Khi nàng nói cần không gian riêng, điều đó có nghĩa là gì?
Cùng tìm hiểu xem lý do tại sao cô ấy cần không gian riêng và những gì bạn cần làm sau khi nàng nói điều này.
1. Cô ấy chỉ cần không gian riêng
Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng đôi khi, nó thậm chí không phức tạp như bạn nghĩ. Cô ấy có thể bị choáng ngợp với trường học, công việc hoặc có vấn đề cá nhân. Cô ấy cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Điều này không có nghĩa là cô ấy muốn bỏ bạn. Cô ấy cần khoảng thời gian để sắp xếp mọi thứ. Nếu bạn biết cuộc sống của cô ấy bận rộn, đây có lẽ là nguyên nhân. Cô ấy đang cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc sống của mình một lần nữa.
2. Cô ấy nhớ cuộc sống trước khi gặp bạn
Vì cô ấy hẹn hò với bạn cô ấy đã không đi chơi với bạn bè của mình. Cô ấy đã không tới các câu lạc bộ và giờ cô ấy cảm thấy ngứa ngáy chân tay. Cô ấy cảm thấy không thể làm những điều cô ấy đã từng làm khi cô ấy ở bên bạn. Cô ấy chỉ muốn có thời gian để tận hưởng những điều cô ấy thích làm.
3. Cô ấy mệt mỏi vì lúc nào cũng nhìn thấy bạn
Cô ấy thích ở bên bạn, nhưng lúc đó, cô ấy chán nhìn thấy mặt bạn. Có thể cô ấy đang bị kích động. Khi cô ấy nói cần không gian riêng, cô ấy chỉ muốn ở nhà mà không gặp bạn.
4. Cô ấy đang nghĩ đến việc chấm dứt mối quan hệ
Video đang HOT
Cô ấy muốn có không gian riêng tư bởi vì cô ấy muốn suy nghĩ về mối quan hệ và xem có nên kết thúc hay không.
5. Mọi thứ không thay đổi
Cô ấy mệt mỏi vì bạn không thay đổi. Vì vậy, cô ấy cần không gian riêng. Có vẻ như cô ấy đang làm tất cả những gì có thể để không chia tay, nhưng bạn không cho cô ấy nhiều lựa chọn.
6 điều bạn cần làm sau khi nàng nói cần không gian riêng:
1. Cho cô ấy không gian riêng
Đừng tranh luận với cô ấy, đừng cầu xin để cô ấy ở lại. Cô ấy cần không gian riêng, vì vậy hãy đồng ý. Sau vài ngày, bạn có thể nói chuyện với cô ấy và nhắn tin liên hệ.
2. Bạn đi gặp gỡ bạn bè và gia đình
Bạn đừng ngồi ở nhà chờ cô ấy nhắn tin cho bạn. Cô ấy sẽ không gửi tin nhắn ngay lập tức. Đây là cơ hội để bạn dành thời gian với bạn bè và gia đình. Bạn hãy nói chuyện với bạn bè và nghe quan điểm của họ. Có lẽ họ nhìn thấy một cái gì đó mà bạn không biết. Nhưng, bạn đừng chia sẻ chi tiết mọi chuyện.
3. Suy nghĩ về mối quan hệ
Khi bạn ở nhà một mình, bạn hãy suy nghĩ về mối quan hệ và ý nghĩa của nó đối với bạn. bạn hãy nghĩ xem đã có chuyện gì xảy ra, có điều gì đó trong tuần hoặc những tháng gần đây không? Điểm yếu của bạn trong mối quan hệ là gì? Bạn sẽ đưa ra được kết luận và thấy vai trò của mình trong mối quan hệ.
4. Nói chuyện với cô ấy
Sau một vài ngày hoặc thậm chí một vài tuần bạn có thể ngồi xuống và nói chuyện với cô ấy về những gì đang diễn ra. Bạn hãy nói về những gì bạn đã suy nghĩ, điểm yếu của bạn và mối quan hệ. Nhưng quan trọng nhất, bạn hãy lắng nghe những gì cô ấy nói bởi vì cô ấy là người muốn có không gian riêng.
Theo emdep.vn
Điều cha mẹ cần làm để giúp con nhút nhát trở nên tự tin
Thay vì chỉ trích, la mắng, so sánh, ba mẹ cần thấu hiểu để giúp con trở nên tự tin, vượt qua tâm lý nhút nhát.
Con trai tôi lên 6 tuổi và bé tỏ ra khá nhút nhát trong việc giao tiếp. Từ khi học mẫu giáo, con không thích chào hỏi, thấy người lạ là níu lấy chân mẹ. Trên lớp học, cô giáo bảo, con vẫn vui vẻ nhưng không bao giờ chịu hát trước lớp hay trả lời câu hỏi của cô.
Những đứa trẻ nhút nhát luôn cần được bố mẹ an ủi và ở bên. (Ảnh minh họa)
Tính cách của con như vậy làm cho vợ chồng tôi nhiều lần cảm thấy xấu hổ với mọi người. Đỉnh điểm, trong một buổi liên hoan của công ty chồng, mọi người đều dẫn con cái đến. Trong khi các bạn cùng độ tuổi tỏ ra năng động, hoạt bát, chào hỏi dạn dĩ thì con trai chỉ luẩn quẩn ở bên mẹ, nhất quyết không chịu nói chuyện với bất kì ai.
Đến trò chơi thi hát, con đã òa khóc ngay trên sân khấu khi bị bố ép lên chơi. Nhìn con như thế, tôi vừa thương vừa lo, chỉ sợ tính nhút nhát sẽ ảnh hưởng nhiều đến học tập và công việc sau này. Bởi thế, tôi quyết tâm dành thời gian để giúp con trở nên mạnh dạn hơn.
Đầu tiên, tôi nhận ra trước đây tôi khá sai lầm khi liên tục ép con chào hỏi. Thậm chí tôi còn kể lể, so sánh con với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi có tính cách bạo dạn hơn. Việc làm này khiến con trở nên tự ti và ngày càng nhút nhát. Điều con cần chính là sự thấu hiểu từ ba mẹ, tuyệt đối không làm cho con xấu hổ trước mọi người.
Ngay cả chồng tôi cũng vậy, khi con không chịu chào người lớn, anh thường la mắng nên càng làm cho con thêm áp lực. Rút kinh nghiệm, tôi chỉ tìm cách giải thích cho con hiểu, một đứa trẻ ngoan luôn biết chào hỏi.
Và thỉnh thoảng hai mẹ con chơi trò đóng vai dẫn chương trình, con tập chào hỏi khán giả và giới thiệu về bản thân. Dần dần, không cần ba mẹ nhắc, con cũng tự chào như một phản xạ tự nhiên.
Tôi cũng nhận thấy mình đã bao bọc con quá mức. Hầu như tôi không dám rời xa con nên hiếm khi gửi con cho ai quá nửa ngày. Nhưng kỳ nghỉ hè vừa rồi, tôi liều "liều lĩnh" cho con về quê chơi với ông bà nội ba ngày mà không có mẹ bên cạnh. Đó như là một thử thách nhỏ giúp con biết vượt qua rào cản tâm lý. Con rời xa vòng tay mẹ, tiếp xúc với bên ngoài cũng làm con trở nên mạnh dạn hơn.
Khi con lên cấp một, ngoài giờ học ở trên lớp, tôi đăng ký cho con tham gia các lớp học ngoại khóa, đặc biệt về kỹ năng sống. Con được tiếp xúc với nhiều bạn bè, được thầy hướng dẫn nên tự tin hơn.
Ba mẹ thấu hiểu và tìm cách động viên sẽ làm con tự tin hơn. (Ảnh minh họa)
Trên lớp học, tôi có nhờ cô giáo chủ nhiệm rèn cho con khả năng nói trước đám đông bằng cách gọi con trả lời câu hỏi hay làm quản trò trong các trò chơi tập thể. Được cô khen ngợi vì có tiến bộ cũng giúp con mạnh dạn thể hiện mình.
Trong cuộc sống thường ngày, tôi chú ý tạo nhiều cơ hội cho con nói chuyện với mọi người. Khi cả nhà đi ăn, con được khuyến khích tự gọi món, gọi phục vụ lấy thêm đồ hay tính tiền.
Dẫn con đi mua đồ, tôi để cho con tự giao tiếp với người bán hàng. Những việc làm dù nhỏ nhặt trong hoạt động hàng ngày làm con tiến bộ rất nhanh. Thỉnh thoảng, tôi vẫn gợi ý con mời một vài bạn thân về nhà chơi. Khi có nhiều bạn, đến lớp, con sẽ có cảm giác an toàn, bước qua rào cản tâm lý nhút nhát.
Nhờ những việc làm trên mà con đã trở nên dạn dĩ hơn rất nhiều, không còn nói năng lí nhí hay sợ hãi như trước. Tôi nghĩ, mỗi đứa trẻ đều có những điểm yếu và điểm mạnh riêng. Nếu ba mẹ biết quan tâm khắc phục những điểm yếu sẽ giúp con phát huy hết khả năng của mình. Thay vì mỉa mai, chỉ trích, la mắng, so sánh con với bạn bè, ba mẹ nên tìm cách động viên, tạo cho con cơ hội để thể hiện mình. Có như thế, con mới có cơ hội hoàn thiện các kỹ năng để trở nên tự tin, hoạt bát.
Theo phunuonline.com.vn
Chứng kiến chồng sỉ nhục bố, ném tập tiền vào mặt đuổi về quê, tôi đau thắt lòng nhưng không thể làm gì được Bố tôi thanh minh chẳng được, ông còn thề giữa trời và nói dù trước đây tù tội nhưng đó là bất đắc dĩ. Chồng tôi nghe bố vợ nói vậy thì đáp trả... Ai cười, ai chê trách vì tôi có một người bố tù tội, tôi chịu hết. Mặc dù bố tôi từng làm sai, mặc dù bố không hoàn hảo,...