Khi nào Covid-19 được coi là bệnh đặc hữu?
Đại dịch chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu khi các con số liên quan thấp, người bệnh nhân được sự chăm sóc cần thiết.
Mỹ đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phản ứng của chính phủ đối với đại dịch Covid-19 khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố: “Covid-19 không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta”.
Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nhập viện, trở nặng. Ảnh minh họa: Publichealthmdc
Tháng 3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch toàn cầu do sự lây lan nhanh chóng của Covid-19.
Nhiều chuyên gia tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ bị diệt trừ. Đến một lúc nào đó, thế giới sẽ chuyển đổi từ “đại dịch” sang giai đoạn “bệnh đặc hữu”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa bệnh đặc hữu “là sự hiện diện thường xuyên của một căn bệnh hoặc tác nhân truyền nhiễm trong một cộng đồng tại một khu vực địa lý”.
Đại dịch là một loại bệnh dịch lan rộng, nhanh chóng với các ca bệnh gia tăng theo cấp số nhân trên một khu vực rộng lớn.
Trong khi đó, bệnh đặc hữu thường xuyên xuất hiện và có tốc độ lây lan khá dễ đoán. Khả năng dự đoán đó cho phép hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ chuẩn bị, thích ứng, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng.
Nhân viên y tế tiêm phòng cho sinh viên tại New Orleans (Mỹ)
Tiến sĩ Daniel McQuillen, Chủ tịch Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Mỹ, giải thích, để một đại dịch chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu cần có một nền tảng nhất định.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa dù một số người vẫn sẽ nhiễm bệnh nhưng đó sẽ không phải là một con số cao quá mức với những hậu quả nặng nề khiến công chúng, hệ thống bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ bị quá tải.
Cúm mùa là một ví dụ về virus đặc hữu. Cúm H1N1 từng gây ra đại dịch lây lan qua nhiều biến thể, như cúm Tây Ban Nha năm 1918 và cúm lợn năm 2009. Các biến thể này hiện là một phần của virus đường hô hấp mà chúng ta thường gặp.
Tiến sĩ Paul Goepfert, Đại học Alabama, nhận định: “Không có một quy tắc đơn giản, cứng nhắc nào cho thấy thời điểm đại dịch trở thành bệnh đặc hữu”.
Khi chưa biết liệu sắp có một biến thể khác và đoán định được loại hình bệnh, vẫn còn quá sớm để biết tình hình bệnh dịch ở một quốc gia đã đạt đến giai đoạn bệnh đặc hữu chưa.
Đó là lý do nhiều người Mỹ lo ngại còn quá sớm để bỏ các quy định về khẩu trạng. Tình trạng lây nhiễm còn nhiều, trẻ nhỏ và những người bị suy giảm miễn dịch vẫn dễ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, Tiến sĩ McQuillen cho biết, các hướng dẫn mới của CDC là sự thay đổi hợp lý.
“Chúng ta sẽ chuyển từ việc cố gắng ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh chuyển sang đối phó với ngăn ngừa bệnh nặng và làm thế nào để hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải, tránh ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường khác”, Tiến sĩ McQuillen nói.
“Tôi nghĩ hướng dẫn mới của CDC phản ánh cách ứng phó với đại dịch cần phải linh hoạt”, Tiến sĩ Natasha Chida, Đại học Johns Hopkins, đánh giá.
Vị chuyên gia cho rằng đại dịch không phải là một yếu tố tĩnh. Công suất bệnh viện ở một số nơi còn yếu, vì vậy sẽ rất vất vả để xử lý các các ca bệnh gia tăng do đó sẽ có lợi từ việc đeo khẩu trang. Nhưng khi các con số liên quan tới Covid-19 thấp, chúng ta có thể có một cuộc sống bình thường.
Khẩu trang phát miễn phí tại siêu thị ở Mỹ
Bất chấp các hướng dẫn mới, nhiều chuyên gia do dự khi đánh giá Mỹ đã bước vào giai đoạn bệnh đặc hữu hay chưa, vì chỉ thời gian mới cho thấy liệu một biến thể mới có xuất hiện và gây ra biến động tương tự hay không.
“Giai đoạn bệnh đặc hữu là khi bạn nhìn thấy những con số liên tục thấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể kiểm soát và mọi người nhận được sự chăm sóc cần thiết”, Tiến sĩ Chida nói.
Để chuẩn bị và ngăn chặn một làn sóng khác, các chuyên gia McQuillen, Goepfert và Chida đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn cho các sáng kiến y tế cộng đồng. Trong đó bao gồm việc phân phối vắc xin công bằng trên toàn cầu, tăng cường cung cấp các phương pháp điều trị và thử nghiệm.
