Khi Mỹ La tinh nổi giận
Tổng thống Bolivia E. Morales vừa lên tiếng khẳng định sẽ cho phép cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) E. Snowden “tị nạn nhân đạo” nếu được yêu cầu. Lối thoát đối với “người lộ mật” E. Snowden đã hé mở.
Người dân Bolivia biểu tình trước đại sứ quán Pháp phản đối cách hành xử của nước này với
Tổng thống Morales
Quyết định của Tổng thống E. Morales được đưa ra ngay sau khi hai nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh là Tổng thống Venezuela N. Maduro và Tổng thống Nicaragoa D. Ortega tuyên bố cho phép E. Snowden tị nạn nhân đạo. Trước đó, mạng tin WikiLeaks tiết lộ E. Snowden mới xin tị nạn thêm tại 6 quốc gia khác. Tuy nhiên, Wikileaks không nêu tên cụ thể các quốc gia này nhằm tránh “nỗ lực can thiệp của Mỹ”.
Mới chỉ tuần trước, lối thoát khỏi tình trạng mắc kẹt tại khu vực quá cảnh tại sân bay Seremenchevo ở Thủ đô Matxcơva, Nga, tưởng như bế tắc bởi hầu hết các nước đều bác bỏ đề nghị tị nạn hoặc yêu cầu E. Snowden phải có mặt trên lãnh thổ của họ để thực hiện yêu cầu xin tị nạn. Khi đó, báo chí đã tưởng tượng ra viễn cảnh E. Snowden sẽ phải sống cuộc đời chui lủi không biết đến bao giờ.
Video đang HOT
Thế nhưng, tình thế đã đổi chiều nay và E. Snowden có thể tự do lựa chọn nơi cư trú của mình tại nhiều nước Mỹ Latinh, trước hết là Bolivia, nước trước đó ít lên tiếng liên quan đến vụ E. Snowden. Chưa hết, cựu điệp viên tình báo Nga A. Chapman, người bị bắt ở Mỹ và sau đó bị trục xuất về Nga cùng 9 người khác trong cuộc trao đổi điệp viên giữa Nga và Mỹ, đã ngỏ ý muốn kết hôn với E. Snowden. Nếu E. Snowden chấp nhận đề nghị của người đẹp tóc đỏ, anh ta sẽ trở thành công dân Nga và nhận được sự bảo hộ từ đất nước mà anh cư trú.
Liên quan đến quyết định của Tổng thống Bolivia E. Morales cho phép E. Snowden tị nạn, đây có thể coi là đòn trả đũa của Bolivia và các nước Mỹ Latinh trước sự ngạo mạn của Mỹ và các đồng minh của Washington ở châu Âu sau khi Pháp, Italia và Bồ Đào Nha ngày 3-7 đã chặn chuyên cơ của Tổng thống Bolivia E. Morales bay từ Nga về do nghi ngờ E. Snowden có mặt trên chiếc chuyên cơ này. Chuyên cơ chở Tổng thống E. Morales đã buộc phải hạ cánh tại Áo và bị trễ 12 giờ đồng hồ. Chưa dừng lại đó, chẳng cần biết thực hư thế nào, Washington đã ngay lập tức yêu cầu Bolivia dẫn độ E. Snowden về Mỹ.
Trong cuộc họp khẩn cấp tại Bolivia, tổng thống 6 nước Nam Mỹ gồm Argentina, Bolivia, Ecuado, Venezuela, Uruguay và Suriname đã yêu cầu các nước châu Âu liên quan đến vụ việc trên giải thích và xin lỗi điều mà họ cho là “sự vi phạm trắng trợn các hiệp ước quốc tế”. Tổng thống Venezuela N. Maduro còn cáo buộc “ý đồ của một số chính phủ muốn biến các nước Mỹ Latinh thành thuộc địa”. Nhân vụ E. Snowden, ông Maduro đã lên án Chính phủ Mỹ cấp quy chế tị nạn chính trị cho trùm khủng bố Luis Posada Carriles, kẻ chủ mưu vụ đánh bom máy bay của hãng hàng không Cuba năm 1976 làm nhiều hành khách thiệt mạng, bất chấp yêu cầu dẫn độ của Venezuela.
“Hành động kỳ lạ” của Mỹ, như mô tả của các quan chức Bolivia về yêu cầu của Mỹ với nước này đòi dẫn độ Snowden, đang khiến các nước Mỹ Latinh nổi giận. Nó cho thấy trong một thế giới đã có nhiều đổi thay nhưng Washington vẫn không thay đổi được cách hành xử lỗi thời.
Theo ANTD
Chuyến công du châu Phi tốn kém của Tổng thống Obama
Chuyến công du 3 nước châu Phi của ông và gia đình trong 8 ngày ( từ ngày 26-6 đến 3-7) đến 3 nước châu Phi là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châu lục này kể từ khi tái cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từ khi lên cầm quyền năm 2009, được ví như một cuộc đổ bộ lên lục địa châu Phi bởi lực lượng bảo vệ với phương tiện thiết bị, con người được huy động hùng hậu chưa từng có và đi kèm theo đó là chi phí tiền bạc cũng lên mức cao nhất từ trước tới nay - tốn từ 60-100 triệu USD. Đấy được đánh giá là chuyến thăm nước ngoài tốn kém nhất trong thời gian tại chức của ông Obama.
