‘Khi nào chứng minh đủ phương tiện công cộng mới hạn chế xe cá nhân’
Đây là khẳng định của đại diện Sở GTVT TP.HCM tại buổi làm việc ngày 14.7 với Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Viện Chiến lược), về đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân.
Tại buổi làm việc, đại diện Viện Chiến lược cho rằng hiện nay xe cá nhân (ô tô, xe máy) tại thành phố gia tăng nhanh trong khi hạ tầng không đáp ứng kịp. Còn các loại hình VTHKCC kém phát triển, thành phố vẫn chưa có loại hình vận tải như BRT, Metro. Trong khi đó tình hình ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, bên cạnh các giải pháp phát triển VTHKCC, thành phố cần có các biện pháp tài chính, hành chính, kỹ thuật để kiểm soát, tiến tới hạn chế dần xe cá nhân, bởi đây là xu hướng tất yếu.
Nhiều ý kiến cho rằng thành phố hạn chế xe cá nhân.
Việc kiểm soát phương tiện cá nhân được đề xuất thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2017 – 2020, thành phố cần ưu tiên thực hiện các giải pháp: Tăng phí trông giữ xe, hạn chế đỗ xe máy trong khu vực trung tâm, mở rộng không gian đi bộ; kết hợp đẩy mạnh phát triển xe buýt, nâng cao chất lượng phương tiện, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, thu phí xe cơ giới vào khu vực trung tâm…
Song song đó, từ nay đến năm 2030, thành phố cần tập trung phát triển các tuyến đường sắt theo quy hoạch như các tuyến BRT, Metro, kết hợp các biện pháp giới hạn đăng ký mới đối với phương tiện xe cá nhân. Đặc biệt, phân vùng, hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với hạ tầng và năng lực phục vụ của VTHKCC. Theo đề xuất, vào năm 2030 (hoặc sau năm 2030) thành phố ngưng hoạt động xe máy tại một số khu vực trung tâm và khu vực hay xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Ngoài ra Viện Chiến lược cũng mở rộng khái niệm về xe cá nhân, trong đó bao gồm cả ô tô con, xe công vụ, mô tô, xe máy 2-3 bánh, xe máy điện, xe đạp điện và xe đạp… Còn các loại xe ô tô khác như xe chở hàng, xe tải, xe chuyên dùng, xe máy 2-3 bánh chở hàng cũng được đưa vào khái niệm là xe cá nhân.
Liên quan đến đề án này, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM khẳng định, đến năm 2030 thành phố vẫn chưa cấm xe gắn máy. Thời gian này, thành phố sẽ nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp như trên để kiểm soát việc sử dụng loại phương tiện này cùng các phương tiện giao thông cá nhân khác. “Chỉ khi nào chứng minh được có đủ phương tiện giao thông công cộng cho người dân đi lại thì TP.HCM mới tính đến việc cấm xe máy”, ông Cường khẳng định.
Video đang HOT
Trong khi đó nhiều chuyên gia giao thông cho rằng thành phố cần phát triển hệ thống VTHKCC để hạn chế, tiến tới cấm xe máy. Do đó xe buýt vẫn được xác định là phương tiện chủ lực để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân với điều kiện xe buýt phải đảm bảo an toàn, tiện nghi, dịch vụ được nâng cao.
Riêng TS.Lương Hoài Nam nhận định, thành phố cần có lộ trình hạn chế xe máy và tạo sự đồng thuận, cố gắng đến năm 2030 cùng với TP.Hà Nội dừng hoạt động xe máy. Tuy nhiên ông cho rằng việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy không phải mục tiêu của TP.HCM. Mục tiêu chính của thành phố là mang lại cho người dân một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, an toàn văn minh và rẻ hơn xe máy cá nhân.
Theo Danviet
Xe tải "náo loạn" đường cấm, sau khi trốn CSGT
Ngay khi nghe "cò" báo tin lực lượng cảnh sát giao thông đã rút khỏi trạm chốt, hàng chục chiếc xe tải nặng được các tài xế điều khiển, phóng nhanh như chớp trên những cung đường cấm. Sự việc khiến giao thông hỗn loạn, người đi đường một phen "kinh hồn bạt vía"...
Xe tải nặng náo loạn đường cấm sau khi trốn CSGT
Chiều 8/7, lực lượng CSGT Công an quận 9, TPHCM chốt chặn trên đường Nguyễn Xiển (đoạn thuộc phường Trường Thạnh, quận 9) để kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm giao thông; nhất là tình trạng xe tải nặng lưu thông vào giờ cấm trên tuyến đường vốn là "vấn nạn" gây bức xúc cho người dân bấy lâu.
Phát hiện lực lượng CSGT chốt chặn trên đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM...
Hàng loạt xe tải nặng lưu thông vào đường cấm xe tải đã tìm nơi "trú ẩn".
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngay khi nghe "cò" (các đối tượng đi xe máy chạy trước, dò đường, canh CSGT-PV) báo tin có CSGT phía trước, hàng chục chiếc xe tải nặng (loại 15 tấn) đã được các tài xế nhanh chóng dừng lại, tìm nơi "trú ẩn" nhằm tránh sự kiểm tra, xử lý của lực lượng thi hành công vụ.
Ngay khi nghe "cò" báo tin lực lượng CSGT đã rút đi...
Đến hơn 17h cùng ngày, khi lực lượng CSGT rút đi và nghe "cò" báo tin, đồng loạt các tài xế đã lên xe , nổ máy phóng với tốc độ kinh hoàng, chạy về hướng đường Long Thuận, phường Long Phước, quận 9.
Nhiều người đi đường đã một phen hốt hoảng khi phát hiện cả đoàn xe "hung thần" ầm ầm lao đến, gây náo loạn tuyến đường.
Đồng loạt các tài xế đã lên xe , nổ máy phóng với tốc độ kinh hoàng...
Nhiều người đi đường đã một phen hốt hoảng khi phát hiện cả đoàn xe "hung thần" ầm ầm lao đến, gây náo loạn tuyến đường.
Đường Nguyễn Xiển thường xuyên xảy ra TNGT nghiêm trọng do xe tải nặng gây ra. Vì vậy, Sở GTVT đã thực hiện việc cấm xe từ 5 tấn lưu thông ban ngày.
Được biết, đường Nguyễn Xiển (đoạn từ nút giao quốc lộ 1 đến ngã 3 đường Long Thuận) là cung đường "tử thần" vì đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng chết người do xe tải nặng gây ra. Trước thực tế trên, Sở GTVT TPHCM đã thực hiện việc cấm xe tải nặng (từ 5 tấn) lưu thông vào ban ngày. Tuy nhiên, tình trạng xe tải nặng, xe bồn, container...vẫn bất chấp, lưu thông tấp nập suốt ngày đêm. Ngoài ra, để đối phó với cơ quan chức năng... nhiều chủ xe, tài xế đã thuê "cò" dò đường, canh lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông.
Nhóm PVM
Theo Dantri
Từ 3/7, lưu thông qua 2 cầu vượt vào Tân Sơn Nhất như thế nào? Từ 8h ngày 3/7, các loại xe ô tô và xe buýt được phép lên cầu vượt đường Trường Sơn để vào sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng lúc đó, các loại phương tiện giao thông (trừ xe có tải trọng trên 10 tấn, xe thô sơ) được phép lưu thông trên nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn. Ngày...