Khi nào cần thay thế bugi ô tô?
Ngoài những bộ phận thiết yếu dễ nhận thấy như động cơ, lưới tản nhiệt, đèn.. thì chi tiết nhỏ của hệ thống đánh lửa là bugi cũng cần được chú ý bảo dưỡng và thay mới để đảm bảo khả năng vận hành tối ưu của xe.
Bảo dưỡng xe định kỳ là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ của ô tô. Vậy khi nào cần thay thế bugi ô tô? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn.
Bugi ô tô là gì?
Bugi là bộ phận cuối cùng nằm trong hệ thống đánh lửa của xe ô tô, đảm nhận vai trò cung cấp tia lửa điện cho quá trình đốt cháy thông qua một dây dẫn nối giữa ắc quy và bugi.
Bugi ô tô (Ảnh minh họa)
Trung bình, một bugi có thể phát tia lửa điện từ 27,5 triệu đến 110 triệu lần trong suốt thời gian hoạt động. Vì phải hoạt động ở điều kiện áp suất nén lên đến 50 kg/cm2 và một môi trường nhiệt độ khoảng 2.500C nên bugi cần được làm từ các chất liệu có độ bền và khả năng chịu nhiệt cũng như áp suất cao. Do đó, các vật liệu như đồng, niken, iridi và bạch kim thường được sử dụng trong các bộ phận của bugi. Ngoài ra, để bảo vệ và cách điện, gốm cũng được sử dụng trong cấu tạo của bugi.
Phân loại bugi ô tô
Thông thường, bugi ô tô sẽ được phân loại theo khả năng tản nhiệt, gồm 2 loại: Bugi loại nguội và Bugi loại nóng.
Bugi loại nguội
Đây là loại bugi sở hữu khả năng tản nhiệt nhanh và dễ dàng làm nguội. Bugi loại nguội thường được sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao, xe thường chuyên di chuyển ở tốc độ cao, quãng đường dài và có trọng tải lớn.
Video đang HOT
Loại bugi này hấp thụ nhiều nhiệt từ buồng đốt động cơ nhưng khả năng dẫn nhiệt kém, do đó khó tản nhiệt và dễ nóng lên. Bugi loại nóng thường được sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp, xe chạy ở tốc độ thấp, quãng đường ngắn và có trọng tải nhẹ.
Cơ chế thoát nhiệt của hai loại bugi (Ảnh minh họa)
Khi nào cần thay thế bugi ô tô?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, bugi ô tô nên được thay thế sau khi xe đã đi được quãng đường khoảng từ 60.000 km đến 100.000 km. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính tương đối cho tất cả các loại xe. Vì vậy, chủ xe cần cân nhắc để bảo dưỡng hoặc thay thế bugi ô tô khi bắt gặp những dấu hiệu dưới đây.
Xe không nổ máy hoặc khó khởi động
Hiện tượng máy không nổ xảy ra là do bugi gặp vấn đề như nhiễm bẩn, bị nứt, bị mòn… nên không thể đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu.
Khi động cơ bị lạnh, việc đánh lửa rất khó khăn, vì khối điều khiển động cơ (ECM) phải bổ sung thêm nhiên liệu để có thể giải phóng hơi nước đọng lại trong xi lanh. Việc này có thể làm mòn bugi dẫn dến khó bắt lửa, kết quả là xe khó khởi động.
Tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn
Ngoài ra, những vấn đề về bugi sẽ khiến động cơ phải tiêu hao mức nhiên liệu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân của việc này là do ECM không còn kiểm soát được hàm lượng oxy hoặc cường độ tia lửa nên dẫn đến quá trình đốt cháy kém, do đó phải bổ sung nhiên liệu để bù.
Hiện tượng xe rung nhiều khi ở chế độ nghỉ
Người lái có thể dễ nhận biết các vấn đề ở bugi hơn khi xe ở chế độ nghỉ (chạy không tải), ví dụ như động cơ rung mạnh hơn, dẫn đến xe rung động nhiều.
Báo hiệu của đèn động cơ
Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất để người lái có thể biết rằng động cơ xe của mình đang có vấn đề với bugi, nhờ vào sự nhạy cảm hơn nhiều của ECM khi phát hiện quá trình đốt cháy không diễn ra hoàn toàn trong xi-lanh.
Công suất kém
Quá trình tăng tốc ở xe được thực hiện bởi dưới sự điều khiển của ECM khiến bugi tạo ra tia lửa mạnh để có thể đốt cháy nhiều nhiên liệu và cung cấp nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, khi bugi bị lỗi hoặc hỏng thì sẽ không thể đáp ứng để tạo ra tia lửa đủ mạnh cho quá trình này.
Các triệu chứng cần thay thế bugi (Ảnh minh họa)
Có cần bảo dưỡng xe máy định kỳ?
Bảo dưỡng xe máy định kỳ không chỉ quan trọng với xe mới. Các xe máy cũ cần được bảo dưỡng để luôn hoạt động tốt và an toàn nhất.
Tại sao cần bảo dưỡng xe định kỳ?
Bảo dưỡng xe máy định kỳ 4 tháng/lần. Ảnh: Yamaha
Không chỉ xe máy mới sử dụng cần bảo dưỡng định kỳ theo lời khuyên của nhà sản xuất mà việc này cũng rất quan trọng với xe đã qua sử dụng.
Với xe đã sử dụng, các chi tiết máy đã cũ và thường bị hao mòn, hỏng hóc bất kỳ lúc nào, vì vậy, người dùng phải kiểm tra, bảo dưỡng xe máy định kỳ để phát hiện và sửa chữa kịp thời giúp xe luôn vận hành bền bỉ, an toàn.
Việc bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng xe. Các hoạt động bảo trì gồm thay dầu, bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy...Khi bảo dưỡng xe định kỳ, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, vệ sinh, tra nhớt để các chi tiết hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, có thể kịp thời phát hiện và thay thế chi tiết bị hư hỏng để không ảnh hưởng đến các chi tiết liên quan, qua đó tăng tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Do xe máy là phương tiện di chuyển thường xuyên của nhiều người nên cần thay thế dịnh kỳ một số chi tiết như lốp, má phanh, nhông xích, cổ phốt....để đảm bảo an toàn.
Người dùng nên thường xuyên kiểm tra để chiếc xe luôn được chăm sóc và trong trạng thái tốt nhất, giúp giữ giá trị của xe khi chuyển nhượng.
Khi nào nên bảo dưỡng xe máy?
Theo lời khuyên của nhiều thợ sửa xe, trong điều kiện sử dụng ở Việt Nam, xe máy nên được bảo dưỡng định kỳ 3 - 4 tháng/lần hoặc tùy tình trạng sử dụng. Điều này có thể giúp đảm bảo an toàn, tránh những bệnh lặt vặt khi đi xe.
Ngoài ra, mỗi loại phụ tùng, chi tiết có lịch bảo dưỡng riêng theo số kilomet quy định mà người dùng cần lưu ý và ghi nhớ. Chẳng hạn việc thay dầu xe, dầu lab (với xe ga), nước làm mát,...
Theo quy trình được một số đại lý xe máy chia sẻ, bảo dưỡng xe máy được thực hiện đối với phần khung sườn, phần động cơ và hệ thống truyền lực.
Cụ thể, ở phần khung sườn: kiểm tra vành xe, nan hoa, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm xóc trước/ sau, bảo dưỡng phanh trước, bảo dưỡng các loại dây cáp, bôi trơn những chi tiết chuyển động, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.
Phần động cơ: bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, (kiểm tra) thay dầu máy. Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra/thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, chi tiết trong hệ thống phụ xăng.
Hệ thống truyền lực: bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, kiểm tra cần khởi động, giàn để chân, siết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe và công đoạn cuối cùng là rửa xe.
Bỏ túi những mẹo nhỏ giúp xế cưng của bạn bền hơn Ngoài những quy tắc bảo dưỡng xe thường thấy, các tài xế cần có thêm một số kinh nghiêm dưới đây, giup xế yêu luôn như mới. Thay dầu khi di chuyển được 80 đến 160 km Việc thay dầu cho xế cưng của bạn sau 80-160 km đầu tiên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chiếc xe, đặc biệt là những...