Khi nào dịch bệnh kết thúc và cuộc sống trở lại?
Thế giới đang quay cuồng chiến đấu với dịch bệnh, nhưng không ai biết khi nào sự bùng phát sẽ kết thúc để cuộc sống có thể trở lại bình thường, cho đến khi vaccine ra đời.
Thế giới đang đóng cửa, những bức tường được dựng lên khắp nơi. Những thành phố vốn là nơi tấp nập cuộc sống hối hả đã trở thành những thành phố, thị trấn ma với một loạt hạn chế và phong tỏa từ đóng cửa trường học, đến hạn chế, cấm tụ tập đông người.
Đó là phản ứng toàn cầu chưa từng có đối với một căn bệnh. Nhưng khi nào nó sẽ kết thúc và khi nào chúng ta có thể trở lại với cuộc sống bình thường, nhà báo James Gallagher, phóng viên khoa học và sức khỏe của BBC viết.
Thủ tướng Boris Johnson nói ông tin nước Anh có thể “xoay chuyển tình thế” để chống sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong 12 tuần tới và nước này có thể xua đuổi virus.
Vaccine đang được phát triển với tốc độ chưa từng có, nhưng nhanh nhất cũng phải mất 12-18 tháng để thử nghiệm. Ảnh: Reuters.
Nhưng ngay cả khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm trong 3 tháng tới, cuộc chiến với virus corona còn lâu dài. Có thể mất rất nhiều thời gian để dịch suy giảm, có thể là nhiều năm.
Nhà báo Gallagher cho rằng rõ ràng chiến lược đóng cửa phần lớn xã hội hiện nay là khó bền vững trong dài hạn. Thiệt hại xã hội và kinh tế sẽ khó tránh khỏi. Những gì các quốc gia cần là một “chiến lược thoát hiểm”, một cách để gỡ bỏ các hạn chế và trở lại cuộc sống bình thường.
Nhưng virus corona sẽ không biến mất. Nếu gỡ bỏ các hạn chế đang kìm hãm virus, số ca nhiễm mới chắc chắn sẽ tăng vọt.
“Chúng ta có vấn đề rất lớn trong chiến lược thoát hiểm là làm gì và làm thế nào chúng ta thoát khỏi điều này. Không chỉ ở Anh, không có quốc gia nào có chiến lược thực sự hiệu quả về lâu dài”, Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ và bệnh truyền nhiễm, Đại học Edinburgh ở Scotland, nói.
Đó là thách thức lớn về khoa học và xã hội. Về cơ bản có 3 cách để thoát khỏi mớ hỗn độn này.
Tiêm phòng, tạo miễn dịch cộng đồng khi có đủ số người nhiễm, cuối cùng là thay đổi vĩnh viễn hành vi/xã hội của chúng ta. Mỗi cách đều có khả năng làm giảm sự lây lan của virus, theo đánh giá của nhà báo James Gallagher.
Vaccine cần 12-18 tháng
Vaccine cung cấp cho con người khả năng miễn dịch để họ không bị bệnh khi phơi nhiễm với virus. Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người lần đầu trong tuần qua, sau khi các nhà nghiên cứu được phép bỏ qua tuy tắc thông thường về việc thử nghiệm trên động vật trước.
Nghiên cứu vaccine đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, nhưng không có gì đảm bảo nó thành công và cần thực hiện tiêm chủng trên quy mô toàn cầu. Dự đoán tốt nhất là vaccine sẽ có trong khoảng 12-18 tháng nữa nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Đó là thời gian dài chờ đợi khi phải đối mặt với những hạn chế xã hội chưa từng có trong thời bình.
“Chờ đợi một loại vaccine không nên được vinh danh với tên gọi chiến lược, vì đó không phải là chiến lược”, giáo sư Woolhouse nói.
Miễn dịch tự nhiên cần 2-3 năm
Chiến lược ngắn hạn của Anh là giảm số ca nhiễm mới càng nhiều càng tốt, nhằm ngăn chặn hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải. Khi hết giường chăm sóc đặc biệt thì số lượng tử vong sẽ tăng lên.
Ý tưởng tạo miễn dịch cộng đồng của nhà khoa học Anh bị chỉ trích dữ dội. Ảnh minh họa: Getty.
Khi số ca nhiễm mới được kiểm soát. Nó có thể cho phép nới lỏng một số biện pháp trong một thời gian, cho đến khi số ca nhiễm mới tăng lên và một vòng hạn chế khác là cần thiết.
