Khi nào đấu thầu nhà đầu tư cao tốc Bắc – Nam?
Dự kiến, bắt đầu từ tháng 10/2018, Bộ GTVT sẽ tiến hành sơ tuyển nhà đầu tư các dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện bằng hình thức đối tác công – tư (PPP).
Dự kiến, công tác sơ tuyển nhà đầu tư các dự án cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP sẽ bắt đầu từ tháng 10/2018 (Trong ảnh: Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) – Ảnh: Tạ Tôn
Sau khi các dự án được phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán sẽ cập nhật hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong khoảng 7 tháng từ tháng 9/2019 – 3/2020.
Đã duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án đầu tư công
Theo thông tin từ Vụ Đối tác công – tư (PPP – Bộ GTVT), hiện 8 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam thực hiện đầu tư theo hình thức PPP đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thiện các thủ tục có liên quan theo quy định như phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đã thỏa thuận với các bộ, ngành và địa phương.
“Bộ GTVT đã hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án theo đúng quy định”, đại diện Vụ PPP cho biết.
Cũng theo Vụ PPP, trên cơ sở kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định mức vốn đầu tư của Nhà nước đối với 3 dự án thành phần (đoạn Mai Sơn – QL45, đoạn QL45 – Nghi Sơn và đoạn Dầu Giây – Phan Thiết) từ ngày 10/7/2018. Chính phủ đã lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan và đang xem xét quyết định mức vốn Nhà nước cho 3 dự án này.
Đối với 5 dự án còn lại (đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Phan Thiết), Bộ GTVT đã hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định mức vốn Nhà nước cho 5 dự án còn lại từ ngày 23/8/2018.
“Sau khi Chính phủ quyết định mức vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án, Bộ GTVT sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án và triển khai các bước tiếp theo theo quy định”, lãnh đạo Vụ PPP thông tin.
Liên quan đến 3 dự án cao tốc Bắc – Nam thực hiện bằng hình thức đầu tư công, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ KH-ĐT cho biết, đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án thành phần đoạn Cao Bồ – Mai Sơn và Cam Lộ – La Sơn, hiện đang triển khai các thủ tục bước thiết kế kỹ thuật theo quy định.
Video đang HOT
Đối với dự án thành phần còn lại là cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu đến nay đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện đang hoàn chỉnh các thủ tục để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án.
“Ban QLDA7 đang chỉ đạo tư vấn hoàn thiện các nội dung trên cơ sở ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị phối hợp. Dự kiến, sẽ báo cáo hội đồng thẩm định và trình lãnh đạo Bộ GTVT xem xét, phê duyệt trong tháng 9/2018″, lãnh đạo Vụ KH-ĐT cho biết.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam sẽ là trục xương sống đường bộ của đất nước. Đồ họa: Nguyễn Tường
Chuẩn bị sơ tuyển nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu từ tháng 9/2019
Đề cập đến lộ trình dự kiến triển khai 8 dự án theo hình thức PPP trong thời gian tới, lãnh đạo Vụ PPP cho biết, ngay sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (dự kiến tháng 9/2018), Bộ GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi, tổ chức khảo sát và lập thiết kế kỹ thuật, dự toán các dự án thành phần. Dự kiến, giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự toán triển khai trong khoảng 11 tháng từ tháng 10/2018 – 8/2019.
Thực hiện song hành với công tác lập thiết kế kỹ thuật, sau khi các dự án được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện hồ sơ mời sơ tuyển và tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư. Dự kiến, giai đoạn sơ tuyển nhà đầu tư triển khai trong khoảng 4 tháng (từ tháng 10/2018 – 01/2019).
