Mỹ, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế – thương mại – đầu tư mà cả an ninh – quốc phòng. Chuyển hướng chiến lược sang khu vực này để kiểm soát tốt mối quan hệ với một Trung Quốc đang lên được coi là cách tiếp cận thông minh nhằm tránh nguy cơ xung đột giữa hai cường quốc trong thế kỷ 21. Thông qua đó, Mỹ sẽ tìm cách tăng cường ảnh hưởng và củng cố lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ tiêu cực, ngay từ khi mới triển khai, mục tiêu của chiến lược “tái cân bằng” đã được giải thích theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào cách tiếp cận vấn đề của mỗi người. Thực tế này gây không ít khó khăn cho giới chức Mỹ khi phải nỗ lực dàn xếp mối quan hệ với các nước đồng minh nhằm duy trì cam kết trên toàn cầu. Tại Đối thoại Shangri-La năm 2013, ông Chuck Hagel – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó – nói rằng mọi người không nên hiểu sai chiến lược “tái cân bằng”. “Mỹ có lợi ích, trách nhiệm và đồng minh trên khắp thế giới. Tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương không có nghĩa là Mỹ rút lui khỏi các khu vực khác”, ông nói. Tuy nhiên, với các quốc gia vùng Vịnh, những tuyên bố như thế này lại được hiểu ngay rằng Mỹ đang ra sức trấn an họ. Tâm trạng lo lắng xen lẫn hoài nghi bao trùm lên các nước đồng minh của Mỹ trong thế giới Arập. Theo họ, chiến lược “tái cân bằng” sang châu Á – Thái Bình Dương rõ ràng sẽ làm giảm sự hiện diện cũng như sức mạnh của Mỹ ở Vịnh Persique.
Trung Quốc luôn cho rằng chiến lược “tái cân bằng” nhằm mục đích chủ yếu là ngăn chặn và kiềm chế họ. Và rằng Mỹ đang chống lại quyền được trỗi dậy để trở thành cường quốc thịnh vượng mà Trung Quốc đang theo đuổi. Ngăn chặn và kiềm chế, hay chỉ “tái cân bằng”? Thật khó có thể thuyết phục người nghe tư duy theo hướng tích cực hơn. Giáo sư Aaron Friedberg thuộc Đại học Princeton cho rằng giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ đang xuất hiện sự đồng thuận về việc triển khai chiến lược “tái cân bằng”, chứ không phải kiềm chế và ngăn chặn. Có nghĩa là Mỹ sẽ duy trì một sức mạnh về ngoại giao, quân sự và kinh tế để đảm bảo với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng lợi ích cũng như chủ quyền của họ không bị đe dọa.
Vậy đến khi nào Mỹ có thể chấm dứt chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á – Thái Bình Dương để chuyển sang một giai đoạn khác? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực này. Nguy cơ xung đột ở châu Á – Thái Bình Dương chưa được đẩy lùi trong khi những điểm nóng vẫn tăng nhiệt. Do mối quan hệ đan xen phức tạp nên Mỹ và Trung Quốc khó có thể giải quyết được những bất đồng một cách triệt để. Tuy nhiên, hai nước này hoàn toàn có thể kiểm soát chúng để tránh ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi nước.
Theo Lê Phương/baotintuc.vn
Video đang HOT
Mỹ mở giai đoạn mới trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á
Chính quyền Obama đang mở một giai đoạn mới trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương bằng việc đầu tư vào các vũ khí công nghệ cao như máy bay ném bom tàng hình tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm mới, và mở rộng các quan hệ đối tác thương mại.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter (Ảnh: Defense)
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết thông tin trên trong bài phát biểu đáng chú ý tại Đại học Arizona hôm qua 6/4. Bài phát biểu đã nêu rõ lý do khiến chính quyền Mỹ dành sự chú ý nhiều hơn đến châu Á.
"Tôi sẽ đích thân giám sát giai đoạn mới của chiến lược tái cân bằng, điều sẽ làm tăng cường và đa dạng hóa cam kết của chúng tôi trong khu vực", ông chủ Lầu Năm Góc cho hay.
Trong bối cảnh xung đột và bất ổn gia tăng trên khắp Trung Đông, cũng như những lo ngại về sự can thiệp của Nga tại Ukraine, các bình luận của ông Carter dường như nhằm thuyết phục người Mỹ, và có lẽ quan trọng hơn là các đồng minh của Washington tại châu Á, về cam kết của Mỹ đối với chính sách "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Á-Thái Bình Dương định hình tương lai của Mỹ
Ông Carter, người đã ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ chú ý hơn tới châu Á khi còn làm thứ trưởng quốc phòng giai đoạn 2011-2013, cho hay Thái Bình Dương là khu vực định hình cho tương lai của Mỹ, bất chấp các thách thức đang gia tăng tại Trung Đông và châu Âu.
Ông Carter đã đưa ra một loạt số liệu để nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Á đối với tương lai của Mỹ, trong đó có điều mà ông dự đoán là một nửa dân số thế giới sẽ sống tại đó vào năm 2050.
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên tập trung vào châu Á-Thái Bình Dương, ông Carter đã nói rõ rằng các sự kiện của thế giới trong năm qua không làm ông sao nhãng về chính sách tái cân bằng tại châu Á.
Ông Carter cho hay mục tiêu của ông là "nghĩ về những nơi và những sự kiện" sẽ thay đổi an ninh trong tương lai và xem Thái Bình Dương là trung tâm của tương lai đó.
Những bình luận của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ diễn ra chỉ ít giờ trước khi ông bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2.