Khi điều này trở nên không chắc chắn, Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance đã đề xuất khái niệm tạo miễn dịch cộng đồng.
“Cộng đồng sẽ miễn dịch với dòng virus này và đó sẽ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh này về dài hạn. Khoảng 60% (dân số) là con số mà các bạn cần để tạo ra miễn dịch cộng đồng”, ông Vallance giải thích.
Miễn dịch cộng đồng là hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm. Nó diễn ra khi tỷ lệ lớn dân cư đã miễn dịch với virus gây bệnh và virus này sẽ khó lây lan hơn.
Nhưng giải pháp này cần nhiều năm để đạt được. “Chúng ta đang nói về việc ngăn chặn sự lây nhiễm ở mức độ nào đó với hy vọng chỉ một phần nhỏ của đất nước vào thời điểm đó có thể đã nhiễm bệnh để đưa ra mức độ bảo vệ cộng đồng nào đó”, giáo sư Neil Ferguson, từ Đại học Hoàng gia London nói với BBC.
Nhưng có một câu hỏi về khả năng miễn dịch cộng đồng liệu có kéo dài. Các chủng của virus corona gây ra triệu chứng cảm lạnh thông thường, dẫn đến phản ứng miễn dịch rất yếu và mọi người có thể mắc cùng một loại bệnh nhiều lần trong đời.
Trong khi miễn dịch cộng đồng có thể kéo theo những hệ lụy khủng khiếp.
Lựa chọn thay thế không rõ ràng
“Lựa chọn thứ 3 là thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của chúng ta, cho phép kiềm chế tốc độ lây lan ở mức thấp nhất” giáo sư Woolhouse nói.
Điều này bao gồm giữ một số biện pháp phong tỏa đã được đưa ra, hoặc áp dụng thêm biện pháp nghiêm ngặt hơn và cách ly bệnh nhân để giảm thiểu thấp nhất lây lan trong bất kỳ đợt bùng phát nào.
“Chúng ta đã phát hiện sớm và truy tìm những người tiếp xúc với bệnh nhân và nó đã không làm việc đúng cách”, giáo sư Woolhouse nói.
Phát triển một loại thuốc có khả năng trị virus corona cũng có thể hỗ trợ cho chiến lược khác. Chúng có thể được sử dụng ngay khi mọi người có triệu chứng, gọi là “kiểm soát lây truyền” để ngăn virus lây sang những người khác.
Thuốc để điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện, làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn, giảm áp lực cho đơn vị chăm sóc tích cực. Điều này sẽ cho phép các quốc gia đối phó với tình trạng tăng số lượng ca nhiễm mà có thể không cần phải phong tỏa.
Giáo sư Chris Whitty, trưởng cố vấn y khoa của chính phủ Anh đã nói về chiến lược thoát hiểm của ông.
“Về lâu dài, rõ ràng vaccine là cách hiệu quả nhất để đối phó với dịch bệnh, tất cả chúng ta đều hi vọng điều đó sẽ đến nhanh nhất có thể”.
Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa virus corona ở Mỹ
Thử nghiệm vaccine ngừa virus corona đầu tiên trên 4 tình nguyện viên vào hôm 16/3. Vaccine mới do Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna nghiên cứu điều chế.
Biến thành thị trấn ma vì nhiệt độ quanh năm luôn trên 35 độ C
Mặc dù nơi này có tài nguyên muối, có nguồn nước dồi dào nhưng nhiệt độ quanh năm luôn cao đã khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.
Hiện tại có quá nhiều nơi trên thế giới rơi vào tình trạng không người ở, nguyên nhân có thể vì vị trí địa lý, kinh tế, khí hậu, cạn kiệt tài nguyên... Và cũng có một nơi như vậy, cả một vùng đất rộng lớn bỗng dưng biến thành thị trấn ma mà nguyên nhân của nó lại là do nhiệt độ. Nơi này được gọi là Dallol, một thị trấn nhỏ ở Ethiopia, thấp hơn mực nước biển 130m.
Trên thực tế, Dallol trong quá khứ luôn là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới. Kỷ lục nhiệt độ trung bình ở đây luôn cao hơn 35 độ C nhưng vẫn có người sinh sống. Điều kỳ lạ là mặc dù thị trấn này gần biển, nhưng nó vẫn là một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới.
Sở dĩ nơi này vừa xa xôi vừa khắc nghiệt là do nó dù gần biển nhưng xung quanh không có thành phố nào cả, tách biệt hoàn toàn với nhiều nơi khác. Người dân sinh sống ở đây muốn đến thành phố gần nhất phải tốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt, phương tiện chủ yếu ở đây là lạc đà, do đó tốc độ di chuyển rất chậm.
