Khi Mỹ – Nga chủ động muốn “đánh nhẹ” ở Syria
Trước khi cuộc không kích Syria diễn ra ngày 14.4, nhiều chuyên gia cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể phải hứng chịu một số hậu quả như tăng nguy cơ xung đột với Nga.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia nói với hãng tin VOX rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ – Nga sẽ tăng lên nếu chiến dịch quân sự của các bên ở Syria đi chệch hướng.
Gần đây nhất, căng thẳng giữa Washington và Moscow dâng cao sau “vụ tấn công hoá học” vào thị trấn Douma – Syria mà Mỹ đổ lỗi cho Nga, Iran và chế độ Assad thực hiện.
Hôm 11.4, Tổng thống Donald Trump đe doạ bắn tên lửa vào Syria và kêu gọi Nga “chuẩn bị tinh thần”. Trước đó 1 ngày, đại sứ Nga tại Lebanon tuyên bố Moscow sẽ bắn hạ tất cả tên lửa phóng vào lãnh thổ Syria cũng như tàu chiến và bệ phóng nơi tên lửa xuất phát.
Nếu tấn công Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải giải bài toán xung đột với Nga. Ảnh: AP
Chuyên gia tại Viện Trung Đông (MEI – Mỹ) Bilal Saab cho biết nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ – Nga ở Syria không quá cao nhưng nếu bằng một cách vô tình hay cố ý, Mỹ giết binh sĩ Nga ở Syria thì chắc chắn Moscow sẽ đáp trả điều tương tự.
Video đang HOT
Chuyên gia này phân tích Nga sẽ “ngồi im” nếu Mỹ chỉ “trừng phạt chính phủ Syria một cách hạn chế”. Tuy nhiên, họ sẽ phản ứng nếu lực lượng của mình bị tấn công.
Cho đến bây giờ, cả Nga và Mỹ dường như đều muốn tránh leo thang quân sự.
Gần 1 năm trước, Mỹ bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat để đáp trả “vụ tấn công hóa học” vào ngày 4.4.2017 đã giết chết hơn 80 người. Nga không phản ứng mạnh trước các cuộc tấn công này.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Mỹ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Syria. Moscow sau đó tuyên bố họ sẽ “nhắm mục tiêu” vào các máy bay của liên minh do Mỹ dẫn đầu bay qua Syria, thậm chí cắt đứt “đường dây nóng” với. Nhưng cuối cùng, “đường dây nóng” được khôi phục và hai bên “dĩ hoà vi quý”.
Đến ngày 7.2 năm nay, “lính đánh thuê” Nga được cho là áp sát lực lượng Mỹ ở miền Đông Syria, đánh dấu lần đầu tiên quân đội Mỹ và Nga trực tiếp đối đầu trong vòng 50 năm qua. Theo hãng tin VOX, Mỹ đã đẩy lùi cuộc tấn công, giết chết khoảng 200-300 “lính đánh thuê” Nga và các tay súng thân chính phủ Syria. Một lần nữa, Mỹ và Nga lại giải quyết êm thấm vấn đề và nguy cơ xung đột bị dập tắt.
Chuyên gia về Syria Shanna Kirschner tại Trường ĐH Allegheny (Mỹ) nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể không quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với Washington nhưng ông cũng không muốn chiến tranh.
Tên lửa phòng không của Syria phóng lên ở Damascus. Ảnh: AP
Theo Phạm Nghĩa (VOXNgười lao động)
Mỹ và đồng minh tấn công Syria: Vì sao Nga không đáp trả?
Cả Nga và Mỹ đều kiềm chế vì biết rõ đụng độ quân sự trực diện ở Syria sẽ khiến tình hình mất kiểm soát
"Thế chiến thứ ba có thể bắt đầu từ Syria" - nhiều chuyên gia đã lo sợ điều này sẽ xảy ra nếu Mỹ và đồng minh không kích Syria với lý do "đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma gần thủ đô Damascus của Syria cuối tuần trước".
