Khi Mỹ hướng đến nơi khác, Nga nhắm thẳng châu Phi
Các nhà lãnh đạo từ hơn 40 quốc gia châu Phi đã tới thành phố Sochi phía nam nước Nga trong tuần này, bắt tay, chụp ảnh và kí kết hàng tỷ đô la trong các giao dịch kinh doanh. Tổng thống Vladimir Putin đã gặp sáu tổng thống chỉ trong ngày thứ năm.
Chương trình hướng tới sự gắn kết, được gọi là hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi đầu tiên, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến thế giới. Ông Putin nói với các vị khách: Sự kiện này đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Nga với các nước châu Phi.
Đột phá mới của Nga
Trang mới này xuất hiện khi Nga đã là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Châu Phi và đang hướng tới khôi phục mối liên hệ đã tan vỡ sau khi Liên Xô sụp đổ, thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và tăng cường an ninh.
Các nhà phân tích cho biết, Moscow – cung cấp các nhà máy điện, máy bay trực thăng tấn công và lính đánh thuê – đang vươn lên là một thế lực chính trên lục địa đen vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc cũng đang tranh giành ảnh hưởng.
Điện Kremlin đã tiết lộ kế hoạch tăng gấp đôi thương mại với các nước châu Phi lên 40 tỷ USD và đưa ra tuyên bố mang tính biểu tượng bằng máy bay ném bom hạt nhân: Hai chiếc Tupolev Tu-160 đã hạ cánh ở Nam Phi để tham gia một nhiệm vụ huấn luyện lần đầu tiên trong khi cuộc họp trên Biển Đen bắt đầu từ hôm thứ Tư.
Các quan chức quân sự Nga và Nam Phi gặp nhau trước chiếc Tu-60. Ảnh: AFP.
Chính quyền Trump đã cam kết thúc đẩy nhiều mối quan hệ kinh doanh hơn với các đối tác châu Phi để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga trên lục địa, điều Washington gọi là các mối đe dọa quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia. Nhưng các nhà phân tích nói rằng các siêu cường khác đang đầu tư nhiều hơn – các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga rõ ràng dành nhiều thời gian hơn cho các đối tác châu Phi.
Paul Stronski, chuyên gia cao cấp về chương trình Nga và Âu Á tại Viện hòa bình quốc tế Carnegie Endowment cho biết: “Trong khi Mỹ không chú ý, Nga đang đổ tới để lấp khoảng trống”.
Hoa Kỳ là nhà tài trợ viện trợ nước ngoài hàng đầu trên toàn cầu – khoảng một phần ba số tiền đó đến Châu Phi – và vận hành hàng chục căn cứ quân sự cung cấp nhân lực, đào tạo và tình báo trên lục địa này. Thương mại của Hoa Kỳ với Châu Phi, ở mức 39 tỷ USD, đang vượt trội Nga.
Stronski cho biết, Moscow, nơi có một túi tiền nhỏ hơn, đang tìm cách chiếm thế thượng phong bằng quyền lực mềm.
Mỹ lơ là lục địa đen
Ông Putin đã thực hiện chuyến bay kéo dài 14 giờ tới Nam Phi vào năm ngoái. Tổng thống Trump vẫn chưa đến thăm lục địa này. (Vợ ông, đệ nhất phu nhân Melania Trump và con gái Ivanka Trump đã có các chuyến đi vào năm ngoái.)
Nga đã chào đón 43 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, cùng với hàng chục nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng, trong tuần này tại Sochi. Còn ông Trump đã đón một nhóm các nhà lãnh đạo châu Phi nhỏ hơn nhiều, bao gồm các chuyến thăm chính thức từ Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari và Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta.
Nga đón cơ hội đầu tiên đột phá lục địa đen
Video đang HOT
Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm tại Sochi, ông Putin đã khẳng định rằng đất nước của ông đã hỗ trợ cuộc đấu tranh của các dân tộc châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và phân biệt màu da.
