Khi nào Đà Nẵng khởi công dự án 190 tỷ cải tạo trục Ngô Quyền-Ngũ Hành Sơn?
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo trục Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn với tổng kinh phí gần 190 tỷ đồng dự kiến khởi công vào quý III/2020.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết dự kiến khởi công dự án cải tạo trục Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn trong quý III/2020
Tại phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng diễn ra sáng nay (8/7), ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ để khởi công Dự án cải tạo đường Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn (đoạn từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Hồ Xuân Hương). Dự án này gồm 2 phân đoạn.
Phân đoạn 1 từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà), UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, hạng mục nền mặt đường và tổ chức giao thông. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án hiện nay đang thẩm định hạng mục di dời cây xanh, đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến khởi công dự án trong quý III/2020. Thời gian thi công 12 tháng.
“Việc triển khai dự án chậm so với dự kiến (tháng 6/2020) do tiến hành các thủ tục đấu thầu, lựa chọn các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế, bản vẽ thi công… Công trình gồm nhiều hạng mục khác nhau do nhiều Sở thẩm định như: nền mặt đường, tổ chức giao thông, hệ thống điện, di dời hạ tầng ngầm… đồng thời phải cập nhật lại dự toán công trình theo quy định tại Nghị định 68/2019 và các thông tư của Bộ Xây dựng”, ông Minh cho hay.
Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết thêm, phân đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Hồ Xuân Hương (địa bàn quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) được thực hiện trong dự án Phát triển bền vững của thành phố, do Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố điều hành, nhằm đảm bảo đồng bộ triển khai cải tạo các nút trên tuyến buýt chất lượng cao.
CSGT xử lý vi phạm đối với các xe đầu kéo lưu thông trên trục Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn
“Gói thầu này hiện nay đã có nhà thầu thi công, hiện nay Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố đang điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho phù hợp với việc chuyển tuyến buýt BRT sang tuyến buýt chất lượng cao và sẽ triển khai thi công đồng bộ với đoạn đường phân đoạn 1″, ông Minh nói.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo đường Ngô Quyền và đường Ngũ Hành Sơn với tổng kinh phí gần 190 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2019 – 2022. Công trình có điểm đầu bắt đầu tại nút Nguyễn Phan Vinh – Bùi Quốc Hưng đến điểm cuối nút Hồ Xuân Hương – cầu Tiên Sơn với tổng chiều dài 7,84km.
Video đang HOT
Theo phê duyệt, toàn bộ phân cách biên hiện trạng sẽ được tháo dỡ, thảm bê tông nhựa phần mặt đường mở rộng để tăng bề rộng đường gom từ 5,5m lên 7,5m, bố trí dải phân cách biên mới bằng cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép, hạ ngầm các hố ga hiện trạng trên dải phân cách biên, di dời hệ thống điện, chiếu sáng và các công trình hạ tầng khác.
Đáng chú ý, trục đường này sẽ được tổ chức giao thông trên đường chính, phân 3 làn xe dành cho xe ô tô các loại lưu thông. Trên đường gom phân 2 làn xe dành cho xe mô tô, xe máy, xe thô sơ và xe ô tô có kích thước nhỏ lưu thông.
Tại các nút giao, sẽ tiến hành tháo dỡ, cải tạo đảo trung tâm và các đảo dẫn hướng; thu hẹp dải phân cách giữa đường Ngô Quyền để mở rộng mặt đường bố trí làn rẽ trái. Thu hẹp vỉa hè và mở rộng mặt đường Ngô Quyền để bố trí làn rẽ phải trên đường gom. Hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị đầy đủ, các vị trí giao cắt trên tuyến được bố trí đèn tín hiệu giao thông…
Chuyên gia hiến kế trồng cây xanh ở Đà Nẵng
Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài quản lý tốt quy hoạch, thành phố nên đưa ra yêu cầu trồng cây xong mới được bán đất nền, trồng cây đặc trưng.
Dù đã có nhiều đề án trong những năm qua, Đà Nẵng vẫn không thoát khỏi tình trạng chung của các đô thị lớn là tỷ lệ cây xanh đô thị không đạt tiêu chuẩn 8-9 m2/người. Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết thời gian đến thành phố cần tập trung mọi nguồn lực để tăng nhanh độ phủ xanh đô thị, nhất là cây xanh sử dụng công cộng.
Giải pháp được đưa ra là nhanh chóng đầu tư các công viên đã được phê duyệt, như công viên Bách thú - bách thảo quy mô hơn 200 ha tại xã Hòa Phú (huyện Hoà Vang); công viên văn hoá tâm linh Ngũ Hành Sơn; kiên trì quan điểm sử dụng các khu đất ven biển đã thu hồi để đầu tư công viên.
Thêm vào đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng sẽ yêu cầu các chủ đầu tư, cơ quan chuyên ngành phải đảm bảo bố trí đủ diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khi thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500; rà soát, đánh giá hiện trạng đất cây xanh sử dụng hạn chế tại các trường học, bệnh viện, cơ quan công sở để xem xét đưa vào cây xanh công cộng...
Một góc đô thị Đà Nẵng ở quận Hải Châu và Sơn Trà cho thấy không có nhiều diện tích cho cây xanh đô thị. Ảnh: Thanh Hiếu.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói, Đà Nẵng đang gặp khó khăn khi cải thiện tỷ lệ cây xanh, bởi dân số sẽ tăng cao nhưng quỹ đất phát triển không gian đô thị không còn nhiều. Cùng với các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, thành phố biển trong tương lai "còn tệ hơn nữa" vì nhiều dự án đô thị mới đang tiếp tục đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên theo ông Sơn, Đà Nẵng với quy mô đô thị nhỏ nên còn có cơ hội khắc phục. Trong đó, thay vì xây dựng đô thị ở những khu vực quá sát với rừng Sơn Trà và danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố nên sử dụng một quỹ đất ở vùng đệm để tạo thành "vành đại xanh".