“Khi phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ chủ động các thủ tục liên quan đến công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán sẽ cập nhật hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”, đại diện Vụ PPP thông tin và cho biết, dự kiến giai đoạn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai trong khoảng 7 tháng (từ tháng 9/2019 – 3/2020). Thời gian dự kiến khởi công các dự án thành phần theo hình thức PPP khoảng cuối tháng 3/2020 và công tác thi công các dự án trong khoảng 2 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Đối với 3 dự án triển khai theo hình thức đầu tư công, theo nguồn tin của Báo Giao thông, hiện Bộ GTVT đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn để triển khai công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán các dự án. Dự kiến, giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự toán của các dự án thành phần đoạn Cao Bồ – Mai Sơn và đoạn Cam Lộ – La Sơn triển khai trong khoảng 6 tháng (từ tháng 10/2018 – 3/2019), dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu triển khai trong khoảng 7 tháng (từ tháng 10/2018 – 4/2019) đối với gói cầu, đường dẫn và khoảng 10 tháng (từ tháng 10/2018 – 8/2019) đối với gói cầu chính.
Sau khi hoàn thành thiết kế kỹ thuật, Bộ GTVT sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án thành phần đoạn Cao Bồ – Mai Sơn và đoạn Cam Lộ – La Sơn, dự kiến bắt đầu triển khai từ tháng 1/2019, hoàn thành tháng 6/2019. Đối với dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu, dự kiến bắt đầu triển khai trong giai đoạn từ tháng 5/2019 – 9/2019 đối với gói cầu, đường dẫn và từ tháng 9/2019 – 12/2019 đối với gói cầu chính.
Dự kiến, công tác thi công các dự án thành phần đoạn Cao Bồ – Mai Sơn và đoạn Cam Lộ – La Sơn bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019, thi công trong khoảng 2 năm (cơ bản hoàn thành năm 2021); dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu triển khai thi công từ tháng 10/2019 (đối với gói cầu, đường dẫn) và tháng 1/2020 (đối với cầu chính), thời gian thi công cầu chính khoảng 3,5 năm (hoàn thành năm 2023).
Công tác tổ chức đấu thầu các dự án cao tốc Bắc – Namtheo hình thức PPP dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 9/2019(Trong ảnh: Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây). Ảnh: Tạ Tôn
Năm 2019 trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao
Tại cuộc họp mới đây liên quan đến việc đề xuất lựa chọn công nghệ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT cho biết, đến nay, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi giữa kỳ và tháng 10/2018 sẽ báo cáo nghiên cứu cuối kỳ để trình Chính phủ, Quốc hội vào năm 2019.
Trong báo cáo nghiên cứu giữa kỳ, liên danh Tư vấn TEDI – TRICC – TEDISOUTH đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với chiều dài khoảng 1.545km, nối Hà Nội – TP HCM, đi qua 20 tỉnh, thành trên cả nước. Công nghệ phù hợp là công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán và thông tin tín hiệu vô tuyến.
Các tính toán của liên danh tư vấn, với sự kế thừa của các nghiên cứu tư vấn Nhật, Hàn Quốc trước đây cho ra con số suất đầu tư dự án là 38,84 triệu USD/km và tổng mức đầu tư cần khoảng 58,710 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, để làm được toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần nguồn vốn rất lớn, để hoàn thành toàn bộ dự án cần thời gian 20-30 năm. Thế nhưng, khi phân kỳ đầu tư thành các giai đoạn, đất nước sẽ xây dựng được tuyến đường sắt này. “Muốn có dự án đường sắt tốc độ cao trong tương lai, chúng ta phải có hành động khởi đầu, dự án phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Số tiền đầu tư được dự án là rất lớn, nhưng nếu chúng ta phân kỳ đầu tư, chẳng hạn mỗi nhiệm kỳ Quốc hội dành cho tuyến đường sắt này nguồn vốn 10 tỷ USD, thì trong 5-7 kỳ Quốc hội chúng ta sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặt vấn đề.
Liên quan đến phân kỳ đầu tư, trong nghiên cứu tiền khả thi giữa kỳ, căn cứ chiến lược phát triển GTVT đường sắt đã được phê duyệt, tư vấn đề xuất phân kỳ ưu tiên trước 2 chặng Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP HCM, với nhu cầu vốn là 24,662 tỷ USD.
