Khi mafia len lỏi giữa chính quyền thủ đô
Trước kia, không ai nghĩ chúng tồn tại. Mafia hoạt động ở thủ đô, đầu tư vào các nhà hàng, dịch vụ khách sạn, du lịch và dịch vụ. Điều đó ai cũng biết. Những khối tài sản lớn trị giá tổng cộng cả tỉ euro của chúng đã bị tịch thu và sung công trong hàng loạt chiến dịch truy quét lớn của cảnh sát và cơ quan bài trừ mafia quốc gia Italy.
Nhưng chúng là các đường dây của hệ thống “Ndrangheta và camorra” từ miền Nam nước này. Chúng không sinh ra ở đây. Nhưng sau cái đêm 1-12 mới rồi, khi hàng loạt tên tội phạm trước đây chìm trong bóng tối và các quan chức của thủ đô Italy lần lượt bị bắt và điều tra trong một chuyên án gây chấn động Italy, người ta mới tin, rằng chúng tồn tại và tồn tại rất mạnh mẽ. Hơn thế nữa, chúng còn thâm nhập sâu vào chính quyền thủ đô!
Cảnh sát áp giải một trong những kẻ bị bắt giữ (ảnh: AFP/TTXVN)
Hệ thống ấy đã hoạt động nhiều năm nay ở phía Bắc Rome, quanh khu cầu Milvio từng nổi tiếng với những chiếc khóa được các đôi uyên ương gắn lên thổ lộ tình yêu, sau khi bắt chước một đôi bạn trẻ trong bộ phim nổi tiếng “Ba mét trên trời” dựa theo tiểu thuyết của Federico Moccia.
Nơi ấy, trong bóng tối, đã thuộc sự kiểm soát của những băng đảng tội phạm dưới sự chỉ đạo của Massimo Carminati, biệt danh “Gã chột”, từng là một tên khủng bố và kẻ cướp, và Michele Senese, “Gã điên”, người đứng đằng sau những cổ động viên cuồng tín của đội bóng Lazio, kẻ điều hành một loạt các quán bar, nhà hàng, cùng một loạt những tên cực hữu khác đang mọc lên như nấm sau mưa trong thời điểm Italy suy thoái về kinh tế và sút giảm về niềm tin.
Những cuộc điều tra đã nhắm vào chúng. Nhiều tên tội phạm đã bị bắt. Những cuộc rửa tiền của mafia miền Nam bị điều tra ra. Nhưng không có sự thật nặng nề nào khiến người Rome bị sốc bằng một cuộc điều tra của Viện công tố thủ đô và lực lượng đặc biệt của quân cảnh Italy.
Video đang HOT
Cuộc điều tra kết luận rằng, mafia Rome tồn tại và băng đảng hàng đầu chính là của Carminati. Chúng không có một cấu trúc nhiều tầng bậc và triết lí như các băng mafia truyền thống như Cosa Nostra hay ‘Ndrangheta, nhưng chúng đã hoạt động ở thủ đô như những băng mafia kia. Và điều quan trọng hơn cả, chúng cấu kết chặt chẽ với cơ quan công quyền trong việc phân chia các gói thầu trị giá nhiều triệu euro liên quan đến xây dựng cơ bản trong thành phố, thực hiện rửa tiền, hối lộ, tham nhũng, cho vay nặng lãi và chia sẻ các nguồn lợi từ khu vực công cộng.
Rome đã sốc khi chuyên án mang tên “ Thế giới ở giữa” của Viện công tố Roma bắt 37 người, trong đó có Carminati, điều tra hơn 100 người, trong đó có cựu thị trưởng Rome Gianni Alemanno, người được cho là có biết về các hoạt động cấu kết với mafia của một loạt quan chức dưới quyền trong suốt 5 năm nhiệm kì của mình (2008-2013), nhưng đã không làm gì cả để ngăn chặn. Một phần vì cảnh sát phát hiện có tới 40 nghìn euro từ mafia chảy vào quỹ tranh cử của cựu thị trưởng này. Phần khác, trong một tấm ảnh chụp một bữa ăn thân mật của ông và nhiều quan chức khác của thành phố vào năm 2010, có mặt vài bố già mafia thủ đô. Người ta nhận ra rằng, trong tấm ảnh đó có cả Poletti, đang là Bộ trưởng lao động trong chính phủ hiện tại
Trong số những tên mafia có mặt trong ảnh có Buzzi, cánh tay phải của Carminati, kẻ chịu trách nhiệm “liên lạc” với các chính trị gia thành phố. Cảnh sát đã ghi âm được nhiều cuộc điện đàm của hắn, phát hiện ra nhiều sự thật. Chẳng hạn, mafia thủ đô trong hệ thống của Carminati đã thu lợi kếch xù từ việc sử dụng người Digan để buôn lậu ma túy và thực hiện nhiều hoạt động tội ác khác. Hay như việc chúng móc nối với các quan chức dưới quyền của Alemanno để làm “bốc hơi” hàng triệu euro tiền ngân sách cho các trung tâm cứu trợ dành cho người nhập cư.