Người phụ nữ tóc rụng như trút, ám ảnh đến muốn chết dù đã khỏi Covid-19
Dù đã có kết quả âm tính với Covid-19, 2 người trong gia đình có 5 F0 tại TPHCM thường xuyên bị ám ảnh, thậm chí nghĩ đến cái chết.
Ngày 8/11, chị M. (SN 1974, ngụ TPHCM) liên hệ phóng viên Dân trí với mong muốn được giới thiệu bác sĩ hỗ trợ, khi sức khỏe có nhiều chuyển biến tiêu cực.
"Giống như người chết" sau khi khỏi Covid-19
Tháng 8 vừa qua, cả nhà 5 người của chị M. phát hiện mắc Covid-19. Sau khi được thông báo, trạm y tế địa phương đã đến kiểm tra tình trạng và xác định họ có thể điều trị tại nhà.
Gia đình chị M. được cấp các túi thuốc A, B và theo dõi sức khỏe hơn 10 ngày thì lần lượt các thành viên có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 11/9, chị M. được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian giám sát, cách ly kiểm dịch y tế.
Trên lý thuyết đã khỏi Covid-19 nhưng chị M. vẫn cảm giác mỏi mệt, bủn rủn tay chân, đầu óc không tỉnh táo. Gần đây, tóc chị liên tục rụng nhiều mảng lớn, vùng trên trán hói chỉ trong vài ngày. Đặc biệt, mỗi khi ngủ chị thường gặp ác mộng, thấy mình chịu đau đớn trên giường bệnh, đến nỗi nghĩ đến cái chết.
Tóc chị M. rụng từng búi lớn chỉ trong vài ngày (Ảnh: NVCC).
Vốn có tiền sử bệnh tim mạch, chị M. sau đó đến một bệnh viện đã điều trị nhiều năm kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ tại đây cho biết cần phải theo dõi thêm để đánh giá cụ thể tình trạng, nên chỉ kê thuốc trị tim mạch, rối loạn chuyển hóa protein, đái tháo đường cho người phụ nữ này.
Thành viên thứ hai trong gia đình 5 F0 là anh L.H.P. (em chồng chị M.) cho biết cũng bị đau nhức tay chân, sức khỏe suy yếu và hay gặp ảo giác sau khi đã khỏi bệnh.
"Nó (anh P.) nhiều lần nói với tôi là em thấy mệt quá, sao em giống như người chết quá chị ơi. Không biết phải làm thế nào" - chị M. chia sẻ.
Ám ảnh tâm lý "hậu Covid-19"
Sau khi thăm khám và khai thác các triệu chứng của chị M., bác sĩ Lê Duy, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ và stress cho biết, chị M. có dấu hiệu rối loạn tâm thần.
Ác mộng mà chị M. gặp phải, xuất phát từ việc suy nghĩ gắn liền với cảm xúc sợ hãi mạnh mẽ ban ngày. Nếu bệnh nhân Covid-19 không được chăm sóc y tế kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thúc đẩy sự hoảng sợ tăng cao.
"Hướng giải quyết là tư vấn sức khỏe để chị M. an tâm, được trấn an, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ dưỡng chất để thúc đẩy sự hồi phục về cơ thể. Về vấn đề rụng tóc, chị M. cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xử trí " - bác sĩ nói.
Bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng hậu Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: BSCC).
Theo bác sĩ Duy, biểu hiện tâm lý chung của bệnh nhân "hậu Covid-19" là sợ hãi đám đông. Đây không nhất thiết là triệu chứng bệnh, mà do những ấn tượng và nhận thức về Covid-19, tạo ra phản xạ chung trong sinh hoạt hiện tại. Diễn tiến sự mất ngủ và ám ảnh của bệnh nhân trên dù vẫn còn, nhưng đã thuyên giảm sau 2 tháng và không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt của chị.
Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn khi triệu chứng mất ngủ, lo âu, sợ hãi, ám ảnh diễn ra thường xuyên, không thuyên giảm, có chiều hướng gia tăng, làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề. Với những trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần - tâm lý để được điều trị kịp thời.
Theo thống kê được công bố tại hội thảo trực tuyến "Phục hồi chức năng hậu Covid-19" diễn ra tại TPHCM vào tháng 10, có 30-40% những người sống sót sau nhiễm bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi khoa hồi sức tích cực (ICU) được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.
Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư Nam bệnh nhân 37 tuổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn. Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu máu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh...