Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?
Tình trạng vô lăng đánh lái nặng hoặc phát ra tiếng kêu bất thường mỗi khi đánh lái thì khả năng cao là do xe thiếu dầu trợ lực lái. Vậy khi nào cần thay dầu trợ lực?
Dầu trợ lực là gì?
Dầu trợ lực lái là một loại chất phụ trợ đặc biệt, giúp loại bỏ cặn dầu.
Loại nhớt này sẽ giúp bôi trơn máy của hệ thống chuyển động, đặc biệt là tay lái, kéo dài tuổi thọ của linh kiện.
Dầu trợ lực lái giúp tài xế xử lý vô lăng một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn đánh lái sang trái, dầu trợ lực lái sẽ di chuyển sang bên đó và ngược lại, giúp lái xe không cần dùng quá nhiều sức mà vận hành xe vẫn chính xác.
Dầu trợ lực lái là một loại chất phụ trợ đặc biệt, giúp loại bỏ cặn dầu
Khi nào cần thay dầu trợ lực lái?
Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất ô tô, thời gian thay dầu trợ lực lái định kỳ là sau mỗi 60.000 – 80.000 km. Trong điều kiện vận hành bình thường dầu trợ lực lái thường ít khi hao hụt nhanh. Tuy nhiên nếu thấy xe có các dấu hiệu sau thì cần kiểm tra dầu trợ lực lái:
Hệ thống lái phát ra tiếng ồn lạ: Khi xe thiếu dầu thường hệ thống lái sẽ phát ra tiếng ồn lạ, nhất là khi xe di chuyển chậm.
Video đang HOT
Vô lăng nặng, khó xoay: Do hệ thống trợ lực lái đang bị trục trặc nên sẽ gặp hiện tượng vô lăng bị nặng, khó xoay.
Trả lái chậm: Khi thiếu dầu trợ lực lái, áp suất dầu giảm, thước lái sẽ dịch chuyển chậm hơn bình thường khiến vô lăng bị trả lái chậm.
Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất ô tô, thời gian thay dầu trợ lực lái định kỳ là sau mỗi 60.000 – 80.000 km
Vô lăng bất chợt giật hay rung nhẹ: Đôi khi vô lăng sẽ bất chợt rung hay bị giật nhẹ, thường gặp khi xe di chuyển chậm.
Rò rỉ dầu trợ lực lái: Nếu thấy dưới gầm xe xuất hiện vết dấu có thể là do xe bị rò rỉ dầu trợ lực lái. Đây là nguyên nhân xe bị hao dầu trợ lực lái.
Cách kiểm tra dầu trợ lực lái
Xác định vị trí bình dầu trợ lực lái
Để kiểm tra dầu trợ lực tay lái, trước tiên cần xác định vị trí bình dầu trợ lực lái ở đâu. Thông thường, dầu trợ lực tay lái được đựng ở trong một chiếc bình chứa có xy lanh, đặt cạnh dây kéo vô lăng trợ lực. Chất liệu bình bằng nhựa hoặc kim loại. Nếu tìm được bình dầu trợ lực lái thì có thể xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
Để kiểm tra dầu trợ lực tay lái, trước tiên cần xác định vị trí bình dầu trợ lực lái ở đâu
Kiểm tra lượng dầu trong bình
Nếu xylanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong mờ thì có thể dễ dàng quan sát mức dầu còn lại bên trong bình. Nhưng nếu xy lanh bình chứa lại làm bằng kim loại hoặc nhựa đục thì có thể sử dụng que để thăm dầu. Đa phần trên nắp bình dầu trợ lực lái nhà sản xuất đã đính kèm sẵn que thăm dầu.
Trước khi sử dụng que thăm dầu cần lau thật sạch que. Sau đó cắm que vào bình rồi lấy ra quan sát. Trên que thăm dầu hoặc trên bình chứa dầu thường có các vạch đánh dấu mức tối đa và tối thiểu. Nếu mức dầu ở gần mức tối thiểu hoặc dưới mức tối thiểu nghĩa là xe đang bị thiếu dầu trợ lực lái.
Kiểm tra chất lượng dầu còn lại
Bên cạnh kiểm tra lượng dầu cũng nên kiểm tra cả chất lượng dầu trợ lực lái. Nếu dầu trợ lực tay lái có màu vàng da cam hay màu hồng nhạt thì dầu vẫn còn sử dụng tiếp được. Nhưng nếu dầu có màu nâu hoặc đen thì dầu đã bị bẩn, không nên sử dụng tiếp, cần phải thay mới.
Trong một số trường hợp, dầu trợ lực lái trên que thăm dầu cũng có thể khá màu so với thực tế. Để kiểm tra chính xác chỉ cần dùng khăn giấy trắng hoặc vải trắng để lau que thăm nhớt. Màu dầu trên khăn giấy trắng hoặc vải trắng chính là màu dầu thực tế.
"Thủ phạm" khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng
Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng, tài xế cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
Không bảo dưỡng ôtô thường xuyên
Điều này đồng nghĩa với việc bạn không kiểm tra dầu trợ lái, dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn bình thường, khiến vô lăng xe ôtô khó lái.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường.
Áp suất lốp kém
Trên thực tế, áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng xe ôtô bị nặng. Vì vậy, để giải quyết trường hợp này tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất.
Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc lái xe không thực hiện đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.
Vô-lăng xe ôtô bị nặng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi vận hành. Đồ họa: Trang Thiều
Thước lái hoạt động kém hiệu quả
Bộ phận thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này có thể bị mòn, hoạt động không hiệu quả.
Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái. Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế nếu để lâu sẽ làm hỏng thước lái.
Rò rỉ dầu trợ lực
Dầu trợ lực lái bị thiếu sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máy bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu hãy bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Đặc biệt, không để hiện tượng này diễn ra lâu, sẽ dẫn đến hỏng toàn bộ hệ thống lái gây nguy hiểm cho tài xế trong quá trình sử dụng.
Bơm trợ lực hư hỏng
Bơm trợ lực có vai trò chính tạo đủ lượng áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì sẽ rất khó để bẻ lái xe ôtô.
Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Nếu bơm trợ lực bị hỏng có khiến vô lăng dừng hoàn toàn.
Những món đồ không nên để ở cốp xe ô tô Cốp xe ô tô là một nơi để đồ cực kỳ thuận lợi, nhưng không phải thứ gì cũng có thể để trong cốp xe. Những món đồ tuyệt đối không để ở cốp xe ô tô. Kẹo cao su, kẹo hay chocolate là những thứ nên được bảo quản trong tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng. Khi để ở cốp xe với...