Khi Mỹ và Trung Quốc trong thế một mất một còn
Trên thế giới luôn diễn ra những cuộc chạy đua giữa những siêu cường, nếu như trong thế kỷ 20 đã diễn ra cuộc chạy đua phát triển công nghệ không gian cũng như chạy đua về vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô, thì thế kỷ 21 đang chứng kiến cuộc chạy đua về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sức mạnh kinh tế của một quốc gia ngoài việc phụ thuộc vào quy mô tổng cầu của nền kinh tế quốc nội, thì được quyết định chủ yếu bởi việc nước đó có mối quan hệ thương mại với bao nhiêu nước, và ở cấp độ nào. Các cường quốc kinh tế cũng không là ngoại lệ, khi họ luôn đứng đầu danh sách có nhiều mối quan hệ thương mại cao cấp nhất với các nước trên thế giới.
Nên cũng không có gì lạ khi cuộc chạy đua kinh tế trên thế giới hiện nay thực chất là một cuộc chạy đua để tạo ra các hiệp ước kinh tế và thương mại. Mỹ và Trung Quốc đang là hai cường quốc tham gia vào cuộc chạy đua khốc liệt ấy một cách quyết liệt nhất với hai con bài chủ lực ở thời điểm hiện tại là TPP và RCEP.
Trên thế giới luôn diễn ra những cuộc chạy đua giữa những siêu cường, nếu như trong thế kỷ 20 đã diễn ra cuộc chạy đua phát triển công nghệ không gian cũng như chạy đua về vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô, thì thế kỷ 21 đang chứng kiến cuộc chạy đua về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.
Và có vẻ như cuộc chạy đua kinh tế thế kỷ 21 ấy cũng khốc liệt chẳng kém với cuộc chạy đua về công nghệ và vũ khí thời Chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20 chút nào. Khác với cuộc chạy đua về công nghệ và vũ khí nơi cả hai đấu thủ đều có thể cùng đạt đến một cái đích, cuộc chạy đua về kinh tế trong việc thành lập các hiệp định thương mại là cuộc chiến một mất một còn, chỉ có một kẻ giành chiến thắng mà thôi.
Sở dĩ như thế, là vì căn nguyên sâu xa của việc chạy đua thành lập các hiệp định thương mại và kinh tế giữa các cường quốc nằm ở việc hạn chế tầm ảnh hưởng về kinh tế và đi kèm với nó là chính trị và quân sự của đối phương. Bất cứ ai cũng hiểu rằng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là nước đi của Mỹ để hạ bớt tầm ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, khi Bắc Kinh dù đã ngỏ ý muốn gia nhập hiệp định thương mại này nhưng đã bị từ chối.
Một hiệp định thương mại cởi mở giữa các nước ở hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có hầu hết các quốc gia chủ lực ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á và đặc biệt là Mỹ, sẽ tăng cường mối quan hệ trao đổi thương mại giữa các nước này với Mỹ, qua đó giảm quan hệ kinh tế với nền kinh tế số hai thế giới là Trung Quốc, từ đó làm suy giảm ảnh hưởng chính trị và quân sự của Bắc Kinh với các nước trong khu vực.
Người Mỹ thúc đẩy TPP mà không có mặt Trung Quốc, thì người Trung Quốc thúc đẩy RCEP mà không có mặt Mỹ. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP lại là một nỗ lực gắn kết mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực Châu Á mà không có sự hiện diện của nền kinh tế số một thế giới. Mỹ muốn dứt các nước trong khu vực ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc bằng TPP thì Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực bằng RCEP.
Trong bối cảnh việc đàm phán của cả hai hiệp định thương mại đều đang được triển khai và nhiều khả năng sẽ cùng đi vào hoạt động, thì mấu chốt vấn đề phụ thuộc vào việc mức độ hợp tác giữa các nước trong từng hiệp định sẽ khác nhau ra sao, và tùy thuộc vào việc Mỹ sẽ tận dụng TPP tốt hơn hay Trung Quốc tận dụng RCEP tốt hơn.
Các chuyên gia cho rằng Mỹ đang nắm giữ nhiều lợi thế hơn Trung Quốc trong việc tận dụng lợi thế từ cuộc chạy đua hình thành các hiệp định thương mại này. Mỹ vẫn đang là nền kinh tế số một thế giới với một thị trường dồi dào và đầy tiềm năng luôn có sức mua cao nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ của các nước trên thế giới đang cao hơn Trung Quốc rất nhiều.
Điều này đồng nghĩa với việc một khi TPP đi vào hoạt động, mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các nước ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng lên nhanh chóng và ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Và nếu như Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong TPP thì Trung Quốc lại không thể làm tương tự trong RCEP.
Tổng cầu của thị trưởng 1,2 tỷ dân của Trung Quốc với sức mua thấp hơn Mỹ khá nhiều cũng đang đạt đến điểm bão hòa, khiến cho bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang phải tìm cách thu hẹp quy mô sản xuất, điều này khiến sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đang giảm đi trong mắt các nước trong khu vực.