Còn trong sự kiện lớn nhất trên lục địa châu Phi của chính quyền Trump thì khiến một số nhà quan sát châu Phi quan ngại. Họ chỉ trích Hoa Kỳ đã không gửi người đứng đầu Nội các tới một sự kiện có sự tham dự của 11 tổng thống châu Phi.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã sắp xếp thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy Thịnh vượng Châu Phi, một chương trình nhằm tăng cường quan hệ đối tác kinh doanh, tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh tháng 6 Hoa Kỳ-châu Phi tại quốc gia phía nam Mozambique nhưng đã hủy vì có lịch trình khác.
Chương trình này, được coil à chiến lược châu Phi của Nhà Trắng, được thiết kế để cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các công ty đang cố gắng thâm nhập hoặc mở rộng ở châu Phi, nơi đang đô thị hóa nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Hội nghị thượng đỉnh ở Sochi đã mở ra 12,5 tỷ USD trong các giao dịch kinh doanh, chủ yếu là vũ khí và ngũ cốc, Điện Kremlin nói.
Bakary Sambe, một chuyên gia hàng đâu từ Trung tâm nghiên cứu hòa bình châu Phi của Viện Timbuktu tại Dakar cho biết, Nga đang nhấn mạnh sự hợp tác về viện trợ và thông điệp đó rất hấp dẫn đối với một số nhà lãnh đạo.
Châu Phi không còn muốn có tất cả trứng trong một giỏ nữa, Sambe nói. Chúng tôi muốn trao đổi bình đẳng, trái ngược với quan hệ quyền lực thuộc địa.
Đầu tháng này, Nga đã công bố kế hoạch gửi thêm vũ khí và người hướng dẫn đến Cộng hòa Trung Phi để hỗ trợ chính phủ nước này chống lại các nhóm phiến quân – một động thái thúc đẩy dấu chân quân sự lớn nhất của họ trên lục địa.
Ông Putin muốn củng cố các liên minh chiến lược với những người cầm quyền có cùng chí hướng, Joshua Meservey, một nhà phân tích châu Phi tại Quỹ Di sản cho biết.
Các quốc gia Châu Phi là khối bỏ phiếu lớn nhất ở Liên hợp quốc, ông nói, và họ thường bỏ phiếu cùng nhau.
Quý Hoàng
Theo baoquocte
Nga lý giải vì sao Mỹ thua cuộc
Tác giả người Nga Alexandr Neukropny đã chỉ ra những nguyên nhân chủ chốt khiến Mỹ thua cuộc trong "ván bài poker địa chính trị với Nga".
Bắt nạt kiểu Mỹ
Nga dường như đang thắng thế trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ, từ Âu sang Á, từ Trung Đông tới châu Phi và thậm chí khu vực Mỹ Latin vốn được coi là sân nhà của Mỹ. Lý giải về thực tế này, tác giả người Nga Alexandr Neukropny đã chỉ ra những nguyên nhân chủ chốt khiến Mỹ thua cuộc trong "ván bài poker địa chính trị với Nga".
Tác giả người Nga cho rằng cuộc đời là một cuộc chơi và thực tế quan hệ quốc tế vài thập kỷ trở lại đây giống như một ván bài poker do chính người Mỹ nghĩ ra và phát triển. Tuy nhiên, Mỹ lại hoàn toàn thất bại khi cố gắng buộc cả thế giới chơi ván bài này theo luật chơi do Mỹ đặt ra.
Một nghịch lý là chính việc vi phạm các quy tắc phổ quát và cơ bản buộc phải tuân theo "trên bàn poker" đã khiến Mỹ thất bại, trong đó những nguyên nhân chính yếu bao gồm: Thường xuyên lừa bịp; không có khả năng hiểu kẻ thù; không biết đặt cược.
Mỹ thất bại trước Nga trong ván bài địa chính trị toàn cầu?
Với nguyên nhân thứ nhất, tác giả Neukropny giải thích, lừa bịp trong chơi bài poker đã trở thành một mô hình hành vi trong nhiều tình huống cuộc sống. Người chơi biết cách buộc đối phương phải tin rằng mình đang có trong tay quân bài mạnh nhất không thể bị đánh bại, qua đó buộc đối phương phải úp bài và từ bỏ cuộc chiến. Nhưng trên thực tế, người chơi chỉ có một vị thế rất yếu.