Kịch bản này có vẻ không thành hiện thực nếu nhìn vào cách Mỹ tấn công rạng sáng 14-4 và cách Nga phản ứng. Mỹ và đồng minh chọn không kích 3 mục tiêu. Đây được xem là trọng tâm của chương trình vũ khí hóa học Syria nhưng mặt khác, đánh vào đây lại giảm thiểu thiệt hại vì không gây thương vong cho cả dân thường lẫn binh lính Nga, theo đài BBC.
Báo New York Times cũng cho rằng dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố rất mạnh miệng nhưng hành động của Mỹ đã được tính toán cẩn thận để không làm Nga và Iran trả đũa, từ đó tránh dẫn đến một cuộc xung đột sâu rộng. "Các mục tiêu bị đánh trúng liên quan đến vũ khí hóa học, không phải các căn cứ của Nga và Iran" - ông Dennis Ross, chuyên gia về Trung Đông, nhận định.
Theo tờ New York Times, trong một cuộc họp của quân đội Mỹ trước cuộc không kích, nhiều quan chức lo ngại Nga có thể phản ứng nếu các cơ sở của Syria bị tấn công. Họ thậm chí lên kế hoạch bảo vệ các tàu khu trục của hải quân Mỹ trong trường hợp phía Nga phản công. Nhưng có vẻ Nga và Iran không chọn cách đáp trả trực tiếp quân đội Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, hàng đầu) và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái, hàng đầu) tại căn cứ không quân Khmeimim cuối năm 2017 Ảnh: ĐIỆN KREMLIN
Giữa những bất ổn, chỉ có một điều chắc chắn: Các cuộc không kích mới nhất của Mỹ và đồng minh sẽ không thay đổi được cục diện quân sự hiện nay ở Syria. Dội tên lửa các cơ sở hóa học của Syria chỉ là hành động mang tính biểu tượng thay vì một chiến lược và rõ ràng không thể đem đến kết thúc cho cuộc nội chiến đã bước vào năm thứ 8 ở quốc gia Trung Đông này.
Thiếu một chiến lược dài hạn khiến hoạt động của Mỹ ở Syria sau cuộc không kích ngày 14-4 tiếp tục là chuỗi mơ hồ. Trong lúc vẫn muốn rút quân về thì ông Trump lại khơi mào cuộc tấn công tiềm ẩn rủi ro mở rộng xung đột. Mỹ thực sự muốn gì - Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi hay chỉ đơn giản là củng cố "lằn ranh đỏ" đối với việc sử dụng vũ khí hóa học? Trong khi ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh vế sau thì đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, lại khẳng định "không có giải pháp chính trị ở Syria một khi ông Assad còn tại vị".
Thật ra, ảnh hưởng lớn nhất của các cuộc không kích là khoét sâu hơn mối quan hệ lạnh lẽo giữa Mỹ và Nga. Cả hai nước đều kiềm chế vì biết rõ đụng độ quân sự trực diện ở Syria sẽ khiến tình hình mất kiểm soát. Dù vậy, một số chuyên gia dự đoán Nga có thể đáp trả bằng cách không can thiệp nếu các lực lượng Iran trả đũa hàng ngàn binh sĩ Mỹ đang đóng ở Syria và Iraq, đặc biệt là khu vực phía Đông sông Euphrates (của Syria) và dọc biên giới Iraq - Syria. Nga cũng có thể không kiềm chế các tay súng do Iran hậu thuẫn ở miền Nam Syria trong việc khiêu khích Israel.
Ngoài ra, khả năng đáp trả của Moscow và Tehran còn nằm ở sức mạnh trên không gian mạng của họ. Chỉ mới vài tuần trước, Bộ An ninh nội địa Mỹ cảnh báo có các phần mềm độc hại "cài cắm" trong lưới điện của Mỹ và cho rằng chúng có nguồn gốc từ Nga.
Theo Hải Ngọc (Người lao động)
Lầu Năm Góc: Tên lửa Mỹ bắn trúng mọi mục tiêu ở Syria Lầu Năm Góc vừa mở cuộc họp báo công bố chi tiết về trận không kích Syria sáng 14.4. Đại diện Lầu Năm Góc mô tả trận không kích chính xác, quá mạnh và hiệu quả. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White cho biết cuộc không kích Syria không nhằm mục đích lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng không...