Một khi không còn đủ sức thu hút các nước trong khu vực bằng quy mô nền kinh tế khổng lồ của mình, thì Trung Quốc cũng sẽ chỉ đóng vai trò một thành viên bình thường trong RCEP thay vì giữ vai trò động lực chính và là người cầm trịch trong hiệp định như Mỹ trong TPP.
Video đang HOT
Giới phân tích cho rằng, chính các nước ASEAN và Nhật Bản mới là những người sẽ nắm vai trò động lực chủ đạo trong RCEP chứ không phải Trung Quốc. ASEAN mới là người đề xuất hình thành RCEP như một khu vực thương mại chứ không phải Trung Quốc như nhiều người vẫn nghĩ, Trung Quốc chỉ là nhận được lời mời từ ASEAN và nhận thấy rằng có thể sử dụng RCEP như một đối trọng với TPP của Mỹ và tích cực ủng hộ nó mà thôi.
Sở dĩ ASEAN đề xuất RCEP như một hiệp định thương mại khu vực mà không có sự tham gia của Mỹ là vì nhận ra một thực tế rằng họ có thể trở thành trung gian trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc và có thể hưởng lợi từ cả hai phía. Một khi TPP và RCEP cùng đi vào hoạt động, các nước có mặt trong cả hai hiệp định như Việt Nam, Nhật Bản hay Singapore sẽ là những người có lợi nhất khi có thể xuất khẩu hàng hóa và thu hút đầu tư từ tất cả các thành viên trong cả hai hiệp định.
Điều này xuất phát từ việc kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại kể từ năm 2014, nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại khiến cho thị trường Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn với rất nhiều nước trong khu vực trong khi các hoạt động đầu tư quy mô ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.
Một khi thị trường Trung Quốc đã không còn là miền đất hứa với hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực, thì các nước trong khu vực cũng sẽ tìm cách hạn chế hàng xuất khẩu Trung Quốc vào nước mình theo một cách bình đẳng, dù hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP có hoàn thành và đi vào hoạt động đi chăng nữa.
Nhàn Đàm (theo Reuters)
Theo Một Thế giới
Top 5 máy bay "khủng" nhất thế giới
Các hãng sản xuất máy bay hiện đang trong cuộc chạy đua tăng cường sức chứa của những máy bay thế hệ mới, kéo theo việc gia tăng kích thước, dưới dây là 5 chiếc máy bay lớn nhất thế giới.
Máy bay Ukrainian Antonov An-225 Mriya
1. Ukrainian Antonov An-225 Mriya
Chiều dài sải cánh: 88.4 m
Chiều dài toàn thân: 84 m
Chiều cao đuôi: 18.1 m
Được đưa vào bay lần đầu vào tháng 12/ 1988, chiếc Ukrainian Antonov An-225 Mriya hiện là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, An-225 Mriya có khả năng chở phi thuyền không gian. Máy bay được trang bị 6 động cơ, sức chứa lên tới 640 tấn. Hiện nay chỉ còn một chiếc còn hoạt động.
2. Airbus A380F
Chiều dài sải cánh: 79.8 m
Chiều dài toàn thân: 73 m
Chiều cao đuôi: 24.1 m
Với khả năng chuyên chở tới 525 hành khách, chiếc 380F hiện đang là máy bay chở khách lớn nhất trên thế giới. A380F có 2 tầng với thiết kế đặc biệt sang trọng.
3. Boeing 747 - 8
Chiều dài sải cánh: 68.5m
Chiều dài toàn thân: 76.4m
Chiều cao đuôi: 19.5m
Phiên bản mới nhất của dòng 747, có sức chứa 467 hành khách, chiếc 747-8 vượt trội những kẻ tiền nhiệm trên những tiêu chí về tiêu thụ nhiên liệu, tầm bay và sức chở.
4. Boeing 747 -400 ER
Chiều dài sải cánh : 64.4m
Chiều dài toàn thân: 70.6m
Chiều cao đuôi: 19.4m
Số lượng ghế cho hành khách: 524
Thuộc về phiên bản máy bay thành công nhất trên thế giới, phiên bản 747-400 được đưa vào sử dụng vào năm 1989. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 694 chiếc 400 được sản xuất.
5. Ukrainian An -124 Ruslan
Chiều dài toàn thân: 68.96 m
Chiều dài Sải cánh: 73.3 m
Chiều cao đuôi: 20.78 m
Được đưa vào giới thiệu vào năm 1986, mục đích chính của chiếc Ruslan nhằm vào việc chuyên chở đầu máy xe lửa, đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay, và nhiều loại hàng hoá quá cỡ khác. An-124 có thể hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng. An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hoá: nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái, hiện tại Không quân Nga đang sở hữu 25 chiếc, Antonov Airlines 7 chiếc và Polet Airlines 6 chiếc.
Chiếc Ruslan còn sở hữu một danh hiệu khác là máy bay chở hàng hóa lớn thứ nhì thế giới.
Theo_PLO
Người Đức biểu tình phản đối hiệp định thương mại giữa Mỹ và EU Hàng ngàn người dân tại thủ đô Berlin, Đức đã xuống đường biểu tình phản đối Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, đang được đàm phán giữa Mỹ và Liên minh châu Âu, theo Sputnik News ngày 18.1. Người dân Berlin biểu tình phản đối Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại...