Khi nào công an được quyền khám xét chỗ ở của công dân?
Bạn tôi có chứa chấp tài sản một vụ trộm cắp nên bị công an đến nhà đọc lệnh khám xét và yêu cầu bạn phải đưa ra những tài sản, tang vật kia nghi là giấu trong nhà.
Bạn tôi không tự nguyện chấp hành và cũng không đồng ý việc khám nhưng vẫn bị lực lượng thi hành công vụ tự ý vào nhà khám xét. Xin hỏi khi nào thì công an được quyền khám xét chỗ ở của công dân? (Anh Đỗ Vững, 45 tuổi ở Hải Phòng).
Hình minh họa
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, căn cứ việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định như sau: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án… Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”.
Trình tự, thủ tục khám xét được thực hiện theo quy định tại Điều 195 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
Video đang HOT
- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
- Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định vừa trích dẫn ở trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân mà không cần phải được sự đồng ý hay hợp tác của công dân đó. Việc khám xét phải tuân theo quy định của luật tố tụng hình sự hiện hành; thẩm quyền ra lệnh khám xét quy tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quỳnh Lưu
Theo baophapluat
Vụ đổi 100USD phạt 90 triệu: Tránh thông tin sai sự thật, suy diễn
Để tránh tình trạng thông tin sai sự thật, suy diễn thiếu cơ sở làm phức tạp thêm tình hình, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.Cần Thơ sẽ thông tin chính thức về vụ "đổi 100USD bị phạt 90 triệu đồng" trong hội nghị giao ban báo chí.
Sáng nay (30.10), Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10.2018.
Tại hội nghị, liên quan đến vụ anh thợ điện Nguyễn Cà Rê (ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) bị xử phạt 90 triệu đồng do đổi 100USD lấy gần 2,3 triệu đồng tại tiệm vàng của Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (tiệm vàng Thảo Lực, tại quận Ninh Kiều), theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, vụ việc đã gây lo lắng trong dư luận về kết quả xử lý vi phạm hành chính.
Quang cảnh hội nghị giao ban báo chí.
Còn theo Sở TT&TT TP.Cần Thơ, trong những ngày qua, 47 cơ quan báo, đài đã đăng tải gần 280 tin, bài về vụ "đổi 100USD bị phạt 90 triệu đồng". Nhằm tránh tình trạng thông tin sai sự thật, suy diễn thiếu cơ sở làm phức tạp thêm tình hình, Sở TT&TT TP.Cần Thơ sẽ thông tin chính thức tại hội nghị này.
Trước đó, ngày 30.1, anh Rê đem 100USD đến tiệm vàng Thảo Lực để đổi ra tiền Việt. Khi vừa nhận số tiền Việt gần 2,3 triệu đồng và ra khỏi tiệm vàng, anh đã bị lực lượng chức năng giữ lại, lập biên bản và tịch thu số tiền.
Đến ngày 4.9, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ ký quyết định xử phạt hành chính anh Rê 90 triệu đồng. Còn tiệm vàng Thảo Lực bị phạt 70 triệu đồng vì hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 15 triệu đồng vì hành vi sản xuất hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định; 30 triệu đồng vì hành vi sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Anh Nguyễn Cà Rê.
Hình thức phạt bổ sung đối với tiệm vàng này là bị tịch thu 100USD, 20 viên kim cương và 19.910 viên đá hột nhân tạo có giá trị gần 550 triệu đồng.
Sau khi báo chí thông tin về vụ việc, dư luận cho rằng, việc xử phạt anh Rê là chưa hợp lý. Quá trình khám xét, xử lý sai phạm tại tiệm vàng Thảo Lực còn một số vướng mắc phải làm rõ.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý của việc UBND TP.Cần Thơ phạt anh Rê 90 triệu đồng và có kiến nghị cần thiết, phù hợp, sau đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10.
Theo Danviet
Đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Tiệm vàng từng bị khám xét Tiệm vàng Thảo Lực (Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực) từng bị cơ quan chức năng khám xét vào giữa năm 2017. Liên quan đến vụ người thợ điện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, tiệm vàng tiệm vàng Thảo Lực (Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực)...