Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên chườm, thời gian chườm bao lâu…
Cấp tính chườm lạnh, mạn tính chườm nóng
BS Đinh Quang Thanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, chườm là ứng dụng nhiệt trị liệu. Khi nào chườm lạnh, khi nào chườm nóng phải tùy vào cơ chế, tác dụng của từng trường hợp.
Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương cấp tính, điển hình là các chấn thương phần mềm, bong gân (giãn dây chằng, đứt dây chằng) thường gặp trong chấn thương thể thao… Khi chấn thương gây nên đứt hoặc rách dây chằng thì nhiệt độ lạnh có tác dụng co mạch làm giảm nhẹ bớt tình trạng chảy máu tại chỗ bị chấn thương (giảm xuất huyết), làm giảm dịch tiết tại chỗ nên sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau.
Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp oxy cho các mô, tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới máu cho vùng chấn thương, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Do đó, chườm nóng được dùng trong những trường hợp bệnh lý sưng đau mạn tính.
Chườm nóng có hai loại là chườm nóng ướt và chườm nóng khô. Chườm nóng ướt là dùng khăn hoặc gạc thấm ngâm vào nước nóng rồi chườm trực tiếp lên chỗ đau. Chườm nóng khô là dùng nguồn nhiệt tác động lên vùng cần chườm như hơi ấm của than, nước ấm đựng trong chai, trong túi, gạch nóng… Chườm nóng khô sức thấm không sâu nên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơn đau dạ dày, đau phần mềm hoặc đau do các bệnh cơ xương khớp.
Video đang HOT
Chườm đúng mới có tác dụng
BS Đinh Quang Thanh lưu ý, không áp dụng chườm nóng cho một số trường hợp viêm cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các bệnh nhiễm khuẩn có mủ; các trường hợp đang sốt cao, đang chảy máu; các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định; các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân; bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang có bệnh ngoài da… Không nên áp dụng chườm lạnh cho những người già yếu, thân nhiệt thấp.
Kỹ thuật và thời gian chườm cũng quyết định hiệu quả. Với những trường hợp chấn thương cấp tính, chườm lạnh chỉ có tác dụng trong hai-ba giờ đầu, nếu trễ quá không còn tác dụng. Chấn thương nhẹ, phù ít, rướm máu ít thì chỉ cần chườm từ 24-48 giờ là đủ, mỗi đợt kéo dài từ 15-20 phút. Nếu chấn thương nặng, có thể chườm tiếp từ 48-72 giờ tiếp theo, khoảng cách giữa hai đợt từ 120-180 phút.
Kỹ thuật chườm nóng đòi hỏi cao hơn chườm lạnh vì không ít trường hợp đã bị bỏng do túi chườm. Khi tiến hành chườm nóng khô cần phải có nhiệt kế đo nhiệt độ của nước để điều chỉnh nhiệt độ đúng chỉ định, tốt nhất chỉ từ 50-60oC. Cần theo dõi vùng da chườm để tránh bị bỏng rát. Thời gian chườm từ 20-40 phút. Nếu cần thì nghỉ hai-ba giờ sau chườm lại vì chườm quá lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Với chườm nóng ướt, dung dịch chườm có thể là nước thường, cồn boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu… Nhiệt độ dung dịch chườm từ 40-50oC, có thể đun cách thủy. Để giữ được nhiệt độ của miếng chườm lâu, có thể phủ thêm bên ngoài một tấm ni lông hoặc vải dày.
Theo VNE
Đừng để cơ thể kêu cứu vì... "nóng".
Có bao giờ một sáng thức dậy, bạn đột nhiên gặp phải "cơn ác mộng" khi thấy vẻ thiếu sắc, mệt mỏi của mình trước gương? Hay những ngày liên miên chịu đựng cảm giác mệt mỏi, chóng mặt và tim đập nhanh hơn bình thường? Rất có thể đó là lời kêu cứu của cơ thể khi phải chống chọi với "nhiệt" quá tải.
Không ít người cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nóng hừng hực" bên trong cơ thể gây nên cảm giác mỏi mệt, mất ngủ, thiếu sức sống là do khí hậu nắng nóng. Chưa kể đến các tác hại không mong muốn làm mất đi vẻ tươi tắn bên ngoài như da căng đỏ, mắt rát và mau mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này là hậu quả của rất nhiều nguyên do cộng hưởng, cơ bản nhất đi từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Giải pháp thanh nhiệt cơ thể vì thế cũng cần được bắt đầu từ việc ăn khỏe, uống đúng và vận động đủ.
Ăn khỏe
Nhưng không có nghĩa là ăn nhiều nhé. Đặc biệt bạn cần tiết giảm các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn quá cay vì đây chính là "bệ phóng" khiến cơ thể liên tục bị quá tải vì nhiệt. Các món chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, chưa hết, tâm trạng bạn cũng bị "vạ lây", khó tránh khỏi cảm giác bức bách, căng thẳng và lo lắng. Vì thế càng cắt giảm những loại thức ăn này, bạn càng mang lại những lợi ích đáng kể cho cơ thể.