Trong đó, một số phương án huy động vốn cho giai đoạn I gồm: Phương án 1 từ ngân sách (tiết kiệm ngân sách cho đầu tư tương đương 0,7% GDP/năm, từ 2020-2030 (bằng 24,7 tỷ USD). Phương án 2, ngân sách và ODA (tiết kiệm ngân sách tương đương 0,3% GDP/năm, từ 2020-2030 (bằng 10,7 tỷ USD) và vay ODA phần còn lại (14 tỷ USD) còn lại trong giai đoạn 2025-2030). Phương án 3, ngân sách, ODA và BOT (tư nhân) (tiết kiệm ngân sách 0,3% GPD/năm, từ 2020-2030 (bằng 10,7 tỷ USD), vay ODA 13 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2030, nhà đầu tư BOT 1 tỷ USD ( mua sắm đoàn tàu, vận hành khai thác).
Phương án huy động vốn sơ bộ từ các nguồn: Vốn trong nước, vốn vay ODA, vốn của doanh nghiệp, tư nhân (PPP); vốn thu từ quỹ đất. Tư vấn đề xuất nghiên cứu các cơ chế tài chính theo hướng: Nhà nước cấp phát đối với kết cấu hạ tầng; Ngân sách Nhà nước cấp phát kết hợp với xã hội hóa thông qua khai thác quỹ đất và dịch vụ tại các ga đô thị lớn. Xã hội hóa đầu tư hoặc doanh nghiệp vay lại để đầu tư phương tiện, đầu máy toa xe.
Huy Lộc
Đình Quang
Theo baogiaothong
Lễ đấu thầu dự án 224 tỷ đồng của huyện Hoằng Hóa được đánh giá tốt
Ngày 19.5, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức lễ đóng thầu và mở hồ sơ lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Thịnh - Đông (huyện Hoằng Hóa) giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (BT).
Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Thắng, Hoằng Lưu, Hoằng Đông và Hoằng Phụ của huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa).
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến là 224,609 tỷ đồng, chiều dài của tuyến đường là 11 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Thời gian thực hiện là từ năm 2018 đến năm 2020. Theo phương án tài chính, để hoàn vốn đầu tư, nhà đầu tư trúng thầu sẽ được thanh toán bằng 19 khu đất với tổng diện tích khoảng 29 ha.
Phóng viên ghi nhận, thời điểm đóng thầu là 9h00 phút ngày 19.5, mở thầu 10h00 phút ngày 19.5.
Lễ mở sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: Hữu Dụng
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Hoằng Hóa, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tuấn Linh, Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông thủy lợi Tuấn Hùng là đơn vị chuẩn bị dự án.
Tại buổi lễ, ông Hoàng Ngọc Dự - Trưởng Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tóm tắt toàn bộ quá trình thực hiện từ khi có chủ trương của UBND huyện đến thời điểm đóng thầu bước vào sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Bên mời thầu đã tuân thủ các quy định của pháp luật; việc đăng tải thông tin mời sơ tuyển được tiến hành trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đảm bảo tính công khai theo quy định.
Đơn vị tư vấn đấu thầu đã tiến hành thực hiện các thủ tục đóng thầu và mở hồ sơ dự sơ tuyển theo đúng trình tự và quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, tính đến trước thời điểm đóng thầu (09 giờ 00 phút ngày 19.5.2018) có 3 nhà đầu tư đã tiến mua hồ sơ mời sơ tuyển và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; hồ sơ dự sơ tuyển đã được mở công khai tại buổi lễ và sẽ được đánh giá theo quy định.
Buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp, được thực hiện công khai và minh bạch theo đúng các quy định của pháp luật.
Theo Danviet
"Cấm cửa" nhà đầu tư yếu kém làm cao tốc Bắc - Nam Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, trong đó nhiều quy định siết chặt năng lực của các nhà đầu tư, nhất là năng lực về tài chính nhằm loại bỏ nhà đầu tư yếu kém. Vốn chủ sở...