Người Mỹ không chỉ là thành thục mà còn là "bậc thày" trong lĩnh vưc này. Để làm được điều đó, cần phải thuyết phục cả thế giới rằng quân đội Mỹ là mạnh nhất, vũ khí Mỹ uy lực hơn của bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế và tài chính Mỹ ổn định và phát triển mà không quốc gia nào có được, trong khi công nghệ và nghiên cứu khoa học của Mỹ thì các quốc gia khác phải mất hàng thế kỷ mới đuổi kịp.
Thêm vào đó, Mỹ duy trì thành công những niềm tin trên không chỉ đối với các đồng minh mà cả với những kẻ thù của mình. Những khẳng định kiểu như trên đã biến thành tiền đề cho phép Mỹ thực hiện thành công vài trò của một "bá chủ thiên hạ", áp đặt ý chí của nước Mỹ cho toàn nhân loại.
Mỹ đang căng mình "bịp" cả thế giới?
Nhưng việc Mỹ quá lạm dụng thủ thuật này đã dẫn họ tới thất bại. Những đối thủ trong trò chơi sẽ sớm nhận ra sự thật, ngừng sợ hãi và phát hiện họ đang bị "dắt mũi". Kết quả là, thay vì những quân bài được ném xuống bàn vì người chơi bị dọa nạt bằng trò lừa bịp, Mỹ sẽ đối mặt với khoản đặt cược tăng mạnh.
Ví dụ được tác giả Neykropny nêu ra là việc Mỹ đe dọa Nga với một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân bằng động thái tuyên bố: Chúng tôi sẽ chấm dứt các hiệp ước quốc tế hạn chế gia tăng sức mạnh của tên lửa! Nhưng thay vì đầu hàng, Nga đã đáp trả bằng cách tạo ra Burevestnik, Poseidon và nhiều bất ngờ khác cho nước Mỹ, đe dọa các trung tâm ra quyết định của Mỹ.
Cũng theo chuyên gia Nga, Trung Quốc đã không đầu hàng Mỹ trong cuộc chiến thương mại mà đã áp đặt các biện pháp hạn chế đáp trả, qua đó chứng minh cho thế giới thấy rằng một nền kinh tế lành mạnh hoàn toàn có thể tồn tại mà không cần hợp tác với Mỹ.
Mỹ không thể dọa được Nga và nhiều nước khác
Không chỉ với Nga và Trung Quốc, trò lừa bịp của Mỹ đã không có tác dụng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Tác giả Nga cho rằng, những tuyên bố hiếu chiến được đưa ra gần đây từ Washington không gây ra bất cứ điều gì ngoại trừ những lời chế giễu khinh miệt.
Ngoại trưởng Mỹ có thể nhiều lần lên sóng đe dọa "Tổng thống sẵn sàng có hành động quân sự đối với Ankara". Nhưng sau khi quân Mỹ vội vàng tháo chạy khỏi Syria thì người ta lại mỉa mai rằng đó là do "lỗi của người phiên dịch". Còn Iran thậm chí chẳng thèm phản ứng trước lời đe dọa của Tổng thống Trump về "một đòn tấn công chưa từng có".
Không thể hiểu kẻ thù
Nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ thất bại trong ván bài địa chính trị với Nga được nêu ra là do Washington không có khả năng hiểu kẻ thù.
Chuyên gia Nga cho rằng có một nguyên tắc mà các "chuyên gia poker" đã chỉ ra là không nên áp dụng chiến lừa bịp với nhiều đối thủ một lúc.
Thời gian qua, Mỹ đã cố biến cả thế giới thành đối thủ của mình, can dự vào các cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu, ép buộc các đối thủ phải từ bỏ cuộc chiến để nhượng bộ, từ thị trường hàng hóa tới năng lượng và ưu thế địa chính trị.
Tuy nhiên, một người chơi thông minh đã nhận thấy những người chơi quanh bàn đang nháy mắt và gật đầu với nhau.
Từ trái qua phải: Các Tổng thống Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ba bên về Syria
Ví dụ điển hình là mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow và Bắc Kinh. Người ta có thể nói về những liên minh mà Mỹ đang dẫn dắt và thống trị cũng như những liên minh có khả năng hình thành trong tương lai nhưng Washington lại không làm gì cả. Thiếu sót nghiêm trọng của Mỹ là không biết tập trung vào đối thủ để hiểu được đặc điểm và phong cách chơi cùng ý đồ và khả năng của họ.