Hay như những đoạn băng ghi âm giữa Carminati và Buzzi cho thấy, mafia đã chi đậm tiền để “đầu tư” phiếu bầu cho những ứng viên mà chúng thân cận tại các cuộc tranh cử ở địa phận thủ đô để đảm bảo rằng, sau khi thắng cử, những người đó sẽ “lại quả” cho chúng. Cuộc điều tra của Viện công tố Rome đã phơi bày những sự thật về sự thâm nhập sâu của mafia vào tổ chức chính quyền thành phố, điều mà trước nay người ta vẫn tin rằng, chỉ có thể xảy ra ở miền Nam Italy, nơi có hàng trăm chính quyền địa phương phải giải thể vì sự dính líu chặt chẽ của các quan chức với mafia.
Theo bình luận của báo chí Italy, scandal này thể sự xuống cấp trầm trọng của một thành phố từng là biểu tượng của Italy trên những mặt tích cực, khi một cựu thị trưởng, trong thời gian đương chức của mình, trở thành một công cụ của băng đảng, mà người cầm đầu không phải ai khác chính là Carminati, một tên khủng bố phát xít mới trong những năm 1970 và 1980, một kẻ giết người chuyên nghiệp. Theo trưởng công tố Rome Pignatore, người chỉ đạo điều tra vụ này, vài người thân thiết của cựu thị trưởng Alemanno còn là các thành viên chủ chốt trong nhóm mafia của Carminati.
Tội ác của mafia thủ đô không thể hiện ở những pha bắn giết, thanh toán hay bảo kê như mafia miền Nam, mà ở chỗ khác. Chúng âm thầm mua chuộc và cấu kết với các quan chức, “đục khoét” các hợp đồng ở khu vực công, như xử lí rác thải, bệnh viện, bảo trì công viên, quản lí người nhập cư và nhiều khu vực khác nữa. Chuyện rửa tiền và mua chuộc ở Rome không phải là điều mới mẻ.
Chúng đã xảy ra từ nhiều năm nay. Nhưng bóc tách được một hệ thống mafia sống bám vào hệ thống chính quyền chóp bu của một thủ đô mới là chuyện đặc biệt, bởi đây là vụ scandal lớn nhất nổ ra ở Rome kể từ vụ bê bối hối lộ “Tangentopoli” đã từng quét sạch đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo và làm sụp đổ nền cộng hòa thứ nhất của Italy vào đầu những năm 1990.
“Romanzo Criminale” (Tiểu thuyết tội phạm), tên của một serie phim truyền hình nổi tiếng về băng đảng Magliana mà chính Carminati là một thành viên, giờ đã có thêm một chương mới, đen tối và bê bối, ở một đất nước chưa bao giờ hết ám ảnh vì mafia và scandal chính trị.
Theo Anh Ngọc (P/V TTXVN tại Rome)
Tin tức
Vì sao Ukraine cho người nước ngoài giữ nhiều ghế nội các quan trọng?
Ngày 2/12, Ukraine đã trao cho người nước ngoài - trong đó có một công dân Mỹ - nhiều vị trí cấp cao trong chính phủ cải cách mới được thành lập nhằm xóa bỏ nạn tham nhũng ở Ukraine, trong bối cảnh có một nỗ lực mới nhằm tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn chung tại miền Đông.
Tổng thống Petro Poroshenko phát biểu trong một buổi điều trần trước Quốc hội rằng Ukraine phải học tập "kinh nghiệm của nước ngoài" để thoát khỏi bờ vực phá sản sau nhiều thập kỷ bế tắc chính trị và nạn tham nhũng hoành hành. Sau đó, ông ký sắc lệnh trao quốc tịch Ukraine cho một công dân Mỹ là bà Natalie Jaresko - người đứng đầu một quỹ tương hỗ tư nhân và đã được Quốc hội Ukraine phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính - và ông Aivaras Abromavicius - một chủ ngân hàng đầu tư người Litva, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế.
