Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô?
Hiểu rõ cách hoạt động hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên hệ thống điều hòa xe hơi giúp “tài mới” duy trì được bầu không khí trong lành góp phần bảo vệ sức khỏe người ngồi trong xe.
Hiện nay, hầu hết các mẫu ô tô phân phối trên thị trường đều được nhà sản xuất trang bị chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Cả hai chế độ lấy gió này thuộc hệ thống điều hòa ô tô và có thể điều chỉnh thông qua các nút chức năng bố trí trên bảng táp lô. Tuy nhiên, khi nào nên chọn chế độ lấy gió trong hay lấy gió ngoài vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người dùng ô tô, đặc biệt là các “tài mới”.
Khác nhau giữa lấy gió trong, gió ngoài
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, về cơ bản hai chế độ lấy gió này được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc bên trong xe trước khi đi qua dàn lạnh, dàn sưởi của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô.
Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió trong, gió ngoài
Khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.
Lấy gió trong mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn, tránh khói bụi, mùi hôi và trong xe
Trong khi đó với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt gây mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Khi nào nên chọn lấy gió trong, gió ngoài
Với hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên xe hơi. Tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường… người dùng nên linh hoạt lựa chọn giữa hai chế độ lấy gió để đảm bảo tạo bầu không khí tươi mát, thông thoáng trong xe.
Video đang HOT
Người dùng nên linh hoạt chuyển đổi giữa các chế độ lấy gió để tạo không khí thông thoáng trong khoang lái
Theo cách của những tài xế có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng ô tô. Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào xe. Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi bật điều hoà (A/C) nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.
Nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Khi lái xe trên những hành trình dài, với các xe dùng hệ thống điều hòa chỉnh cơ, thỉnh thoảng nên chọn các khu vực không khí trong lành, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Chuyển sang chế độ lấy gió ngoài tại các khu vực không khí trong lành, ít khói bụi
Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe.
Khi lái xe trong điều kiện trời mưa nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm móc dễ làm hư hỏng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.
Theo Thanhnien
Kính lái ô tô bị mờ? Mẹo hay xử lý tức thì
Trời nồm ẩm ướt, kính lái ô tô thường bị mờ do hơi nước, sương lạnh hay chênh lệch nhiệt độ. Làm sao để có thể xử lý được tình trạng trên?
Tại Việt Nam, các tài xế thường hay gặp phải hiện tượng kính lái ô tô bị mờ khi lái xe trong trời mưa hay đi qua những khu vực thời tiết lạnh, độ ẩm cao... Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và khoang nội thất cùng với hoạt động của hệ thống điều hòa, hơi ấm tỏa ra từ người ngồi trong xe làm xuất hiện hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính. Điều này làm cản trở tầm nhìn của tài xế, gây khó khăn cho việc điều khiển xe.
Có khá nhiều cách xử lý theo kinh nghiệm của người lái xe, kể cả việc... dùng khăn để lau. Tuy nhiên, khi sản xuất ôtô, tất cả các tình huống này đã được lường trước bằng các thiết bị hỗ trợ, mà nếu không để ý, sẽ có nhiều người lái bỏ qua các tính năng này.
Kính lái ô tô thường bị mờ khi thời tiết nồm, ẩm ướt
1. Sử dụng hệ thống sấy kính:
- Hầu hết những mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị chức năng sấy kính. Vì vậy khi phát hiện dấu hiệu kính xe bị mờ do hơi nước ngưng tụ, người dùng nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm.
- Khi được kích hoạt, đèn báo trên nút điều khiển sẽ bật sáng để người lái nhận biết chức năng sấy kính đang hoạt động. Lưu ý, khi bật chức năng này nên đóng kính các cửa sổ trên xe, bởi chỉ cần một trong các cửa mở, hệ thống sấy kính sẽ hoạt động không hiệu quả và khó loại bỏ hơi nước trên kính xe. Đây được xem là cách nhanh nhất, đơn giản nhất để khắc phục hiện tượng kính ô tô bị mờ khi lái xe trong trời mưa.
Hệ thống sấy kính thường được trang bị trên ô tô
Tuy nhiên, với một số mẫu ô tô đời cũ không được trang bị chức năng sấy kính, người dùng cũng có thể loại bỏ hơi nước ngưng tụ trên kính lái bằng việc điều chỉnh hệ thống điều hòa.
2. Sử dụng hệ thống điều hòa:
Việc đầu tiên lưu ý là không nên dùng điều hòa nóng để xử lí hơi nước trên kính bởi tình trạng ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và môi trường. Hãy sử dụng điều hòa lạnh và chế độ đường gió hợp lí.