Ven sông Hàn và sông Cu Đê cũng nên tính toán diện tích cây xanh, vườn dạo, thay vì việc cho phép xây dựng những toà nhà cao tầng. Trong quy hoạch hiện tại, thành phố có nhiều tuyến đường nối ra biển theo hướng Đông - Tây. Do đó KTS Sơn đề xuất nên bổ sung cây xanh phù hợp với hướng nắng.
"Cây xanh không chỉ giúp điều hoà khí hậu mà còn hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, gia tăng trữ lượng nước ngầm trong tình huống Đà Nẵng đang ngày càng bị xâm nhập mặn. Thành phố chọn hướng phải triển bền vững thì không được bỏ qua việc đảm bảo tiêu chuẩn về cây xanh", ông nói.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngoài ra, KTS Sơn cho rằng khi phê quyệt quy hoạch các dự án, cơ quan chức năng thành phố phải kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư làm xong hạ tầng gồm đường, hệ thống ngầm, cây xanh, công viên mới được bán dự án. Tránh tình trạng nhiều dự án quy hoạch không bám thực tế, hoặc để cây xanh làm sau cùng nhưng thực chất là điều chỉnh để phân lô, bán nền.
"Trong xu hướng phát triển, các nhà đầu tư hướng theo lợi nhuận thì sẽ tập trung vào những dự án nhà ở, bán lấy tiền trước. Tôi cũng đã nhiều lần góp ý và đến nay TP HCM đã ra quyết định là yêu cầu chủ đầu tư các khu đô thị mới phải xây dựng hạ tầng song song với xây dựng dự án. Đà Nẵng cũng có thể áp dụng", ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Thành Tiến - Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng, cũng cho rằng chính quyền thành phố nên rà soát lại quy hoạch, trong đó trú trọng vào khu vực trung tâm. Khi tái thiết lại không gian đô thị, phải kiên quyết ưu tiên cho diện tích cây xanh mới mong đạt được tiêu chuẩn đã được Bộ Xây dựng thẩm định.
Theo ý tưởng của ông Tiến, thành phố nên tận dụng ngay diện tích đất rẻo, đất chưa sử dụng để trồng cây xanh, có như thế mới nhanh chóng tăng khoảng xanh đô thị. Thêm vào đó, việc xã hội hoá cây xanh cần phải có chiến lược rõ ràng, tiếp cận đa chiều, tạo ra sự hưởng ứng thực sự từ người dân và du khách.
"Du lịch thành phố có thể đón 7 - 8 triệu lượt khách, nếu có khu vực quy hoạch cho trồng cây xanh, thì việc vận động một du khách trồng một cây xanh không phải là điều khó khăn. Nhiều năm sau nữa, có thể họ quay lại Đà Nẵng với lý do đơn giản là muốn biết cây xanh mình trồng đã lớn như thế nào", ông Tiến nói.
Tuyến đường Hoàng Hoa Thám thưa vắng cây xanh bóng mát. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Thành phố cũng nên hình thành những tuyến phố có cây xanh đặc trưng ở khu vực trung tâm, nhằm tạo điểm nhấn và thu hút người dân địa phương cũng như du khách. Như nhắc đến Hải Phòng người ta nghĩ ngay đến thành phố hoa phượng, cố đô Huế là bằng lăng tím. Ở Đà Nẵng thì chưa trồng được loài hoa đặc thù", ông nói.
Ông Tiến cũng mạnh dạn đề xuất thành phố nên giao Công ty công viên - cây xanh về cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, vì thành phố là đô thị loại 1, tỷ lệ đất nông nghiệp ít. Ngành xây dựng quá nhiều việc. Trong khi ngành nông nghiệp có chuyên gia về lâm nghiệp để tư vấn và trồng cây xanh tốt hơn.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, nói có một thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương, không riêng gì Đà Nẵng, là "cứ thấy cây nào dễ thì trồng". Hà Nội đã từng sai lầm khi trồng hoa sữa là một ví dụ. Điều này cho thấy năng lực của đơn vị trực tiếp trồng, quản lý cây xanh.
"Mỗi địa phương đều có đặc thù riêng. Nếu thành phố Đà Nẵng muốn chỉnh trang lại cây xanh đô thị theo hương bền vững, có đặc thù riêng thì quan trọng nhất là phải mời được chuyên gia về lâm nghiệp, có năng lực thực sự, để tư vấn những loại cây phù hợp nhất với thổ nhưỡng, khí hậu, cảnh quan đô thị", ông Nghĩa nói.
Từ năm 2018 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã quy hoạch bổ sung thêm hơn 22 ha trồng cây xanh, vườn dạo, công viên để cải thiện chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị. Trong đó gồm 5 lối xuống biển xen kẽ tại các dự án khu resort nghỉ dưỡng ven biển Ngũ Hành Sơn; xây dựng 4 khu công viên ven biển và một công viên tại quận Hải Châu, từ việc thu hồi các dự án.
Tháo gỡ vướng mắc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai trên đường Hồ Chí Minh Đơn vị quản lý đường Hồ Chí Minh đã làm việc với ngành chức năng tỉnh Cà Mau và chủ đầu tư để gỡ vướng việc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai. Ông Phạm Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB IV.6 (bìa trái) cùng với ngành chức năng tỉnh Cà Mau tháo gỡ vướng mắc trong việc đấu nối...