Không ăn quá nhiều muối và đường vì cả 2 nguyên liệu này đều làm chậm quá trình vận chuyển dưỡng chất và máu đi khắp cơ thể, đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt ăn quá mặn còn khiến nước trong cơ thể nhanh chóng mất đi, gây tác động xấu đến thân nhiệt, hệ tim mạch và huyết áp. Bạn cũng đừng lo lắng vì thức ăn "vàng" cho việc thanh nhiệt cơ thể rất phong phú: chè đậu đen giúp giải độc, giải nhiệt tốt; khổ qua ăn sống, luộc hay nhồi thịt hầm đều có tác dụng thanh nhiệt; rau cần, rau dền, củ sắn, củ năng là những loại rau củ có tính mát nên có khả năng đánh tan cơn "nóng trong người" của bạn.
Uống đúng
Nước chính là dược phẩm hữu hiệu nhất trong việc giải độc và giải nhiệt ngay từ bên trong cơ thể, bởi nước trong cơ thể không chỉ giúp máu lưu thông mà còn giúp luân chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, thanh lọc độc tố trong các cơ quan, điều hòa khoáng chất và dưỡng chất cho cơ thể sử dụng. Tuy nhiên, cần tinh ý chọn đúng thức uống thích hợp có thành phần tương tự như nước trong cơ thể để nước có thể phát huy hết công dụng trong việc giải nhiệt cho cơ thể. Thay vì nước thường, hãy "cập nhật" thêm thức uống có chứa thành phần ion và chất điện giải cho thực đơn hàng ngày của bạn vì nước trong cơ thể thực chất không chỉ bao gồm nước mà còn chứa các chất điện giải và ion thiết yếu như Na , Cl-, Ca2 , Mg2 ...
Đấy là lý do vì sao tại các quốc gia khác như Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia và Philippines các loại thức uống bổ sung ion và chất điện giải rất được ưa chuộng, điển hình là thức uống bổ sung ion Pocari Sweat, vì hiệu quả tuyệt đối trong việc bổ sung ion và chất điện giải có tỉ lệ gần giống nhất với tỉ lệ ion và chất điện giải trong cơ thể sẽ giúp bạn cân bằng nước cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho "công cuộc" giải nhiệt cơ thể: thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đưa chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng từng tế bào, cung cấp các khoáng chất, giúp thanh lọc độc tố trong các cơ quan như gan, thận và làm mát cơ thể nhanh chóng, mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Hơn nữa, nhờ thành phần không chứa chất bảo quản, caffeine và lượng calorie rất thấp, Pocari Sweat được xem như người bạn đồng hành an toàn giúp bạn luôn vui khỏe mỗi ngày. Bạn có thể truy cập www.facebook.com/pocarivietnam và www.pocarisweat.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
Vận động đủ
Một cơ thể ì ạch, lười vận động sẽ chỉ khiến cơ thể tích tụ thêm nhiều độc tố, gây nhiệt trong cơ thể và khiến bạn trông thiếu sức sống. Khi chăm vận động, việc tiết mồ hôi sẽ cùng lúc đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, đồng thời não bộ sẽ sản sinh hoạt chất endorphin và serotonin ngăn ngừa mệt mỏi và mang lại cảm giác sảng khoái. Nếu không đủ kiên nhẫn theo đuổi lâu dài một môn thể thao nào, hãy tăng cường mật độ hoạt động của cơ thể bất kỳ lúc nào có thể. Đi bộ xuống cầu thang tại nơi làm việc, đi dạo phố cùng bạn bè, hay cùng rủ nhau chơi thể thao như bơi lội, khiêu vũ chẳng hạn... Một lưu ý nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng là bạn đừng quên uống nước bổ sung ion trước, trong và sau khi tập để hạn chế mất nước cho cơ thể nhé!
Pocari Sweat là thức uống bổ sung ion và chất điện giải giúp cân bằng nước cho cơ thể, từ đó giúp thanh lọc các độc tố ra ngoài cơ thể, điều hòa thân nhiệt nhanh chóng và mang lại cho bạn cảm giác tràn đầy năng lượng. Được nghiên cứu và phát triển bởi công ty dược hàng đầu Nhật Bản, Pocari Sweat không chứa chất bảo quản và lượng calori rất thấp bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bạn.
Theo VNE
Uống hà thủ ô chữa bạc tóc? Hà thủ ô có khả năng chữa chứng bạc tóc sớm có đúng không? Hỏi: Con gái tôi mới 15 tuổi nhưng tóc đã bạc rất nhiều. Tôi nghe nói hà thủ ô chữa bạc tóc rất tốt nhưng dễ gây nóng, nổi mụn, táo bón... Vậy có nên kết hợp hà thủ ô với một số vị thuốc khác như đậu đen,...