Bài phát biểu đã vạch ra một lộ trình mà ông Carter xem là cách thức tiếp cận của Lầu Năm Góc đối với Thái Bình Dương.
Lộ trình bao gồm việc đặt trọng tâm vào các công nghệ mới, như máy bay ném bom tấn công tầm xa, tên lửa hành trình chống hạm mới. Kế hoạch cũng bao gồm việc duy trì các công nghệ hiện thời, như máy bay chiến đấu F-35, đi đúng theo kế hoạch và không bị sụt giảm sản xuất.
TPP quan trọng như một tàu sân bay mới
Tuy nhiên, ông Carter nhấn mạnh rằng chìa khóa quan trọng nhất là các mối quan hệ giữa các quốc gia.
"Phép màu của sự phát triển nhanh chóng" trên khắp châu Á có được một phần là do sự hiện diện lâu dài và các mối quan hệ của Mỹ, ông Carter nói, và khẳng định rằng các mối quan hệ này sẽ là một phần quan trọng trong thông điệp của ông trong chuyến thăm tới khu vực tới đây.
Mỹ và Nhật đang phác thảo các đường hướng mới để đưa sự hợp tác "lên một cấp độ hoàn toàn mới" ông Carter nói. Ông cũng nhắc tới một thỏa thuận chia sẻ thông tin 3 bên giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Và ngoài các đồng minh truyền thống, ông Carter cũng nhắc tới các quốc gia như Việt Nam.
Ông Carter đã nhấn mạnh tới Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông gọi TPP là một phần quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm chuyển hướng sự chú ý sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau một thập niên tập trung vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.
Ông Carter nói TPP cũng quan trọng như một tàu sân bay mới, và miêu tả thỏa thuận là một ưu tiên cấp thiết. "Thời gian đang sắp hết", ông nói, trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại riêng mà không có Mỹ. Ông Carter đã kêu gọi quốc hội trao quyền cho Tổng thống Barack Obama để hoàn tất đàm phán về TPP.
Mỹ-Trung không phải đồng minh, nhưng cũng không phải địch thủ
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng quốc phòng, người dự kiến sẽ thăm Trung Quốc trong năm nay, cho hay Mỹ đặc biệt lo ngại về một số khía cạnh trong đường hướng tiếp cận ngày càng hung hăng của Bắc Kinh. Ông Carter nói, thách thức chiến lược trung tâm của thế hệ người Mỹ ngày nay là đảm bảo hòa bình và thịnh vượng khắp châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh.
Ông Carter cũng khẳng định mặc dù "Mỹ và Trung Quốc không phải là đồng minh nhưng chúng tôi cũng không phải địch thủ".
"Tôi phản đối suy nghĩ rằng Trung Quốc mạnh lên là thất bại của chúng tôi. Có một kịch bản khác mà trong đó mọi người đều thắng. Đó là sự tiếp tục các thập niên hòa bình và ổn định, được hỗ trợ bởi vai trò mạnh mẽ của Mỹ, trong đó tất cả các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phát triển và thịnh vượng", ông Carter nói.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ có 2 chuyến công du châu Á trong tháng 4 và 5. Chuyến thăm đầu tiên của ông tới châu Á trong tuần này trên cương vị ông chủ Lầu Năm Góc, với các điểm đến là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tập trung vào việc tăng cường và hiện đại hóa các liên minh của Mỹ tại Đông Bắc Á.
Vào tháng 5, ông Carter sẽ tới thăm Singapore và Ấn Độ nhằm xây dựng và tăng cường các quan hệ đối tác đang phát triển tại Đông Nam Á và Nam Á, theo tuyên bố của Bộ quốc phòng Mỹ trước đó.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Bà Hillary Clinton: "Tôi sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ" Trong cương lĩnh tranh cử ngày 13/6, ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton cam kết đấu tranh vì một xã hội công bằng hơn cho người lao động Mỹ. Theo Reuters, trong lần vận động tranh cử Tổng thống này, bà Clinton đã nhắc đến rất nhiều vấn đề cốt lõi trong xã hội Mỹ hiện nay và bày tỏ sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất tại Myanmar: Thái Lan điều tra nguyên nhân sập tòa nhà 30 tầng ở Bangkok

Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo

Động đất tại Myanmar: Giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát ở Mandalay

EU cân nhắc đưa lực lượng không quân, hải quân đến Ukraine

Ông Trump dọa đánh thuế trả đũa lên tất cả quốc gia

Khi hai cường quốc hạt nhân châu Âu tăng tốc hỗ trợ Ukraine

Ông Trump: Ukraine đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Rộn ràng lễ hội được mong đợi nhất tại Malaysia

Động đất ở Thái Lan: Sắp hết thời gian vàng, đội cứu hộ vẫn miệt mài tìm kiếm nạn nhân

Mỹ tiếp tục không kích các mục tiêu Houthi tại Yemen

Phần Lan kêu gọi Mỹ đặt thời hạn cho lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Lãnh đạo Anh - Mỹ điện đàm thúc đẩy thỏa thuận về phát triển kinh tế
Có thể bạn quan tâm

Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
11 phút trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
48 phút trước
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng
Sao việt
54 phút trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
1 giờ trước
Thủ tướng Israel yêu cầu Hamas rời khỏi Dải Gaza

Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
2 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
3 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
3 giờ trước
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
3 giờ trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
3 giờ trước