Các nghị sỹ Ukraine cũng phê chuẩn ông Alexander Kvitashvili, cựu Bộ trưởng Y tế Gruzia, giữ chức vụ tương tự tại Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Pavlo Klimkin và Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak được tái bổ nhiệm và tiếp tục nắm giữ các cương vị này.
Bà Natalie Jaresko, Bộ trưởng Tài chính mới của Ukraine
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Ukraine về việc cho người nước ngoài nắm giữ vị trí điều hành những bộ ngành nhạy cảm nhất của đất nước là để giải quyết tình trạng người dân ngày càng nghi ngờ những chính trị gia người Ukraine, vốn có tiếng xấu là luôn đấu đá lẫn nhau và lái những chiếc xe hạng sang khắp thành phố.
Lòng nhiệt huyết của những người tham gia cuộc nổi dậy ủng hộ hội nhập Liên minh châu Âu, khiến cựu Tổng thống Ukraine được Nga hậu thuẫn bị lật đổ hồi tháng 2 vừa qua, một phần xuất phát từ sự tức giận với nạn tham nhũng tràn lan trong các cơ quan công quyền địa phương và trung ương. Nhà phân tích chính trị Taras Berezovets nói: "Chúng tôi đang đặt cược vào những người nước ngoài này với hy vọng rằng họ sẽ không dính líu tới tham nhũng". Ukraine đang đi theo bước những quốc gia từng thuộc liên bang Xôviết cũ như Gruzia- một quốc gia ủng hộ hội nhập EU và từng có một Ngoại trưởng người Pháp.
Bà Jaresko - một người Mỹ mang sắc tộc Ukraine - là người đồng sáng lập Horizon Capital, một quỹ đầu tư tập trung vào các nước Đông Âu như Nga và Ukraine. Bà nói với Tổng thống Poroshenko sau khi nhập quốc tịch Ukraine: "Tôi lớn lên trong một gia đình Ukraine ở Mỹ, tuy nhiên tôi đã sống và làm việc tại Ukraine trong hơn 20 năm". Bà đã học Trường Chính trị Kennedy thuộc Đại học Harvard và đóng vai trò tích cực trong các cuộc biểu tình ủng hộ hội nhập EU diễn ra hồi mùa đông năm ngoái ở Kiev.
Sau những cáo buộc trước đây rằng Mỹ đang can thiệp vào các hoạt động chính trị của Ukraine, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định rằng Washington không hề "nhúng tay" vào việc Ukraine lựa chọn một người Mỹ làm Bộ trưởng Tài chính. Bà nói với các phóng viên: "Đó là lựa chọn của người dân Ukraine và những đại diện mà họ bầu ra. Đó là quyết định của họ. Chúng tôi không hề can thiệp vào việc này".
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng khiến Moskva tức giận khi tăng cường hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng liên minh quân sự của phương Tây này đã nhất trí sử dụng các quỹ hỗ trợ nhằm giúp chi trả cho việc tăng cường các hoạt động hậu cần, chỉ huy và kiểm soát của Ukraine. Ngoài ra còn có những hỗ trợ khác nhằm giúp Kiev chống tin tặc và giúp đỡ những binh lính Ukraine bị thương. Trước đó, Nga đã nói rằng NATO đang "nỗ lực gây bất ổn ở khu vực ổn định nhất trên thế giới" bằng cách triển khai thêm vũ khí tại nhiều quốc gia, ví dụ như ba nước nhỏ bé vùng Baltic.
Chính phủ mới của Ukraine đã hình thành trong bối cảnh các tướng lĩnh của Ukraine và Nga tiếp tục đàm phán về những điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn thay thế cho thỏa thuận hòa bình được ký kết ngày 5/9, vốn đã bị vi phạm rất nhiều lần. Thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Ukraine và đại diện cộng hòa nhân dân Lugansk - một trong hai nước "cộng hòa nhân dân tự xưng" ở miền Đông Ukraine - được ký kết cuối tuần trước và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 5/12.
Theo TTK/Tin tức
Những tay sai kỳ quái của mafia Ý Hổ, rắn, trăn, cá sấu hay vẹt đã trở thành những trợ thủ đắc lực của các bố già Ý trong việc moi tiền bảo kê và đe dọa đối thủ. Con vẹt xám hung dữ mà cảnh sát tịch thu từ bọn xã hội đen - Ảnh: Daily Mail Thay vì súng đạn hay dao, mafia Ý hiện nay lại ưa chuộng...