Những ai chỉ chăm chăm vào bản thân và những lá bài của mình đều phải chịu thất bại. Đã quen tư duy dựa vào những mô hình và thực tế do chính họ tạo ra, người Mỹ ngày nay không thể hiểu được tại sao những hành động của họ lại tạo ra hiệu ứng hoàn toàn trái ngược với những gì họ muốn.
Tác giả Neukropny cho rằng, trong ván bài poker, để giành chiến thắng cần phải biết đánh giá tình hình một cách chớp nhoáng, điều chỉnh cho phù hợp với tình huống và đặc biệt là với những người chơi khác. Ngược lại, người chơi sẽ bối rối và phạm sai lầm. Bối rối chính là những biểu hiện rõ ràng của Mỹ thời gian qua khi họ đe dọa, tống tiền kinh tế, chính trị, áp đặt các biện pháp trừng phạt, các biện pháp hạn chế và thế quan chống lại cả các đồng minh và đối tác kinh tế của mình.
Mỹ quá tự mãn với sức mạnh bản thân?
Theo tác giả Nga, người Mỹ đã tự mãn trước sự sụp đổ của Liên Xô, của phe xã hội chủ nghĩa nên giờ không muốn và không thể chấp nhận thực tế. Người Mỹ không chịu thừa nhận rằng các đối thủ của họ đã không còn ở mức như 20 năm, 10 năm hay thậm chí 5 năm trước đây.
Không biết đặt cược
Theo tác giả Neykropny, poker địa chính trị đòi hỏi phải biết xây dựng chiến lược dài hạn, lên kế hoạch các hành động cũng như cân nhắc các khả năng của bản thân và cơ hội phía trước. Cần phải cân nhắc các phương án diễn biến của một "trò chơi lớn" xuất phát từ triển vọng thực tế để biết khi nào cần tăng khoản đặt cược còn khi nào nên rút lui.
Tuy nhiên, Mỹ đã không tuân thủ nguyên tắc này khi hết lần này đến lần khác đều đặt cược rất lớn. Mỹ đổ tiền vào sản xuất khí đốt hóa lỏng (LNG) với kỳ vọng chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Âu nhưng lại bỏ qua một thực tế là Nga có vị thế thuận lợi và mạnh hơn rất nhiều.
Nga chê Mỹ không biết đặt cược trong cuộc chơi lớn
Mỹ đang chi ra một khoản ngân sách quân sự "hoang đường" nhưng lại không muốn thừa nhận sự lạc hậu trong lĩnh vực vũ khí hiện đại, tiếp tục đặt cược vào các loại vũ khí đắt tiền như tàu sân bay vốn đã trở thành "quá khứ" và nói như các chuyên gia Nga là "các mục tiêu nổi tuyệt vời".
Quân đội Mỹ xếp hạng nhất trong các bảng xếp hạng khác nhau trên toàn thế giới nhưng không phải vì mạnh nhất hành tinh mà đơn giản là vì đắt đỏ nhất đối với chính nước Mỹ. Mỹ liên tiếp can dự vào các cuộc xung đột khu vực, mưu đồ thiết lập "dân chủ" theo cách riêng của mình nhưng sau đó lại không biết làm thế nào để thoát khỏi các điểm nóng mà không "mất mặt". Syria là một ví dụ điển hình.
Theo chuyên gia Nga, Mỹ cũng đặt cược vào những kẻ thua cuộc ở Venezuela, Gruzia hay Ukraine. Mỹ vẫn đang trong cuộc chơi nhưng họ lại không cố gắng sử dụng bộ bài với các quy tắc chung và công bằng cho tất cả mọi người chơi!
Đông Triều
Theo baodatviet
Putin thách thức cả Mỹ lẫn Trung Quốc với động thái này Tổng thống Nga Putin được cho là đã gạt Mỹ và Trung Quốc sang một bên để vực dậy các liên minh với châu Phi, theo Express. Hơn 40 nhà lãnh đạo châu Phi đã tới Sochi, Nga trong tuần này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần đầu tiên và được Tổng thống Putin tiếp đãi nồng nhiệt. Các...