Khi nào con gái nên chủ động nói lời chia tay?
Khi yêu ai cũng mong ước được bên nhau suốt đời, gắn bó với nhau. Nhưng tình yêu cũng đơn thuần như những tình cảm khác, có yêu, có ghét, có ghen tuông, có giận hờn và cũng có cãi vã… Tình yêu là thứ tình cảm khó nắm bắt nhất, nay nói yêu ngày mai nói lời chia tay cũng là điều dễ hiểu…
Khi nào con gái nên chủ động nói lời chia tay
1. Ở bên nhau nhưng không còn cảm giác
Những người yêu nhau luôn tồn tại thứ cảm giác nhớ nhung, ngay cả khi ở bên cạnh nhau vẫn thấy nhớ nhau. Nhưng nếu hai người yêu nhau nhưng không còn cảm giác mỗi khi ở bên nhau, tình yêu trở nên mờ nhạt, thậm chí hai người không còn quan tâm đến nhau, không cần biết người ấy đang làm gì, đi với ai… lúc đó tình yêu chỉ còn dừng lại ở thói quen. Có rất nhiều người hiểu nhầm giữa yêu và yêu như một thói quen. Hãy kết thúc cuộc tình này nếu tình yêu giữa hai người chỉ còn là ý thức cần nhau như một thói quen khó bỏ, và đã hết cảm giác nhớ nhung nhau.
Hãy nói lời chia tay khi không còn cảm giác với nhau (Ảnh minh họa)
2. Đã chia tay rất nhiều lần trước đó
Video đang HOT
Khi yêu ai cũng mong ước được bên nhau suốt đời, gắn bó với nhau. Nhưng tình yêu cũng đơn thuần như những tình cảm khác, có yêu, có ghét, có ghen tuông, có giận hờn, và cũng có cãi vã… Tình yêu là thứ tình cảm khó nắm bắt nhất, nay nói yêu ngày mai nói lời chia tay cũng là điều dễ hiểu. Hơn thế lý do để một trong hai người nói ra lời chia tay thì có vô vàn, nhưng tất cả những lý do dù đúng hay sai thì cũng chỉ là ngụy biện, chỉ là cái cớ để mong tìm đến sự giải thoát cho nhau.
Có những đôi khi yêu nhau chỉ cần một lần nói ra lời chia tay sẽ mãi mãi không gặp lại. Nhưng cũng có không ít những cặp đôi nói chia tay nhau đến cả trăm vạn lần vẫn không thể dứt bỏ được nhau. Họ cố gắng níu kéo nhau, cố gắng ràng buộc nhau, và rồi lại làm khổ nhau bằng những phút giây đau khổ sau những rạn nứt trước đó.
Nếu đã chia tay được nhiều lần thì sự chia tay này vẫn có thể tiếp diễn liên tục, liệu bạn có đủ can đảm để chấp nhận một tình cảm như thế hay không? Nếu bạn tin tưởng rằng cả hai có thể cùng nhau đi đến cuối con đường, thì trừ khi hai bạn thật sự thấu hiểu nhau, biết hết tính cách của nhau và thông cảm cho nhau. Đừng để lời chia tay nói ra quá dễ dàng, nếu cảm thấy tình yêu chỉ như trò đùa thích thì nói yêu, không thích thì nói chia tay thì hãy nên dừng lại để suy nghĩ kỹ hơn về mối tình này.
Nếu đã chia tay được nhiều lần thì sự chia tay này vẫn có thể tiếp diễn liên tục (Ảnh minh họa)
2. Cảm thấy không hạnh phúc
Có người từng nói tình yêu là sự gắn bó thủy chung, là ý thức trách nhiệm. Nếu không yêu hoặc không thể gánh vác trách nhiệm vậy thì đừng dễ dàng mở cửa trái tim mình. Khi yêu nếu mỗi ngày bạn đều cảm thấy tình yêu giống như một gánh nặng, khiến bạn luôn u sầu, và không còn cảm giác hạnh phúc nữa thì nên nói ra lời chia tay. Tình yêu là thứ tình cảm không thể miễn cưỡng.
Tình yêu là thứ tình cảm không thể miễn cưỡng (Ảnh minh họa)
3. Đau khổ vì nhau
Nếu tình cảm quá khập khiễng, một người cố xây dựng vun đắp, trong khi người kia chẳng quan tâm đến, thì đó không gọi là tình yêu, mà chỉ là tình cảm xuất phát từ một phía. Con gái thường yếu mềm, nhưng lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là người mạnh mẽ, luôn tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra đêm nào cũng ướt đẫm nước mắt.
Khi cố gắng yêu một người, dành trọn trái tim cho một người nhưng người ấy lại vì ích kỷ không yêu nhưng lại muốn nhận được tình yêu từ người khác thì cuộc tình này tốt nhất nên sớm chấm dứt. Đương nhiên nếu muốn trái tim bớt đau thì trong trường hợp này con gái nên chủ động nói lời chia tay để dứt khoát một mối tình na ná “tình đơn phương”.
Theo Blogtamsu
Cách tính lương hưu đối với quân nhân, công an nhân dân đã chuyển ngành
Tôi tại ngũ được 15 năm thì chuyển ngành sang đơn vị hành chính sự nghiệp. Sắp tới tôi được nghỉ hưu nên đang băn khoăn không biết cơ sở tính lương hưu cho tôi như thế nào, theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ khi là quân nhân hay mức lương hiện nay?
Đặng Thiết Hùng (huyện Thạch Thất)
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 34 Nghị định 153/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân:
"7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 điều này;
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a, điểm b khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu". Ban Bạn đọc
Theo_Hà Nội Mới
Chồng gầy quá có yếu "chuyện ấy"? Chồng chưa cưới của tôi khá gầy ốm. Có nhiều "ý kiến" nhắc khéo tôi về chuyện ốm sẽ "yếu". Dù coi như chuyện ngoài tai nhưng tôi cũng có chút lấn cấn.... Ảnh minh họa Xin nói ngay không có "quy đổi" tuyệt đối nào giữa hình thể và khả năng tình dục. Hơn nữa, nó còn là bài toán phức với...