Dù điều kiện thời tiết ở đây quanh năm nóng bức, nếu là người bình thường thì rất khó có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, tài nguyên ở đây rất phong phú, không chỉ có năng lượng địa nhiệt mà còn có mỏ muối kali có trữ lượng rất lớn.
Bên cạnh đó, có một dòng suối chảy qua đây nên người dân có thể sử dụng nước suối và buôn bán muối kali để sống qua ngày. Chính vì lý do vậy mà Dallol vẫn có nhiều người chấp nhận ở lại đây sinh sống.
Vào đầu thế kỷ trước, sản lượng muối kali tại Dallol đạt 5,1 tấn nhưng không kéo dài được lâu, khiến cuộc sống của người dân cũng bấp bênh theo. Nhà cửa ở đây được xây dựng bằng những khối muối lớn, nhưng vì điều kiện khắc nghiệt và chi phí xây dựng cao nên cuối cùng rất nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang.
Năm 2004, kênh National Geographic đã làm một bộ phim tài liệu và Dallol đột nhiên trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến. Tuy vậy, không phải ai cũng muốn đến nơi này để du lịch hay sinh sống. Khí hậu ở đây ngày càng khắc nghiệt, rất ít người muốn tiếp cận. Do đó, người ta dự đoán cuộc sống của người dân bản địa ở đây không thể kéo dài trong tương lai. Một nơi cực kỳ khó sống.
Tại Dallol, trước đây ban đêm nhiệt độ có thể giảm đi ít nhiều nên cuộc sống của người dân cũng dễ chịu hơn. Nhưng theo dữ liệu đo được trong 6 năm trước, tháng lạnh nhất ở đây có nhiệt độ từ 24,6 độ đến 36,1 độ, tháng nóng nhất từ 30,4 đến 46,7 độ, thậm chí đỉnh điểm lên tới 49 độ cũng đã từng xuất hiện. Bây giờ dù là ban đêm hay ban ngày thì nhiệt độ cũng không chênh lệch bao nhiêu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Với điều kiện sống ngày càng khắc nghiệt như vậy, không có gì lạ khi Dallol sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một thị trấn ma. Bây giờ nơi này không còn nhiều người ở nữa, trở thành một vùng đất hoang, mặc dù tài nguyên ở đây vẫn còn.
Cảnh quan ở đây thực sự rất đẹp, nhiều người tin rằng nếu đầu tư vào thì du lịch sẽ rất phát triển, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, Ethiopia là một quốc gia nghèo, vì thế sẽ còn rất lâu mới có thể biến nơi này trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Phan Hằng
Theo baogiaothong.vn/QQ
Virus Corona: Thiên đường du lịch Đông Nam Á lên tiếng về tin đồn biến thành "thị trấn ma" Giới chức du lịch đảo Bali của Indonesia lên tiếng trước thông tin đăng tải trên tờ Daily Mail của Anh, rằng hòn đảo du lịch hàng đầu này trở thành "thị trấn ma" vì virus Corona. Du khách có mặt ở Bali hôm 10.2 Theo Jakarta Post, chính phủ Indonesia từ hôm 5.2 đã ngừng tất cả các chuyến bay đến và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất

Cố vấn Tổng thống Putin xác nhận các cuộc đàm phán về đất hiếm với Mỹ

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch

Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine

F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 11: Đau thương bao phủ làng chài, mẹ Hai Thơ qua đời
Phim việt
2 phút trước
Du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm: Lịch trình 'xanh mát' với show pháo hoa cực đỉnh và bãi biển mới toanh hè này
Du lịch
3 phút trước
CSGT chặn bắt ô tô là tang vật vụ án đang lưu thông trên đường
Pháp luật
3 phút trước
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả
Sức khỏe
5 phút trước
Kim Soo Hyun làm 1 việc y chang Park Yoo Chun và Jung Jun Young, liệu có đi theo "vết xe đổ"?
Sao châu á
6 phút trước
Phát hiện loài khủng long kỳ lạ với móng vuốt sắc nhọn
Lạ vui
15 phút trước
Căng: Phát hiện 2 nàng hậu Vbiz bỏ theo dõi nhau, màn đáp trả sau đó ngập "mùi drama"
Sao việt
16 phút trước
Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai
Tin nổi bật
45 phút trước
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
1 giờ trước
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
1 giờ trước