Khi nào làn sóng lây nhiễm biến thể Delta kết thúc?
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng thời điểm làn sóng Delta hạ nhiệt phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tiêm chủng, hành vi xã hội, thời tiết và mức độ phòng bệnh.
Mỹ hiện bước vào làn sóng thứ 4 hoặc thứ 5 của đại dịch, tùy theo nhận định của từng chuyên gia khác nhau. Tốc độ lây lan của biến thể đã chậm lại. Số ca nhiễm mới đang giảm ở nhiều bang như Missouri, nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề. Tỷ lệ ca nhiễm tuần qua cao hơn hai tuần trước đó khoảng 14%, mức tăng nhỏ so với tháng 7 và tháng 8.
Chuyên gia đặt câu hỏi: Có phải sự bùng phát của Delta bắt đầu chậm lại ở Mỹ, hay biến thể đang trong đà khiến đất nước sa lầy nhiều tháng tới?
Ý kiến chuyên gia về diễn biến của dịch bệnh rất khác nhau. Các mô hình do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng vào những tuần đầu tháng 9, nhưng nhiều người chỉ ra xu hướng ngược lại.
Tiến sĩ Celine Gounder, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue ở New York, cho biết: “Dù có hạ nhiệt, dịch bệnh sẽ suy yếu rất nhẹ nhàng. Chúng ta đang ở đúng thời điểm mà việc tựu trường sẽ khiến ca nhiễm tăng lại vào thời điểm nào đó”.
Tiến sĩ Gounder dự đoán ca nhiễm tăng vào tháng 9, sau đó giảm vào tháng 10. Theo bà, virus có thể đã bùng phát trong nhóm dân cư chưa tiêm chủng vào mùa hè này, nhưng vẫn dễ gây tổn thương đến những người còn lại. Ví dụ, khi học sinh và nhân viên bắt đầu đi học, đi làm hỗn độn vào mùa thu, ca nhiễm sẽ tăng.
Một số chuyên gia dịch tễ có cái nhìn lạc quan về tình hình ở những bang miền Nam, nơi trường học đã mở cửa. Theo đó, số ca nhiễm tăng ở trẻ em, xong giảm ở người lớn.
Tiến sĩ Gounder cho rằng giới hàn lâm không nên “suy diễn quá mức” về kịch bản sắp tới ở Mỹ dựa trên mô hình của Anh và Ấn Độ. Ba quốc gia có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ dân, độ tuổi tiêm vaccine, số cuộc tụ tập, quá trình mở cửa trường học, việc đeo khẩu trang và ý thức thực hiện biện pháp phòng ngừa.
Nhân viên làm vệ sinh phòng khám lưu động tại Trung tâm Y tế Đại học Mississippi, tháng 8/2021. Ảnh: NY Times
Yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò cụ thể. Số ca nhiễm ở Anh giảm dần vào mùa hè, trong khi Mỹ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn khi bước vào mùa thu. Nhiều người tụ tập trong nhà đồng nghĩa với việc tạo cơ hội để virus lây lan.
Các nhà dịch tễ cho biết xu hướng phát triển của Delta phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tiêm chủng, hành vi xã hội, thời tiết và mức độ phòng bệnh. Hàng tuần, số trường hợp dương tính giảm ở bang Đông Nam và California, song tăng lên ở Trung Tây và Đông Bắc.
Delta dễ lây lan vì người bệnh có tải lượng virus lớn hơn trong đường thở. Virus phát tán thuận lợi trong hộp đêm đông đúc, tại lớp học khi giáo viên không đeo khẩu trang. Song điều này cũng có nghĩa những việc làm đơn giản, chẳng hạn giữ khoảng cách hoặc đeo khẩu trang, cũng có thể giảm số ca nhiễm.
Tại Hà Lan , nơi 62% dân số đã tiêm chủng đầy đủ, lượng bệnh nhân mới tăng 500% sau khi đất nước gỡ bỏ hạn chế. Chính phủ buộc phải tái áp dụng một số biện pháp, gồm đóng cửa hộp đêm và giới hạn thời gian ăn uống trong nhà hàng. Dịch bệnh từ đó lại hạ nhiệt.
Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, cố vấn về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết tại Anh , vào giữa tháng 6, ba tuần sau làn sóng Delta, số trường hợp dương tính theo ngày giảm.
Tuy nhiên, giải bóng đá châu Âu (EURO) đã thay đổi tất cả. Chuỗi trận cầu kéo dài cả tháng và một đội tuyển Anh chơi tốt bất ngờ khiến các quán rượu đông nghịt. Ca nhiễm tăng vọt ở người trẻ tuổi chưa tiêm chủng, đặc biệt là nam giới.
Giáo sư Hunter nói: “Vì biến thể Delta có khả năng lây lan cao, nó truyền qua các cộng đồng nhanh hơn. Nếu lây nhiễm nhiều hơn, nó sẽ nuốt chửng những người yếu thế khác”.
Hiện, Anh đạt gần đến mốc được giáo sư Hunter mô tả là “trạng thái cân bằng đặc hữu”, khi số ca nhiễm chững lại, ngày càng nhiều người phát triển miễn dịch do tiêm chủng hoặc mắc bệnh trong quá khứ, dù số khác bắt đầu buông lỏng cảnh giác phòng dịch.
Bill Hanage, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y Công cộng Harvard TH Chan, nhận định: “Một khi trường học đóng cửa, giải bóng đá kết thúc và mạng lưới liên lạc được thiết lập lại, Delta có ít cơ hội lây nhiễm hơn và bắt đầu suy yếu”.