Hậu cần hùng hậu
Để chuẩn bị cho chuyến thăm, hàng trăm nhân viên của Sở Mật vụ Mỹ (S.S) được cử tới để đảm bảo an ninh tại các điểm mà ông Obama sẽ dừng chân. Một tàu đổ bộ với một trung tâm y tế - cứu thương hoàn thiện, sẽ là "bệnh viện nổi" túc trực ngoài khơi lục địa châu Phi phòng trường hợp khẩn cấp.
Đến trước chuyên cơ Air Force One của tổng thống, là các chuyến bay vận tải trở hàng tấn thiết bị, trong đó có thể kể đến như các loại kính chắn đạn để chồng lên cửa sổ khách sạn, nơi tổng thống nghỉ hay 56 chiếc xe đặc chủng trong đó có 14 xe limousine cho Tổng thống (TT) Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng với các xe truyền thông chuyên dụng phục vụ việc kết nối video và điện thoại an ninh. Đó còn là một xe tải gây nhiễu các tần sóng radio xung quanh đoàn xe hộ tống Tổng thống và có cả một xe cứu thương có thể xử lý các chất hóa học và sinh học gây ô nhiễm cùng với một xe chứa thiết bị X-quang.
Ít nhất 445 nhân viên S.S và nhân viên an ninh Nhà Trắng sẽ tham dự chiến dịch bảo vệ gia đình Obama và các quan chức tháp tùng, sẽ làm việc theo ca luân phiên suốt 24/24.
Các phóng viên phải trải qua không dưới 10 "cửa ải an ninh" mới có thể đặt chân lên chiếc chuyên cơ của tổng thống Mỹ bằng cầu thang nhỏ phía đuôi máy bay sau đó đi cầu thang máy lên khoang giữa máy bay.
Tiêu tiền vô bổ và cẩu thả?
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đang phải cố gắng cắt giảm chi tiêu công, cho nên chuyến công du tốn kém này của ông Obama đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận Mỹ. Thậm chí trong đảng Cộng hòa có nhiều nhân vật còn lên tiếng đề nghị tổng thống hủy bỏ chuyến công du tốn kém. Hạ nghị sĩ George Holding (Cộng hòa) nói chính phủ không nên chi quá nhiều tiền cho chuyến thăm này, trong khi đất nước còn đang mắc nợ hơn 16 ngàn tỷ USD. Những con số không biết nói dối: nếu chính quyền làm toán kém hoặc đơn giản họ chẳng xem chuyện tiêu xài quá tay là chuyện lớn. Dân Mỹ đã chán những kiểu tiêu tiền dân vô bổ và cẩu thả và họ đáng được thấy những cắt giảm rõ ràng từ chính phủ vung tay quá trớn này".
Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định chuyến công du "đáng đồng tiền bát gạo" khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyến công du cho nền kinh tế Mỹ hiện nay, nhất là trong lúc Trung Quốc đang ngày càng bành trướng ảnh hưởng và chiếm lĩnh lục địa Phi. Ông Ben Rhodes, cố vấn Tổng thống nói: "Thật là vô nghĩa khi nói rằng chúng ta là cường quốc thế giới trừ lục địa này. Mỹ sẽ phải nhường vai trò lãnh đạo của thế giới nếu Tổng thống Mỹ không dấn thân nhiều vào châu Phi".
Ông Obama đã có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo 3 quốc gia và tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa lúc Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi. Có khoảng 500 giám đốc doanh nghiệp đi theo ông Obama, để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh tại châu Phi. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ diễn ra 3 tháng sau chuyến thăm Nam Phi, Tanzania, Cộng hòa Congo của ông Tập Cận Bình, người nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc từ tháng 3. Các nhà bình luận nói chuyến đi của Tổng thống Mỹ và đoàn doanh nhân đã quá trễ trong việc tranh giành tài nguyên giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ-Trung.
Các quan chức Nhà Trắng cho hay chuyến thăm đã bị trì hoãn quá lâu và đây là chuyến công du đầu tiên của ông Obama tới khu vực châu Phi cận Sahara khi lên lãnh đạo nước Mỹ năm 2008, ngoại trừ chuyến thăm chóng vánh chỉ kéo dài 22 giờ tại Ghana hồi năm 2009.
Một số thông số chính của Air Force One: Phi hành đoàn 26 người (3 phi công còn lại là tiếp viên), dài 70,4 m, cao 19,4 m (tương đương hơn tòa nhà 5 tầng), sải cánh 59,6 mét, tốc độ tối đa 1.015 km/h, bay liên tục không phải tiếp dầu 12.550 km và trần bay là 13.700 m. Hệ thống thông tin liên lạc trên Air Force One cũng cực kỳ hiện đại và có tính bảo mật tuyệt đối, giúp tổng thống Mỹ có thể điều hành công việc bình thường khi đang ở độ cao 13 km. Trên máy bay có 87 đường điện thoại khác nhau, trong đó có 28 đường tuyệt mật được mã hóa.
Theo ANTD
Nội thất chuyên cơ giống khách sạn 5 sao Chuyên cơ của các nhân vật siêu giàu trên thế giới được trang bị nội thất hạng sang, với đầy đủ các tiện nghi chẳng khác nào khách sạn 5 sao. Nhiếp ảnh gia người Mỹ Nick Gleis đã chụp ảnh hơn 800 chuyên cơ, từ các máy bay Lear 20 cho đến các phi cơ Boeing 747-400, trong sự nghiệp kéo dài...