Lựa chọn chế độ đường gió thổi lên kính chắn gió (nút điều khiển chế độ đường gió có ngay trên hệ thống điều hòa của xe), sử dụng cấp gió và nhiệt độ hợp lí bởi nếu để quá lạnh, rất dễ bị khiến kính bị động nước ở bên ngoài.
Hệ thống điều hòa trên ô tô
3. Cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe:
- Hé kính xuống khoảng 10-15cm: Một cách đơn giản và không... tốn xăng khi giúp cân bằng nhiệt động trong/ngoài xe, tránh bị đọng nước. Tuy nhiên cách làm này chỉ nên được áp dụng đối với trường hợp thời tiết ít mưa và không quá lạnh, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và nội thất của xe.
- Bật quạt gió và để chế độ lấy gió ngoài. Đây cũng là phương án để cân bằng nhiệt độ trong/ngoài xe, tránh hiện tượng đọng nước trên kính. Tuy nhiên điểm yếu của cách làm này là hiệu quả không cao và nếu như đã có hơi nước bám trên mặt kính chắn gió hay kính hậu thì rõ ràng việc lấy gió ngoài.
Người dùng có thể hạ cửa kính để cân bằng nhiệt độ trong khoang lái với bên ngoà
i 4. Dùng bọt cạo râu, chất phụ gia chống bám hơi nước
Ngoài việc sử dụng hệ thống điều hòa, chức năng sấy kính được trang bị trên xe... một số lái xe còn áp dụng phương pháp dùng khăn khô, bọt cạo râu hoặc chất chất phụ gia chống bám hơi nước để lau từng vùng nhỏ trên bề kính xe, kính cửa sổ hai bên của xe. Cách làm này khá cầu kỳ những cũng mang lại hiệu quả giúp kính xe không bị hơi nước ngưng tụ.
Lưu ý, ngoài những cách kể trên, khi phát hiện kính xe bị hơi nước làm mờ, lái xe không nên dùng khăn, giấy để lau mặt trong của kính. Bởi điều này vừa bất tiện, vừa tạo ra những vệt lau trên kính làm giảm tầm nhìn.
Bật quạt gió, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài
Trong những ngày thời tiết khô hanh, đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc... Khi hệ thống điều hòa hoạt động kém hiệu quả, độ lạnh không sâu. Để tránh hiện tượng bị mờ kính, người lái nên bật quạt gió, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài và chỉnh các khe điều hướng cửa gió lên kính lái. Cách làm này sẽ góp phần giảm chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài xe, giúp kính lái không bị mờ.
Người dùng có thể hạ cửa kính để cân bằng nhiệt độ trong khoang lái với bên ngoài
Bên cạnh đó, để tiết kiệm nhiên liệu, một số lái xe còn có giải pháp hạ kính cửa sổ để cân bằng nhiệt độ bên trong xe với bên ngoài. Tuy nhiên cách làm này chỉ phù hợp tại những thời điểm trời không mưa qúa lớn và thời tiết không quá lạnh, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và nội thất của xe.
Dùng bọt cạo râu, chất phụ gia chống bám hơi nước
Ngoài việc sử dụng hệ thống điều hòa, chức năng sấy kính được trang bị trên xe... một số lái xe còn áp dụng phương pháp dùng khăn khô, bọt cạo râu hoặc chất chất phụ gia chống bám hơi nước để lau từng vùng nhỏ trên bề kính xe, kính cửa sổ hai bên của xe. Cách làm này khá cầu kỳ những cũng mang lại hiệu quả giúp kính xe không bị hơi nước ngưng tụ.
Lưu ý, ngoài những cách kể trên, khi phát hiện kính xe bị hơi nước làm mờ, lái xe không nên dùng khăn, giấy để lau mặt trong của kính. Bởi điều này vừa bất tiện, vừa tạo ra những vệt lau trên kính làm giảm tầm nhìn.
Theo Thể Thao 247
Bảng giá xe Mercedes-Benz GLC 2019 mới nhất tại đại lý cập nhật tháng 07/2019 Mercedes-Benz là thương hiệu xe sang đến từ Đức, luôn có vị thế vững chắc trong thị trường xe hơi tại Việt Nam cùng nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Mercedes-Benz GLC là một trong số dòng sản phẩm được ưa chuộng tại Việt Nam, với thiết kế năng động trẻ trung và khả năng off-road êm...