Song ông Hunter cảnh báo thời điểm ổn định phụ thuộc nhiều vào thời gian, địa điểm người dân đi học, đi làm trở lại, cũng như yếu tố thời tiết. Tiến sĩ Hunter cho biết những tuần gần đây, cụm dịch tập trung ở nơi trước đó ít ca dương tính, tỷ lệ miễn dịch tự nhiên thấp, bao gồm Tây Nam nước Anh và vùng nông thôn Scotland, Bắc Ireland.
Ngày tựu trường của học sinh tại Newark, California, tháng 8/2021. Ảnh: NY Times
Biến thể có hướng đi khác ở Ấn Độ , nơi phần lớn dân số chưa tiêm chủng. Những tháng trước đợt bùng phát thứ hai, khi các ca nhiễm giảm và bệnh viện vắng vẻ, cuộc sống người dân dần trở lại bình thường.
Đầu tháng 3, chính phủ tuyên bố đất nước “trong giai đoạn cuối của đại dịch”. Thủ tướng Narendra Modi phê duyệt tổ chức các cuộc bầu cử, lễ hội Kumbh Mela, thu hút hàng triệu tín đồ. Những tuần sau đó, hàng triệu người đổ bệnh, hàng nghìn người chết do Covid-19. Các bệnh viện lớn quá tải, nguồn cung oxy cạn kiệt.
Song số ca dương tính giảm nhanh hệt như cách chúng tăng vọt, đặc biệt là ở các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bhramar Mukherjee, nhà thống kê sinh học tại Đại học Michigan, cho biết điều này không phải do đất nước xét nghiệm quá ít.
Xét nghiệm kháng thể cho thấy tỷ lệ người Ấn nhiễm nCoV tăng lên 67% trong tháng 7 (từ mức 21,5% trong tháng 1). Dù chưa chắc chắn, song có thể khả năng miễn dịch tự nhiên đã giúp đất nước thoát khỏi làn sóng kinh hoàng khác. Đây là luận điểm hợp lý khi chỉ 9% dân số quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ, ít hơn nhiều so với 50% của Mỹ.
6 tổn thương lâu dài ở người nhiễm biến thể Delta
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học The Lancet chỉ ra 6 tổn thương thường gặp nhất ở những người mắc biến thể Delta khiến họ mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn, theo trang tin Eat This, Not That.
Người bệnh Covid-19 sẽ chịu những di chứng kéo dài. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
1. Mệt mỏi âm ỉ
Mệt mỏi âm ỉ là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị "hội chứng Covid-19 kéo dài". Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi, yếu cơ sau khi chữa khỏi Covid-19 vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên dựa vào các nghiên cứu trước đây về bệnh SARS, họ cho rằng sự suy giảm khả năng khuếch tán của phổi, rối loạn cytokine, suy nhược cơ... trong quá trình mắc bệnh có thể đã góp phần dẫn tới tình trạng này.
2. Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc khó chịu khi dùng sức
"Hội chứng Covid-19 kéo dài" kéo theo đau nhức cơ, vì vậy bạn có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển. Nhiều người bị khó chịu khi ráng sức làm việc gì đó. Bất kể là tập thể dục hay làm việc nhà, cơ thể sẽ khó chịu và có cảm giác ốm yếu.
3. Đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội
Covid-19 gây viêm mạch máu, khiến nhiều người dù đã khỏi bệnh vẫn mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà
4. Khó thở
Biến thể Delta mạnh hơn và dễ lây truyền hơn so với các chủng trước đây. Nó gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi của người bệnh và di chứng ở phổi có thể kéo dài hơn một năm. Do đó bạn vẫn sẽ bị khó thở dù đã khỏi bệnh.
5. Lo âu hoặc trầm cảm
Nhóm nghiên cứu cho biết các triệu chứng tâm lý mạn tính hoặc khởi phát muộn sau Covid-19 (như lo âu, trầm cảm) có thể do phản ứng miễn dịch bị rối loạn. Các yếu tố khác như ít tiếp xúc với xã hội, cô đơn, kém phục hồi thể chất, mất việc làm... đều có thể ảnh hưởng đến tinh thần lâu dài.
6. Gặp vấn đề về tim mạch
Tim bị tổn thương vì các tế bào trong tim có men chuyển angiotensin-2 (ACE-2) - nơi vi rút SARS-CoV-2 bám vào trước khi xâm nhập vào các tế bào. Mức độ viêm cao cũng làm tổn thương các mô khỏe mạnh, trong đó có các mô ở tim.
Lý giải di chứng Covid-19 kéo dài: bệnh có thể gây thay đổi lâu dài trong tế bào máu
Triệu chứng khác
Theo trang tin Eat This, Not That , người bệnh Covid-19 có thể mắc nhiều di chứng khác, từ ngất xỉu đến khó ngủ, thậm chí rụng tóc. Chưa có cách chữa trị triệt để, nhưng bạn có nhiều cách để giảm triệu chứng. Nếu chưa mắc Covid-19, hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân vì "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Vaccine Covid-19 hiệu quả 94% ngăn bệnh chuyển nặng Dữ liệu từ hệ thống giám sát Covid-Net của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy vaccine Covid-19 có thể ngăn ngừa biến chứng nặng do biến thể Delta. Kết quả này được tiến sĩ Sara Oliver, nhà khoa học của CDC, trình bày tại một cuộc họp hôm 30/8. Theo đó, cả ba loại vaccine được...