Khi nào không nên ăn giấm
Giấm là loại gia vị không thể thiếu trong bếp ăn mỗi giá đình bởi chúng không chỉ làm tăng vị thơm ngon cho các món ăn mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giấm lại “chống chỉ định” với nhiều người khi:
Đói
Khi đói, lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khi kết hợp với thành phần axit của giấm dẫn tới dư thừa, từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu.
Thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá.
Ngược lại, 1 thìa giấm nhỏ sau khi ăn 1h lại là liều thuốc kích thích tiêu hoá hiệu quả nhất.
Khi bị gãy xương, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung phục hồi cho chỗ xương bị gãy. Ăn giấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường axit sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên hạn chế ăn giấm bởi giấm có thể làm nặng thêm chứng bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.
Dị ứng và huyết áp thấp
Giấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Người huyết áp thấp ăn giấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.
Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn bởi thành phần axit hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và axit của lớp niêm mạc trong dạ dày.
Uống thuốc tây
Giấm có thể làm thay đổi độ pH cân bằng trong cơ thể. Khi đang uống một loại thuốc tây nào đó, bạn không nên dùng giấm bởi thành phần sulfathiazole trong thuốc dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận.
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm sẽ làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn tác dụng của thuốc.
Bị sỏi mật
Người bị sỏi mật khi ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
Nấm
Theo people
9 bệnh đều có biểu hiện ợ nóng
Cũng như một số biểu hiện phổ biến như sốt, ho, đau bụng... ợ nóng có thể bắt gặp ở 9 loại bệnh sau:
Đau tim
Chứng đau thắt ngực là do thiếu máu đến tim, có cảm giác như ợ nóng. Nếu trên 50 tuổi và bị mắc chứng ợ nóng, đặc biệt nếu không có triệu chứng đau trước đó, thì khả năng bị thắt ngực là rất cao.
Ngoài ra những nghi ngờ về đau tim sẽ còn tăng lên nếu bạn có các nguy cơ tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim.
Sỏi mật
Mặc dù sỏi mật không gây ra các triệu chứng, tuy nhiên các viên sỏi chặn ống mật sẽ gây ra đau ở giữa hoặc phía trên bên phải bụng. Cơn đau này có thể âmỉ và thường kéo dài một vài phút sau khi ăn.
"Nếu bạn bị đau bụng sau bữa ăn mà không giảm đi sau khi uống thuốc ợ nóng ngăn ngừa axit trào ngược thì nên cẩn trọng với bệnh sỏi mật", ThS Joel Richter làm việc tại đại học Y Philadenphia (Mỹ) phát biểu.
Loét dạ dày
Các vết loét có thể gây ra cảm giác nóng, cồn cào, đặc biệt ở vùng trên bụng. Cơn đau có thể kéo lên đến ngực. Các loại thuốc chống axit có thể xóa bỏcác cơn đau loét, tuy nhiên các vết loét này thường bị gây ra bởi vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn làm sưng tấy thành dạ dày. Do vậy, để xóa tan viêm sưng bạn nên uống kháng sinh theo hướng dẫn của bác sỹ.
Chứng sa ruột dưới
Chứng sa ruột dưới xảy ra khi một phần trên dạ dày xuyên qua cơ hoành lên khoang ngực. Tình trạng này đẩy thức ăn và axit dạ dày vào thực quản, gây nên ợ nóng. Các dấu hiệu khác của chứng sa ruột dưới là đau ngực, ợ, và buồn nôn. Nếu bị ợ nóng do sa ruột dưới, bác sỹ sẽ kê thuốc và yêu cầu bạn nên thay đổi phong cách sống như ăn các bữa ăn nhỏ hơn, tránh rượu bia và không ăn trước khi ngủ.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quan rất hiếm, tuy nhiên tỷ lệ mắc phải này lại đang tăng nhanh, đặc biệt ở Mỹ. Theo TSy khoa Madanick, trường ĐH Bắc Calofornia (Mỹ) cho biết sẽ thực hiện kỹ thuật nội soi để kiểm tra thực quản nếu người đến khám có các cơn ợ nóng kéo dài, đặc biệt nếu người đó nghiện thuốc lá và rượu.
Liệt dạ dày
Kiểm soát kém bệnh tiểu đường có thể dẫn đến phá hủy dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệtiêu hóa. Đây được gọi là chứng liệt dạ dày làm giảm tốc độc dòng chuyển thức ăn qua dạ dày và gây ra ợ nóng.
Liệu pháp chữa trị có thể bao gồm các thay đổi trong chế độ ăn như ăn thành các bữa nhỏ, tránh thức ăn béo và chất xơ...
Viêm thực quản
Viêm thực quản có thể là hậu quả của chứng ợ chua thường xuyên. Bệnh này khiến bạn bị ợ nóng nhiều hơn và gây ra tình trạng khó nuốt thức ăn hơn. Thực quản cũng có thể bị viêm do uống các loại thuốc giảm đau và thuốc chữa loãng xương, đặc biệt nếu không uống thuốc bằng nước có thể sẽ khiến chúng nằm lại ở thực quản.
Viêm phổi
Viêm nhiễm thành phổi hoặc khoang ngực có thể gây ra chứng đau ngực như ợ nóng. Người mắc bệnh sẽ có các cơn đau ngày càng dai dẳng và khó thở.
Lo lắng
Mặc dù lo lắng không gây ra trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD) nhưng lại có thể gây ra ợ nóng và làm cho các triệu chứng trào ngược ngày càng tối tệ hơn. Một người có thể bị ợ nóng liên quan đến lo lắng và ợ nóng liên quan đến GERD.
Giảm lo lắng và stress bằng các bài tập thể dục, thư giãn đầu óc và các liệu pháp thích hợp sẽ giúp hạn chế và mất dần chứng ợ nóng.
Theo PNO
Cải bắp - thuốc trị loét dạ dày hiệu quả Loại rau rẻ tiền, dễ mua này là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Cải bắp có nhiều loại: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa... Đây là loại rau rẻ tiền, dễ mua, dễ kiếm, thường được chế biến thành các món luộc, xào, nấu canh, trộn gỏi, muối dưa... và còn là vị...